Đồng bằng sông Hồng là vùng đất nằm quanh hạ lưu sông Hồng, ở miền Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên Ờ KT - XH thuận lợi, bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh với vị trắ có vai trò quan trọng phát triển KT - XH Ờ an ninh quốc phòng của miền Bắc và cả nước.
Với địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi dày đặc, khắ hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới với lượng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp bốn vụ mùa luân chuyển liên tục trong năm. Đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng có trên 70 vạn héc ta, chiếm 56% tổng diện tắch tự nhiên của vùng, cho phép điều kiện thâm canh cao, phát triển nhiều loại nông sản, đảm bảo an ninh lương thực của vùng và góp phần đảm bảo lương thực cả nước. Bên cạnh đó, bờ biển rộng, kéo dài 400 km từ Hải Phòng đến Ninh Bình thuận lợi phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông, du lịch, thương mại. Khoáng sản không nhiều nhưng rất đặc trưng về tài nguyên đất sét, phục vụ cho phát triển các sản phẩm sành sứ. Dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng cả nước, tạo điều kiện phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
Đồng bằng sông Hồng có lượng dân cư đông nhất cả nước, chiếm hơn 22,78% dân số cả nước vào năm 2013, cùng mật độ dân số cao, ở mức 971 người/km2, đảm bảo nguồn lao động dồi dào, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, với năng suất lao động năm 2012 tăng 42,1% so với năm 2005.
Thu NSNN tăng dần, năm 2014 dự kiến tổng thu ngân sách của vùng đạt 252,966 tỷ đồng, chiếm 30,95% tổng ngân sách cả nước, trong đó có 5 tỉnh, thành phố nộp lên NSTW: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng.
Thừa kế những đặc điểm thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội trên, mỗi tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Ninh có hướng phát triển kinh tế riêng tùy theo điều kiện riêng biệt của từng tỉnh, đưa đến trình độ phát triển của tỉnh, tình hình thu chi ngân sách của các tỉnh khác nhau:
Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, có hệ thống cửa khẩu dọc biên giới, đặc biệt là cửa khẩu Móng Cái, tạo điều
kiện giao thương, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Với địa hình phần lớn đồi núi cùng vị trắ địa lý thuộc trung du và vùng núi phắa Bắc nhưng Quảng Ninh là một cực của tam giác kinh tế Hải Phòng - Hà Nội Ờ Quảng Ninh nên được Chắnh phủ xếp vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội theo cơ cấu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nổi bật nhất là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển. Về tài nguyên khoảng sản, Quảng Ninh có trữ lượng than chiếm tới 90% trữ lượng toàn Việt Nam, được khai thác nhiều nhất, là nguồn cung vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu quan trọng trong nước. Về tài nguyên biển, Quảng Ninh là một điểm của vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, có hệ thống cảng biển có năng lực giao thương hàng vạn tấn, có vai trò quan trọng trong việc phát triển giao thông đường biển miền Bắc. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có vùng biển có địa hình độc đáo với hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo 250 km đường ven biển cùng hàng ngàn hang động, đưa lại tốc độ tăng trưởng GDP cao từ nguồn lợi thủy hải sản và du lịch. Với điều kiện tự nhiên Ờ kinh tế - xã hội thuận lợi như vậy, Quảng Ninh đã góp phần phát triển kinh tế cả nước, năm 2012 đã xếp thứ 5 cả nước về thu NSNN.
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tắch nhỏ nhất Việt Nam với 823 km2, nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, và nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống cùng các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi đã tạo điều kiện cho Bắc Ninh phát triển mạng lưới vận tải rộng lớn, nối liền các tỉnh khác trong khu vực, phát triển thương mại, nông nghiệp và đời sống xã hội trong tỉnh. Đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn lực cho các tỉnh thành trong khu vực, là tỉnh quan trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2010, Bắc Ninh có tốc độ tăng GDP đạt 32,74%, đứng đầu các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ. Bắc Ninh có cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng của ngành công nghiệp đạt 64,8%, dịch vụ ở mức 24,2% và nông nghiệp đạt 11%.
Thái Bình là một tỉnh ven biển và ba dòng sông lớn: phắa Tây và Tây Nam là sông Hồng, giáp Hà Nam và Nam Định; phắa Bắc là sông Luộc, giáp Hưng Yên và Hải Dương; phắa đông là sông Hóa, giáp Hải Phòng. Do đó, Thái Bình mang đặc trưng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng với đất phì nhiêu được phù sa hệ thống hai con sông lớn: sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đều tuy nhiên vẫn ở mức cao. Năm 2013, tỷ lệ dân số đạt mức thấp nhất 58,5%. Điều kiện tự nhiên, xã hội của Thái Bình mang đặc trưng của một tỉnh thuần nông, tập trung sản xuất lúa nước, trồng trọt, chăn
nuôi. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. Từ 2006 đến 2009, trong cơ cấu ngành, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn chiếm mức cao nhất, tuy nhiên năm 2010 tỷ trọng các ngành gần tương đương nhau với nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33,82%, công nghiệp và xây dựng đạt 32,52%, dịch vụ ở mức 33, 66%.
3.3.2. Phân tắch thu ngân sách địa phương tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình.
Khi xem xét tắnh bền vững nguồn thu NSĐP ta cần xem xét điều kiện khách quan và các điều kiện chủ quan cũng như những nhân tố tác động tới nguồn thu tại địa phương.
3.3.2.1. Tình hình thu ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ninh.
Không thể phủ nhận trong 15 năm qua, tình hình thu của Quảng Ninh đã có những bước ngoặt mới dựa trên nền tảng nội lực sẵn có của địa phương. Những năm 2000 về trước, tuy có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản những đóng góp của địa phương cho NSNN vẫn còn rất hạn chế. Nhờ tập trung khai thác các thế mạnh mà quy mô nguồn thu được nới rộng, tình hình thu NS bắt đầu có khởi sắc, tới năm 2003 bắt đầu có thể tự chủ kinh tế.
Với sự thành công của kế hoạch 5 năm (2000-2005), Quảng Ninh tiếp tục hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm tiếp theo (2006-2010). Chi đầu tư phát triển được chú trọng; nhiều cửa khẩu được xây dựng, khu vực dịch vụ được đầu tư mới, quy mô ngành công nghiệp than được mở rộngẦ; theo đó tạo điều kiện cho số thu tăng nhanh (hàng năm tăng khoảng 60%). Theo công bố của Bộ Tài Chắnh trước đó, Quảng Ninh được xếp thứ 5 cả nước về thu NSNN năm 2010 (chỉ sau TP.Hồ Chắ Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng).
Trong 15 năm qua, kinh tế Quảng Ninh cũng phải đối mặt với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (từ năm 2008). Chắnh quyền địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh tập trung vào khai thác nguồn lực tự nhiên, đồng thời hỗ trợ sản xuất trong nước nhằm giữ được nguồn thu ổn định... Tuy nhiên, cơ chế quản lý vẫn gặp phải nhiều bất cập gây thất thoát nhất là về vấn đề đất đai. Cùng chung sức ép suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng chậm, thu nhập Nhà nước giảm. Tại Quảng Ninh, từ năm 2011 đến 2012 số thu NSNN trên địa bàn có dấu hiệu chững lại cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối; tốc độ tăng thu tụt thê thảm ở ngưỡng dưới 1%. Nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, vào năm 2012 trong khi Hải Phòng không giữ được số thu NSNN trên địa bàn (tốc độ tăng bị âm) thì việc Quảng Ninh giữ được tốc độ tăng thu dương là một sự nỗ lực đáng ghi nhận.
Ớ Tình hình nguồn thu NSĐP hưởng 100%
Theo số liệu 8 năm trở lại, số thu hưởng theo phân cấp của Quảng Ninh tăng 5 lần. Trong đó các khoản thu NSĐP hưởng 100% chiếm 50% thu phân chia, đặc biệt năm 2011-2012 đạt trên 55%. Rõ ràng theo luật NSNN Việt Nam những khoản thu địa phương hưởng 100% là thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, phắ, lệ phắ, các khoản vay nợ của địa phương,Ầ Đây là những khoản thu chủ yếu do khai thác nội địa, và Quảng Ninh với cơ sở thu đa dạng nên việc có số thu lớn là điều tất yếu, ngoài ra sự nỗ lực trong các chắnh sách của chắnh quyền địa phương là bệ phóng cho sự phát triển này.
Xét thấy, tại Quảng Ninh nguồn lực thu được từ đất đai, tài nguyên là 2 nguồn thu chắnh yếu chiếm tới 25% các khoản thu thường xuyên, 50% các khoản thu NSĐP hưởng 100%. Quy mô thu của 2 nguồn thu này tăng một cách tắch cực: ngày càng lớn cả về số tuyệt đối và tương đối (3%GDP).
+ Thu từ nhà đất của Quảng Ninh tăng nhanh qua các năm, năm 2010 chiếm 0,004% số thu từ đất đai của NSNN cả nước. Với chủ trương thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, những năm gần đây Quảng Ninh đã đưa ra những chắnh sách vô cùng ưu ái nhất là về đất đai. Vắ dụ, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sử dụng đất tới 120 năm khi trả tiền một lần, trong một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư. Chắnh vì thế, địa phương đã thu về khoản thu lớn chủ yếu từ tiền thuê sử dụng đất (chiếm 90% số thu từ nhà đất). Tại tỉnh Quảng Ninh, đối với thị trường bất động sản những năm gần đây, do thị trường nhà đất vẫn còn khá trầm lắng, việc triển khai đấu giá đất bị ảnh hưởng dẫn đến việc thu ngân sách từ đấu giá tiền sử dụng đất giảm. Các địa phương mặc dù đã rất cố gắng trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để làm nguồn thu phát triển ngân sách. Tuy nhiên, thời điểm này, vốn đang khó khăn, chẳng có mấy nhà đầu tư mặn mà đấu thầu đầu tư cho đất. Đến năm 2011 và 2012 đã giảm và xuống còn dưới 10% (năm 2012); trong khi đó ở các tỉnh ĐBSH như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà NộiẦ tình trạng cũng không mấy sáng sủa hơn. Có thể thấy rằng nguồn thu nhà đất là lớn và đóng góp cho sự bền vững của thu NSĐP, thực tế nguồn thu này vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc trong quản lý cũng như bấp bênh theo giá thị trường. Chắnh quyền Quảng Ninh, cần đặc biệt quan tâm chú trọng kiểm soát nguồn thu này!
+ Với trữ lượng tài nguyên đa dạng, phong phú cùng nhiều công nghệ ngày càng tiên tiến thì việc khai thác càng được đẩy mạnh, nhất là từ ngành khai thác than. Vì vậy, số thu từ nguồn thuế tài nguyên của Quảng Ninh vẫn tăng. Trên thực tế, theo báo cáo mới nhất, trữ lượng than còn nhiều tuy nhiên khả năng khai thác là ắt do các vấn đề
về môi trường đất đai không cho phép, thêm vào đó Chắnh phủ đã đưa ra quyết định rà soát và cơ cấu lại ngành than. Nhìn chung trong tương lai dài, tài nguyên ngày một cạn kiệt, các chắnh sách hạn chế khai thác của Nhà nước sẽ khiến số thu từ thuế tài nguyên giảm dần, nên trong dài hạn sẽ có xu hướng giảm thể hiện ở tỷ trọng đã giảm dần và tốc độ tăng thu đã giảm qua mỗi năm. Để đảm bảo nguồn thu trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ phải đối mặt với vấn đề giảm thu thuế tài nguyên, nếu không có quản lý chặt chẽ, chiến lược lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tổng thu trong tương lai.
+ Tổng thu từ phắ và lệ phắ cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể 9,5% các khoản thu thường xuyên. Trong đó, quy mô thu phắ, lệ phắ liên tục tăng với mức động viên từ phắ, lệ phắ so với GDP đều tăng qua các năm. Riêng về thu phắ và lệ phắ, năm 2010 có sự giảm sút 6% so với năm 2009, tuy nhiên năm 2011 đã có sự tăng trở lại với đà tăng 50% rồi lại giảm nhẹ vào năm 2012. Theo dự toán, năm 2013 có sự giảm mạnh rồi tăng trở lại vào năm 2014; có vẻ khoản thu này khá bấp bênh, nguyên nhân là do Nhà nước thực hiện chắnh sách một cửa với các thủ tục hành chắnh nhanh mặt khác mức thu phắ tại Quảng Ninh cũng ở mức thấp nhằm tạo điều kiện cho các DN trên địa bàn.
+ Thu từ các loại thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, xổ số khiến thiếtẦ là nhỏ ở địa phương, là nguồn thu thường xuyên và ổn định, nhưng vẫn cần chú ý quản lý để tăng thu trong thời gian tới.
+ Vay nợ của địa phương: các khoản huy động (theo khoản 3 điều 8 luật NSNN) mỗi năm từ 2005 đến 2007 chỉ khoảng 10 000 triệu đồng; năm 2012 quy mô đã tăng 4,4 lần. Quy mô huy động của Quảng Ninh tăng dần, rõ ràng chi cho đầu tư phát triển tăng, nhưng quy mô huy động vốn không đáng kể, một phần bởi số thu lớn, hơn nữa do thu hút được nguồn vốn FDI mạnh nên việc huy động vốn cũng không đáng kể so với thu NSĐP. Tuy nhiên theo dự toán: năm 2013 và 2014 sẽ bằng 0 do việc phát hành trái phiếu địa phương đã thay thế việc huy động vốn. Mặc dù, quy mô thu huy động có tăng, khoản thu này thực chất chắnh là khoản tiết kiệm của địa phương trong tương lai, hay việc phải tăng thuế để bù đắp chi tiêu hiện tại, nên cần kiểm soát và tắnh toán khả năng trả nợ. Rõ ràng, việc phát hành trái phiếu địa phương đã trở thành giải pháp mới với nhiều tiềm năng trong việc thu hút được nguồn vốn lớn, chủ động đầu tư phát triển. Cùng với Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc NinhẦ; năm 2013, chắnh quyền Quảng Ninh đã thông qua đề án phát hành trái phiếu địa phương đợt 1. Cuối tháng 9/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phát hành 800 tỉ đồng trái phiếu 3 năm với mức lãi suất cố định 8,75%/năm. Mới nhất, UBND tỉnh Quảng Ninh có thông báo số 264/TB-UBND về việc phát hành trái phiếu chắnh quyền địa phương đợt 2 năm 2013; khối lượng phát hành trái phiếu 150 tỷ đồng. Xét thấy tổng số nợ mới từ trái phiếu chưa kể lãi suất bằng 1/20 số thu NSĐP năm 2012, tức là để trả được số nợ này số thu NSĐP cần tăng thêm ắt nhất 2%/ năm. Việc phát hành trái phiếu địa phương thành công góp phần tăng thu cho NSĐP Quảng Ninh, kắch thắch phát triển kinh tế; nếu được quản lý tốt, mang lại hiệu quả cao và có thể xoay vòng với mức độ vốn huy động cho phép thì đây sẽ
sớm trở thành khoản thu bền vững.
+ Nguồn thu đặc biệt: các khoản thu được coi là thường xuyên đó là các khoản kết dư từ năm trước, trung bình năm 2012 đã tăng gấp 4 lần năm 2005. Chủ yếu các khoản