Từ mô hình (*), nhóm tác giả áp dụng với từng tỉnh để đánh giá tắnh bền vững NSĐP cho các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Běnh, Ninh Běnh.
4.1.5.1. Mô hình đánh giá tắnh bền vững NSĐP của tỉnh Quảng Ninh
Ớ Kết quả:
Bảng 4.3: Kết quả mô hình đánh giá tỉnh bền vững NSĐP tỉnh Quảng Ninh
Dependent Variable: PS_QN Method: Least Squares Sample: 2003 2012
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.091413 0.031398 2.911394 0.0269
X1 -0.407640 0.192941 -2.112773 0.0791
X2 0.454359 0.209331 2.170533 0.0730
X3 -0.039757 0.008671 -4.584958 0.0038
R-squared 0.872325 Mean dependent var 0.021030 Adjusted R-squared 0.808488 S.D. dependent var 0.022669 S.E. of regression 0.009921 Akaike info criterion -6.099227 Sum squared resid 0.000591 Schwarz criterion -5.978193 Log likelihood 34.49614 F-statistic 13.66481 Durbin-Watson stat 1.643645 Prob(F-statistic) 0.004329
Từ bảng, ta có mô hình (1):
PS_QN = 0.091413 - 0.407640*X1 + 0.454359*X2 - 0.039757*X3 Với mức ý nghĩa α = 0.1, các hệ số của mô hình (1) đều khác 0.
Ớ Kiểm định sự phù hợp của mô hình (1):
H0: 2 0 3 2 2 2 1 2 0 +α +α +α = α H1: 2 0 3 2 2 2 1 2 0 +α +α +α ≠ α
Bảng 4.4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình (1)
Wald Test:
F-statistic 21.48255 Probability 0.001058 Chi-square 85.93022 Probability 0.000000
P-value(F) = 0.001058 < α=0.05 nên bác bỏ H0, mô hình (1) phù hợp.
Ớ Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi:
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: Mô hình (1) không có phương sai sai số thay đổi H1: Mô hình (1) có phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.5: Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 1.377763 Probability 0.427321 Obs*R-squared 7.337257 Probability 0.290780
P-value(F) = 0.427321 > α=0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0, mô hình (1) không có phương sai sai số thay đổi.
Ớ Kiểm định về tắnh chuẩn của sai số ngẫu nhiên:
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: Sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn
H1: Sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật phân phối chuẩn
Hình 4.1: Kiểm định tắnh chuẩn của sai số ngẫu nhiên
0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8 3.2 -0.01 0.00 0.01 Series: Residuals Sample 2003 2012 Observations 10 Mean 5.43E-17 Median -0.002108 Maximum 0.013364 Minimum -0.010512 Std. Dev. 0.008100 Skewness 0.545993 Kurtosis 2.029848 Jarque-Bera 0.889012 Probability 0.641141
Từ hình vẽ, P-value(JB) = 0.6411 > α=0.05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0, do đó sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
4.1.5.2. Mô hình đánh giá tắnh bền vững NSĐP của tỉnh Thái Bình
Ớ Kết quả:
Dependent Variable: PS_TB Method: Least Squares Sample: 2003 2012
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.119674 0.023998 4.986784 0.0025
X1 -0.069437 0.013673 -5.078462 0.0023
X2 0.095273 0.020695 4.603758 0.0037
X3 -0.073750 0.023376 -3.154970 0.0197
R-squared 0.842212 Mean dependent var 0.085180 Adjusted R-squared 0.763318 S.D. dependent var 0.021754 S.E. of regression 0.010583 Akaike info criterion -5.969881 Sum squared resid 0.000672 Schwarz criterion -5.848847 Log likelihood 33.84940 F-statistic 10.67525 Durbin-Watson stat 1.340733 Prob(F-statistic) 0.008068
Từ bảng, ta có mô hình (2):
PS_TB = 0.119674 - 0.069437*X1 + 0.095273*X2 - 0.073750*X3 Với mức ý nghĩa α = 0.05, hệ số của mô hình (2) đều khác 0.
Ớ Kiểm định sự phù hợp của mô hình (2):
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: 2 0 3 2 2 2 1 2 0 +α +α +α = α H1: 2 0 3 2 2 2 1 2 0 +α +α +α ≠ α
Bảng 4.7: Kiểm định sự phù hợp của mô hình (2)
Wald Test:
F-statistic 169.9481 Probability 0.000003 Chi-square 679.7924 Probability 0.000000
Từ bảng, P-value(F) = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0, do đó mô hình (2) phù hợp.
Ớ Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi:
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: Mô hình (2) không có phương sai sai số thay đổi H1: Mô hình (2) có phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.8: Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 1.935504 Probability 0.314053 Obs*R-squared 7.947037 Probability 0.242009
Từ bảng, P-value(F) = 0.314053 > α = 0.05, chưa có cơ sở bác bỏ H0, do đó mô hình (2) không có phương sai sai số thay đổi.
Ớ Kiểm định về tắnh chuẩn của sai số ngẫu nhiên:
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H1: Sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật phân phối chuẩn
Hình 4.2: Kiểm định tắnh chuẩn của sai số ngẫu nhiên
0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8 3.2 -0.01 0.00 0.01 Series: Residuals Sample 2003 2012 Observations 10 Mean 3.47E-18 Median 0.002317 Maximum 0.012954 Minimum -0.011020 Std. Dev. 0.008641 Skewness -0.018452 Kurtosis 1.586999 Jarque-Bera 0.832473 Probability 0.659524
Từ hình vẽ, P-value(JB) = 0.659524 > α = 0.05, chưa có cơ sở bác bỏ H0, do đó sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
4.1.5.3. Mô hình đánh giá tắnh bền vững NSĐP của tỉnh Bắc Ninh
Ớ Kết quả:
Bảng 4.9: Kết quả mô hình đánh giá tắnh bền vững NSĐP tỉnh Bắc Ninh
Dependent Variable: PS_BN Method: Least Squares Sample: 2003 2012
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.003739 0.007803 0.479094 0.6488
X1 -0.023880 0.006285 -3.799654 0.0090
X2 0.053188 0.006278 8.472491 0.0001
X3 -0.008730 0.002723 -3.206085 0.0185
R-squared 0.803080 Mean dependent var 0.014374 Adjusted R-squared 0.704620 S.D. dependent var 0.007556 S.E. of regression 0.004106 Akaike info criterion -7.863343 Sum squared resid 0.000101 Schwarz criterion -7.742309 Log likelihood 43.31671 F-statistic 8.156413 Durbin-Watson stat 2.040694 Prob(F-statistic) 0.015417
Từ bảng, ta có mô hình (3):
PS_BN = 0.003739 - 0.023880*X1 + 0.053188*X2 - 0.008730*X3
Với mức ý nghĩa α = 0.05, các hệ số của các biến giải thắch của mô hình (3) đều khác 0.
Ớ Kiểm định sự phù hợp của mô hình (3):
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: 2 0 3 2 2 2 1 2 0 +α +α +α = α H1: 2 0 3 2 2 2 1 2 0 +α +α +α ≠ α
Wald Test:
F-statistic 214.0580 Probability 0.000001
Chi-square 856.2322 Probability 0.000000
Từ bảng, P-value(F) = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0, do đó mô hình (3) phù hợp.
Ớ Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi:
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: Mô hình (3) không có phương sai sai số thay đổi H1: Mô hình (3) có phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.11: Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 1.991668 Probability 0.305361
Obs*R-squared 7.993312 Probability 0.238594
Từ bảng, P-value(F) = 0.305361 > α = 0.05, chưa có cơ sở bác bỏ H0, do đó mô hình (3) không có phương sai sai số thay đổi.
Ớ Kiểm định về tắnh chuẩn của sai số ngẫu nhiên:
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: Sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn
H1: Sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật phân phối chuẩn
Hình 4.3: Kiểm định tắnh chuẩn của sai số ngẫu nhiên
0 1 2 3 4 5 6 -0.005 0.000 0.005 Series: Residuals Sample 2003 2012 Observations 10 Mean 5.64E-19 Median -0.000775 Maximum 0.007210 Minimum -0.004778 Std. Dev. 0.003353 Skewness 0.857180 Kurtosis 3.314170 Jarque-Bera 1.265722 Probability 0.531070
Từ hình vẽ, P-value(JB) = 0.531070 > α = 0.05, chưa có cơ sở bác bỏ H0, do đó sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Nhận xét:
Kết quả thu được từ mô hình đã phản ánh được sự tác động của các yếu tố được chọn ở trên đến tắnh bền vững NSĐP của ba tỉnh (tất cả các biến đều có ý nghĩa vì P- value < 0.05) và phản ánh được sự kỳ vọng của nhóm tác giả về chiều hướng của các sự tác động này đến tắnh bền vững NSĐP. Cụ thể như sau:
Về Quảng Ninh, qua các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm và việc tận dụng những lợi thế sẵn có về về tài nguyên thiên nhiên, giao thông, kinh tế Quảng Ninh trong giai
đoạn 2003-2012 có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao trong khu vực và cả nước, điều này khiến các nguồn thu NSĐP của tỉnh qua các năm đều ổn định về khoản mục và tăng cao về quy mô nhất là về thu thường xuyên. Thu thường xuyên và tổng thu NSNN trên địa bàn tăng cao đã góp phần ổn định tắnh bền vững NSĐP của Quảng Ninh. Trong khi đó, quy mô chi NSĐP của tỉnh luôn vượt so với dự toán, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60% tổng chi. Trong những năm gần đây, tuy chi thường xuyên có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng nó vẫn là một trong những yếu tố làm giảm sự bền vững NSĐP. Tuy vậy, Quảng Ninh hiện đã thực hiện nhiều biện pháp chi tiêu hợp lý, duy trì tốc độ tăng chi NSĐP luôn thấp hơn hoặc bằng tốc độ tăng thu NSĐP, đảm bảo khả năng chi trả từ nguồn thu. Bên cạnh đó, kết quả mô hình cho thấy mức độ tác động của thu và chi tới sự ổn định tắnh bền vững khá cân bằng (lần lượt là 4.1% và 4.5%) điều này cho thấy sự cân đối hợp lý trong thu và chi NSĐP và đồng thời phản ánh mức độ tự chủ tài khóa cao của Quảng Ninh. Thực tế, từ năm 2004 trở lại đây, Quảng Ninh luôn đóng góp cho NSNN.
Về Bắc Ninh, nguồn thu NSĐP chủ yếu đến từ nguồn phân cấp (chiếm trên 50% tổng thu) trong khi các nguồn thu nội địa không đáng kể, chủ yếu đến từ thu thuế VAT, TTĐB, TNDN của các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn. Biểu thị trên mô hình, có thể thấy tỷ lệ thu NSĐP/ tổng thu NSNN trên địa bàn có mức ảnh hưởng tới tắnh bền vững NSĐP (2.4%) thấp hơn so với tỷ lệ chi NSĐP/ tổng thu NSNN trên địa bàn (5.3%). Nguyên nhân bởi chi NSĐP của Bắc Ninh tăng nhanh chóng bình quân 53%/năm. Trong chi đầu tư phát triển, chi đầu tư xây dựng cơ bản thấp chỉ bằng 1/3 so với chi khác đã dẫn đến sự kém hiệu quả trong chi NSĐP, giá trị mang lại từ việc đầu tư thấp, không thúc đẩy được nguồn thu nội địa. Bên cạnh đó, chi thường xuyên luôn chiếm trên 50% tổng chi. Vì vậy, yếu tố chi NSĐP đã tác động mạnh tới tắnh bền vững NSĐP của Bắc Ninh. Mặt khác, sự chênh lệch mức độ ảnh hưởng tới sự bền vững NSĐP của hai tỷ lệ trên phản ánh Bắc Ninh chưa thực sự tự chủ tài khóa.
Về Thái Bình, so với hai tỉnh trên, thu NSĐP của tỉnh thấp hơn trong đó nguồn thu bổ sung cân đối từ NSNN chiếm khoảng 50% tổng thu trong khi chi NSĐP của Thái Bình lại cao hơn so với hai tỉnh còn lại, điều này cho thấy mức độ thâm hụt lớn trong thu và chi NSĐP. Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển chỉ bằng khoảng 1/3 so với chi thường xuyên đã phản ánh sự chi tiêu bất hợp lý. Mặt khác, Thái Bình là một tỉnh thuần nông, công nghiệp chưa phát triển mạnh như Quảng Ninh, Bắc Ninh nên GDP luôn thấp hơn so với hai tỉnh này. Vì vậy, kết quả mô hình thu được cho thấy mức độ tác động của các biến đều rất lớn, chỉ một thay đổi nhỏ của các yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh tới sự bền vững NSĐP của tỉnh. Cụ thể, mức độ ảnh hưởng của chi NSĐP/ tổng thu NSNN trên địa bàn là lớn nhất (9.5%), tiếp đến là thu NSĐP/ tổng thu
NSNN trên địa bàn (7.5%) và thu thường xuyên/ chi thường xuyên (6.9%). Như vậy, trong ba tỉnh được khảo sát, Thái Bình có mức độ bền vững NSĐP thấp nhất bởi cả thu và chi NSĐP đều kém bền vững hơn so với hai tỉnh còn lại.
Tóm lại, kết quả mô hình đã cho thấy tắnh bền vững được đánh giá thông qua thu NSĐP, chi NSĐP trong mối quan hệ với tổng thu NSNN trên địa bàn và tăng trưởng kinh tế, thu thường xuyên trong mối quan hệ với chi thường xuyên trên địa bàn. Trong đó, các yếu tố, thu NSĐP, chi NSĐP phản ánh rõ rệt nhất sự tác động này (hệ số của các biến này trong mô hình đều cao hơn so với biến còn lại). Như vậy, kết quả mô hình phù hợp với giả định và kết quả phân tắch thực trạng ở chương 3 của đề tài.
4.2. Khuyến nghị
Từ kết quả mô hình đánh giá tắnh bền vững NSĐP của các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình và Bắc Ninh, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị với các tỉnh như sau:
Ớ Ổn định tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để giải quyết các vấn đề xã hội (giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèoẦ), môi trường. Muốn vậy, cần đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại các ngành kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng từ số lượng, chiều rộng sang chất lượng, chiều sâu. Nâng cao hiệu quả đầu tư để tăng trưởng cao hơn nhưng tốn ắt vốn đầu tư hơn trên cơ sở tăng tỷ trọng vốn của khu vực ngoài Nhà nước(có hiệu quả cao hơn); tránh dàn trải, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm thất thoát, lãng phắẦ; Nâng cao năng suất lao động cả về tốc độ tăng, cả về mức năng suất lao động, trên cơ sở nâng cao tỷ lệ qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động, ứng dụng KHCN, khắc phục tình trạng Ộlấy công làm lãiỢ của nông nghiệp, hoặc Ộgia công, đại lýỢ của công nghiệp, hoặc Ộkiêm nhiệmỢ của dịch vụ. Cụ thể:
Về phát triển công nghiệp
Thực hiện phát triển công nghiệp có chọn lọc, hướng tập trung vào công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch. Ưu tiên phát triển các ngành tạo ra sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm mà từng tỉnh có lợi thế, có thương hiệu; khuyến khắch phát triển công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và bảo đảm chất lượng đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Về phát triển các ngành dịch vụ
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế cạnh tranh và có giá trị gia tăng cao như: du lịch, vui chơi giải trắ, thương mại, xuất khẩu, tài chắnh, ngân hàng, vận tải, bưu chắnh viễn thông, bảo hiểm và các dịch vụ khác hỗ trợ kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động phân phối, xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ riêng có của tỉnh.Khai thác, mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối
tác. Tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đầu cơ nâng giá và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng cơ chế, chắnh sách ưu đãi để phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại theo quy hoạch. Phát triển xuất khẩu gắn với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến và chế tạo, các mặt hàng lâm, thủy sản mà tỉnh có thế mạnh.
Về phát triển nông nghiệp
Triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung và các sản phẩm lợi thế của các địa phương trong từng tỉnh, gắn với quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu và thương hiệu sản phẩm đã được công nhận.Gắn việc ứng dụng khoa học công nghệ với xây dựng nông thôn mới, từng bước hình thành thị trường sản phẩm hàng hóa từ khu vực nông thôn, trước hết là các sản phẩm đã xây dựng thương hiệu. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, trước mắt tập trung vào những vùng đã phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), tập trung vào phát triển sản phẩm gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại, gia trại, khuyến khắch trồng trọt, sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu.
Ớ Đảm bảo bền vững thu địa phương
Để đảm bảo tắnh bền vững NSĐP trước hết cần đảm bảo bền vững thu địa phương. Về thu nội địa: Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kê khai và nộp thuế. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật thuế mới sửa đổi, bổ sung (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật