Một số điểm hạn chế

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 93 - 96)

4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang

2.3.2.Một số điểm hạn chế

Sự kiện do Vietnam Airlines tổ chức hay tham gia tổ chức đã đạt được những kết quả quảng bá hình ảnh đất nước nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, hàng loạt các hoạt động giớ i thiê ̣u , quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam thông qua hoạt động tổ chức sự kiện như Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam, Hội chợ du lịch Quốc tế TP.HCM ITE, Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2014, Hội thảo “Hàng không chắp cánh tăng trưởng kinh tế và kết nối với thế giới”, Khai trương các đường bay quốc tế mới, Sự kiện kỉ niệm mối quan hệ hữu nghị 10 năm giữa sân bay quốc tế Chubu Central của Nhật Bản và Vietnam Airlines, Sự kiện thử nghiệm đồng phục tiếp viên mới nhân dịp 8/3/2015 chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế của đất nước; truyền thống văn hóa, giáo dục, du lịch của Việt Nam vẫn chưa được tuyên truyền đến nhiều quốc gia trên thế giới. Thậm chí, người dân ở một số nước vẫn còn chưa biết đến một đất nước

Việt Nam đã thống nhất, phát triển, còn nhầm lẫn về tên nước, quốc kỳ, quốc ca của Việt Nam. Việc cung cấp tài liệu, ấn phẩm ra nước ngoài, thông tin về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội của Việt Nam ở nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho người nước ngoài, tổ chức quốc tế ở Việt Nam chưa thật sự thường xuyên, kịp thời.

Thứ hai, nội dung quảng bá chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công chúng Việt Nam và quốc tế. Nội dung quảng bá hình ảnh đất nước trong sự kiện đôi khi còn pha tạp, không thể hiện rõ bản chất thuần Việt, không thể hiện đúng thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Một sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước cần phải có chiều sâu tư tưởng và thực sự thuần Việt. Nhiều sự kiện do Vietnam Airlines tự tổ chức bởi thiếu sự cố vấn từ các chuyên gia văn hóa và các cơ quan chuyên ngành văn hóa dân tộc nên việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian bị sai về mặt học thuật, kém thẩm mỹ, thiếu sáng tạo.

Thứ ba, VNA chưa có kế hoạch dài hạn về đầu tư ngân sách và chiến lược quảng bá đất nước thông qua tổ chức sự kiê ̣n. Phần lớn Vietnam Airlines tham gia vào sự kiện với tư cách là nhà đồng tổ chức với các bộ, ban, ngành; nhà bảo trợ việc đi lại - đơn vị vận chuyển chính thức trong sự kiện (Hội chợ VITM lần thứ 2 (2014); nhà tài trợ kim cương trong s ự kiện Hội chợ VITM lần thứ 4 (2016). Bên cạnh đó đã bắt đầu xuất hiện việc Vietnam Airlines thuê các công ty chuyên về tổ chứ c sự kiê ̣n giúp cho mình, nhưng do chưa có chiến lược áp dụng cụ thể nên sự phối hợp giữa Vietnam Airlines với đơn vị tổ chức sự kiê ̣n còn kém ăn ý dẫn đến sự kiện bị khập khiễng về nội dung. Khi chuyển giao trách nhiệm tổ chức và quản lý sự kiện của mình cho một đơn vị bên ngoài, Vietnam Airlines có lợi là tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí cho công việc này, lại không lo nội dung quảng bá hình ảnh đất nước thiếu tính học thuật. Thế nhưng đây cũng là một sai lầm của Vietnam Airlineskhi

không nhìn nhận đúng vai trò của các sự kiện như là một kênh tương tác và giao tiếp với công chúng mục tiêu của mình. Sự kiện là nơi khách tham dự tìm hiểu kỹ hơn về các giá trị tốt đẹp của hình ảnh đất nước, là cơ hội được trực tiếp gă ̣p gỡ khách hàng . Do đó, khi giao toàn bộ trách nhiệm tổ chức sự kiê ̣n vào tay một công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài, Vietnam Airlines vô hình trung đã bỏ đi sự tương tác với công chúng mục tiêu của mình, và biến sự kiện thành một công cụ quảng cáo thuần túy, chứ không còn là công cụ quan hệ công chúng như đúng tính chất của sự kiện. Ngoài ra còn có những sự kiện được quản lý lỏng lẻo dẫn tới sự lộn xộn trong khâu tổ chức hoặc sự hỗn loạn đối với người tham gia.

Thứ tư, VNA chưa tạo ra được sự cộng hưởng giữa việc quảng bá hình ảnh đất nước và việc quảng bá thương hiệu Vietnam Airlines. Một sự kiện thông thường mang lại cho Vietnam Airlines nhiều lợi ích trong công tác quảng bá nhờ ảnh hưởng sâu rộng của nó, nhưng trên hết đối với Vietnam Airlines sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước còn mang lại thêm những giá trị vô hình có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thế nên, yêu cầu quan trọng nhất khi Vietnam Airlines quảng bá hình ảnh đất nước là phải tạo được sự cộng hưởng giữa việc quảng bá hình ảnh của mình với việc quảng bá hình ảnh đất nước. Trong rất nhiều sự kiện được tổ chức, Vietnam Airlines không tận dụng được các công cụ văn hóa truyền thống để làm bệ phóng cho công tác quảng bá của mình. Hình ảnh của đất nước và dịch vụ của Vietnam Airlines trong sự kiện đôi khi còn chưa ăn nhập với các giá trị văn hóa được tôn vinh nên không ghi sâu vào tâm trí khách quốc tế và chưa gắn được hình ảnh của đất nước với đặc trưng đất nước.

Thứ năm, VNA chưa lượng hóa được kết quả quảng bá hình ảnh đất nước sau mỗi sự kiện. Vì vậy, VNA vẫn không nắm rõ được cảm nhận của công chúng và diễn biến thay đổi nhận thức trước và sau khi có sự kiện. Những kết quả phỏng đoán của VNA đôi khi không trùng với kết quả thực tế

về nhận thức của công chúng nên không có chiến lược thực hiện lâu dài hoạt động quảng bá, đồng thời cũng không có căn cứ để rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sự kiện sau.

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 93 - 96)