Từ sau cuộc khủng hoảng nợ những năm 80 thế kỷ XX, cùng với cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973, gần đây nhất là sự khủng hoảng nợ công trầm trọng ở Hy Lạp và lan sang các nước ở Châu Âu, BVNN đã trở thành mối quan tâm chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Nhiều quốc gia phát triển đã phải đánh giá cụ thể mức độ BVNS của mình để có những chắnh sách phù hợp.
Các vấn đề đặt ra về vay nợ nước ngoài: vay nợ ở mức nào được coi là vừa đủ để vừa đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa duy trì được các cân đối vĩ mô, giữ được mức độ thâm hụt ngân sách ở mức an toàn trong dài hạn; đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các nghiên cứu của mình.
Các vấn đề phát sinh trong dài hạn: sự gia tăng đột biến chi cho dân số xã hội, chi bảo hiểm xã hội trong tương lai, cùng với xu hướng già hóa dân số.
Gần đây, những cải cách mô hình và phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, theo trung hạn, cải cách chế độ kế toán công, các biện pháp kiểm soát chi, kiểm soát thuẦ cũng là những yếu tố thu hút sự quan tâm nhiều hơn tới BVNS.
Vậy bền vững ngân sách là gì? Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chắnh thống nào về tắnh bền vững ngân sách, song đa số các nhà kinh tế hiểu khái niệm:
ỘTắnh bền vững ngân sách Nhà nước của một quốc gia là khả năng ngân sách của một quốc gia có thể duy trì được vị thế ngân sách của mình trong trung và dài hạn mà không làm tăng quá mức gánh nặng nợ của Chắnh phủ và tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô trong tương laiỢ.
Theo quan điểm của World Bank thì cho rằng: ỘTắnh bền vững ngân sách đề cập đến vấn đề liệu tình trạng ngân sách có thể duy trì được trong trung hạn mà không làm tăng thái quá tổng gánh nặng nợ và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô hay không?Ợ
Theo chuyên đề ỘPublic investment, public debt and state budget sustainabilityỢ, của viện Friedrich-Ebert- Stiftung (FES), bền vững ngân sách được định nghĩa là: ỘTình trạng ngân sách luôn có khả năng cung cấp cho Nhà nước những công cụ tài chắnh khả dụng; trong bất kỳ tình huống nào, thu, chi và nợ NSNN đều được Nhà nước kiểm soát một cách chủ động; trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều không đẩy Nhà nước vào tình trạng vỡ nợ, mất ổn định, mất an toàn tài chắnh.Ợ
Tác giả Võ Văn Hợp trường Học viện Tài chắnh có đưa ra quan điểm: ỘTắnh bền vững của NSNN được biểu hiện ở chỗ hoạt động thu, chi NSNN ở trong tình trạng ổn định lâu dài, không có thâm hụt lớn kéo dài đưa đến tình trạng nợ công gia tăng làm mất ổn định kinh tế vĩ mô đất nước.Ợ
Nhìn chung, khi nhắc tới bền vững ngân sách, các chắnh sách thu- chi tài chắnh và nợ công sẽ được xem xét chi tiết, nhất là nợ công.
Dưới góc độ tài chắnh, BVNS cho phép mang lại những nguồn thu từ thuế, đặc biệt là thu từ các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế, một cách ổn định và có thể ngày càng tăng, có khả năng đáp ứng nhu cầu chi một cách thuận lợi, tạo nguồn ngân sách thực hiện các nhiệm vụ chi cho phát triển KT - XH qua các thời kỳ. BVNS không phải luôn ở trạng thái tĩnh, không thay đổi theo thời gian, không gian; BVNS phải được hiểu là bền vững trong trạng thái ỘđộngỢ; vì mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn, tùy theo hoàn cảnh kinh tế- chắnh trị- xã hội nhất định mà có mức độ bền vững tuyệt đối là khác nhau. Do vậy, sẽ không có những tiêu chắ hay ngưỡng cố định về BVNS dùng chung cho mọi thời kỳ, cho tất cả các quốc gia.
BVNS không đề cập ngân sách không có bội chi. Một ngân sách được xem là bền vững có thể cho phép bội chi trong những chừng mực nhất định về cả quy mô và thời gian.