VIETNAMAIRLINES TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Một số vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 99 - 100)

4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang

VIETNAMAIRLINES TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Một số vấn đề đặt ra

3.1. Một số vấn đề đặt ra

Mặc dù quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua hoạt động tổ chức sự kiện của VNA đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn tồn đọng những vấn đề cần giải quyết như:

Cần phải khẳng đi ̣nh nhiê ̣m vu ̣ của VNA trong công tác quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông qua du lịch đem hình ảnh Việt Nam đến bạn bè thế giới. Hệ thống chính sách và các cơ chế đặc thù cho ngành du lịch còn thiếu, gây ảnh hưởng cạnh tranh điểm đến. Công tác quảng bá du lịch chưa được đầu tư tương xứng. Vai trò chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm còn hạn chế.

Việt Nam có một chiến lược thương hiệu từ năm 2011 nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, quảng bá thương hiệu quốc gia. Nhưng ngoại trừ việc đã công bố bộ nhận diện thương hiệu cho du lịch Việt Nam, chiến lược đó đang được thực thi đến đâu, đã được xây dựng thành một chiến lược quảng bá chi tiết hay chưa thì hoàn toàn không có thông tin. Vậy, hiệu quả của các hoạt động quảng bá như thế nào? VNA chưa có chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước dài hạn. Các hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước Việt nam của VNA mới chỉ dừng lại ở việc tham gia tổ chức các hội chợ du lịch, tổ chức giới thiệu đường bay mới, giới thiệu bộ đồng phục mới. Các hoạt đồng này r ời rạc, không mang tính chiến lược, không tạo thành chuỗi các sự kiện quảng bá hình ảnh, thương hiệu Việt Nam. Đặc biệt là VNA chưa ứng dụng E-marketing trong công tác quảng bá du lịch Việt Nam tới các thị trường quốc tế.

Các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài còn nhiều hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và thế giớ i. Sự nhận biết về điểm đến Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế còn thấp, thông tin về điểm đến Việt Nam còn thiếu và chưa được cập nhật ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, cảm nhận của khách du lịch về Việt Nam chủ yếu dựa vào kiến thức, hiểu biết của họ về lịch sử mà quên đi những tiềm năng du lịch tự nhiên, sinh thái, văn hóa khác.

Nhân lực cho công tác tuyên truyền quảng bá: Đối với VNA, hiện nay ban Tiếp thị hành khách (TTHK) và ban Kế hoạch thị trường (KHTT) là hai ban chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động xây dựng, mở rộng thị trường cũng như quảng bá hình ảnh Viê ̣t Nam và VNA. Về mặt nhân sự, phòng Du lịch thuộc ban Tiếp thị hành khách là đơn vị nghiên cứu và phối hợp cùng phòng Quảng cáo của ban Kế hoạch thi ̣ trường thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam và VNA. Tuy nhiên nguồn nhân lực ở hai ban này nghiên cứu các hoạt động quảng bá chung từ các hoạt động quảng bá hình ảnh cho tới các hoạt động khai thác thị trường, nghiên cứu quảng bá hình ảnh về du lịch nói chung. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực tại các văn phòng đại diện của VNA ở trong và ngoài nước chưa được bổ sung và bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch.

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua hoạt động tổ chức sự kiện của Vietnam Airlines trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 99 - 100)