4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang
3.2.2. Tăng cường đổi mới nội dung, đa dạng về hình thức, mở rộng về quy mô, đối tượng hoạt động tổ chức sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh
về quy mô, đối tượng hoạt động tổ chức sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh đất nước
VNA thường xuyên tổ chức, tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh đất nước nhưng cần đổi mới nội dung, đa dạng và linh hoạt về hình thức, quy mô tại từng thời điểm, từng địa bàn và từng đối tượng cụ thể, chú trọng đầu tư cho các hoạt động tại các địa bàn quan trọng đồng thời nâng cao chất lượng các hoạt động quảng bá:
Thứ nhất, VNA cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội của hãng, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm vớ i cô ̣ng đồng , xã hội. Với tư cách nhà vận chuyển chính thức Vietnam Airlines tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng như: Tham gia hỗ trợ các sự kiện quốc gia (Vietnam Airlines tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn của quốc gia, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ); Tài trợ các sự kiện văn hoá và giáo dục (Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam: Tài trợ cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đi lưu diễn trong và ngoài nước; Duyên dáng Việt Nam: nhằm quảng bá và tôn vinh đất nước, con người và văn hoá Việt Nam đang không ngừng phát triển hoà nhập với cộng đồng quốc tế, Vietnam Airlines tài trợ cho sự kiện duyên dáng Việt Nam qua các năm...); phát triển tài năng trẻ đất nước (VNAtham gia hỗ trợ cho các chương trình đào ta ̣o và tìm kiếm tài năng trẻ như chương trình Trí tuệ Việt Nam, Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ); hỗ trợ các sự kiện thể thao (Tài trợ cho các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền, golf, tennis… cho vận động viên thi đấu trong và ngoài nước).
Đẩy mạnh các hoạt động tôn vinh các danh nhân văn hóa của Việt Nam như đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với hình ảnh Việt Nam qua mọi thời đại cho cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ hai, VNA tích cực, chủ động phối hợp với Tổng cụ Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, các cơ quan , đơn vị ,các công ty lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, các doanh nghiệp kinh doanh khu nghỉ dưỡng … góp phần xây dựng sản phẩm văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, các biểu tượng quốc gia, sản phẩm du lịch trọn gói, xây dựng chiến lược, kế hoạch phổ biến, quảng bá cho các sản phẩm này đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại các hoạt động tổ chức sự kiện trong và ngoài nước.
Xây dựng văn hóa ẩm thực như một thương hiệu du lịch quốc gia là việc các nước đã làm và rất thành công. Với những thế mạnh của mình, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá ẩm thực của đất nước thông qua những sự kiện ẩm thực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế để thu hút du khách, qua đó quảng bá ẩm thực, đất nước, con người Việt Nam. Mỗi vùng miền Việt Nam đều có các món ăn đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều món ăn thất truyền, VNA phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam tổ chức các cuộc thi chế biến món ăn; đồng thời nghiên cứu, tập hợp các món ăn đặc thù từng vùng miền để quảng bá rộng rãi ra thế giới; tìm hiểu, nghiên cứu tính dinh dưỡng của từng món ăn, thức uống Việt theo phương châm “ngon và lành”; định chuẩn món ăn cho các sự kiện tầm quốc gia đồng thời lựa chọn ẩm thực phục vụ quảng bá, thu hút khách du lịch theo từng phân khúc; lập danh mục và thu thập thông tin về các loại món ăn, thức uống trên mọi miền của đất nước; sưu tầm, khôi phục, tiếp tục duy trì và phát triển các món ăn, thức uống thất truyền, các lễ hội ẩm thực dân gian, các làng nghề truyền thống cũng như thúc đẩy việc chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực ẩm thực tại Việt Nam; hợp tác với các đối tác như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đưa các món ăn và hình thành chuỗi nhà hàng Việt Nam tại nước ngoài. Thực tế, các món ăn của nhà hàng Việt Nam tại một số nước đã bị cải biên nhiều. Các nhà hàng Việt Nam thường đơn lẻ và chưa tạo được thương hiệu, ấn tượng mạnh. VNA, Hiệp hội du lịch Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam hướng đến giới thiệu món ăn nguyên gốc để du khách thưởng thức, qua đó tạo sự lan tỏa rộng rãi, thu hút khách đến Việt Nam. VNA phối hợp với các công ty lữ hành thiết kế gói du lịch dành riêng cho khách nước ngoài như: du lịch ẩm thực, du khách tự vào bếp khám phá những món ăn truyền thống từng vùng miền cùng người dân bản địa, hay du lịch xuyên Việt kết hợp khám phá ẩm thực, danh lam thắng cảnh.
Thứ ba, VNA phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam, phối hợp với nhiều quốc gia trên thế giới có văn phòng đại diê ̣n VNA như Anh, Pháp, Nga, Đức, Ấn Độ, Cô ̣ng hòa Séc, Hy Lạp… tổ chức các cuộc triển lãm nghệ thuật, tuần văn hóa, lễ hội như: Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam tại TP Saint- Malo (Pháp); Quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Australia; Khai mạc “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga”; Lễ hội đa văn hóa quốc tế tại Đức; Ngày Văn hóa Việt Nam tại Séc; Festival văn hóa, du lịch Việt Nam, Indonesia và Myanmar tại Canada,; Lễ hội Di sản Văn hóa châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 tại thành phố New York (Mỹ); Triển lãm ảnh “My Vietnam” tại Italia… nhằm góp phần quảng bá những hình ảnh đẹp, truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước, sự thân thiện và mến khách của người dân Việt Nam tới bạn bè quốc tế, đặc biệt là minh chứng cho việc thúc đẩy quan hệ song phương, thắt chặt tình hữu nghị, tăng cường trao đổi, giới thiệu, quảng bá văn hóa, sự hiểu biết, chia sẻ và trân trọng những giá trị văn hóa của nhau, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hầu hết bạn bè quốc tế đều thích thú tìm hiểu về Việt Nam thông qua các cuộc triển lãm tranh, ảnh, mỹ thuật hay những lễ hô ̣i giới thiệu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Những buổi biểu diễn này đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với nước bạn về một Việt Nam thân thiện và yêu chuộng hòa bình. Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá trực tiếp, hiện nay chúng ta đã có thể giới thiệu rộng rãi hơn bằng nhiều hình thức mới hơn, thông qua sách báo, tạp chí và phim ảnh.
Thứ tư, VNA chủ động mở rộng hợp tác với các hãng thông tấn, các tập đoàn báo chí lớn đại diện cho các cường quốc truyền thông có uy tín ở khu vực và trên thế giới; với các tờ báo có tư tưởng tích cực trong cộng động người Việt Nam ở nước ngoài, các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam để có được những bài viết.
Thứ năm, đầu tư kỹ lưỡng nội dung sự kiện là điều kiện cần đối với VNA. Sự kiện là kênh quảng bá hiệu quả và sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc giúp VNA quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn liền với đặc trưng quốc gia. Đối với mỗi sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh đất nước, hiệu quả tôn vinh và hiệu quả quảng bá thường có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Thế nên, để hoạt động quảng bá thực sự có hiệu quả thì VNA cầm đầu tư lỹ lưỡng nội dung sự kiện. Quan trọng hơn, VNA cần biết lồng ghép hình ảnh Việt Nam vào các giá trị truyền thống một cách khéo léo, không phô diễn có như vậy mới tạo ra sự cộng hưởng giữa hoạt động tôn vinh và hoạt động quảng bá. Tùy theo quy mô và khả năng tài chính mà VNA có thể tổ chức sự kiện linh hoạt. VNA nhận thức được rằng, hiệu quả quảng bá không hẳn phụ thuộc vào quy mô và ngân sách của sự kiện mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có sự khéo léo, sáng tạo của VNA trong khâu tổ chức.
Thứ sáu, du học sinh tham gia quảng bá hình ảnh đất nước. Hầu hết các quốc gia trên thế giới có người Việt sinh sống và học tập đều có hội người Việt. Các nhóm, hội thường xuyên hoạt động và tổ chức gă ̣p gỡ định kỳ vào các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày sinh nhật Bác, giỗ tổ Hùng Vương, ngày giải phóng miền Nam… Tại đây, các hoạt đô ̣ng văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức hoặc tham gia các chương trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác. Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của cả nước được du học sinh quảng bá, giới thiệu đến các du học sinh và bạn bè quốc tế thông qua các tiết mục được dàn dựng công phu, mang đậm văn hóa Việt, trở thành món ăn tinh thần đặc sắc và độc đáo của những người con gốc Việt xa quê hương.
VNA hoàn toàn có thể tài trợ, tham gia tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, giao lưu văn hóa giúp sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại nước ngoài có điều kiện xích lại gần nhau hơn, đoàn kết
giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Đồng thời, góp phần đưa hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến gần hơn nữa với bè bạn quốc tế. Nhiều du học sinh chia sẻ, tự hào xiết bao khi được nhìn thấy tà áo dài tung bay trên đất khách quê người, một điệu múa Việt được bạn bè nước ngoài trầm trồ, ấm lòng với những món ăn mang đậm hương vị quê hương được trao đi giống như sự lan tỏa của cả nền văn hóa Việt. Và càng tự hào hơn khi những lưu học sinh Việt Nam đã thành công góp phần xây dựng về một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trong mắt bạn bè quốc tế.
Thứ bảy, VNA kí các văn bản thoả thuận hợp tác với đơn vị tổ chứ c sự kiê ̣n về công tác tuyên truyền quảng bá. Ngoài những nội dung về quan điểm, chủ trương, tiêu chí… các quy định và thoả thuận hợp tác phải xác lập được các nguyên tắc cơ bản về quy trình bắt buộc thực hiện tổ chứ c sự kiê ̣n qu ảng bá theo các bước nhất định. Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu thị trường;
- Đánh giá cơ hội và thách thức;
- Lập kế hoạch, lộ trình cho từng giai đoạn; - Lựa chọn các công cụ tuyên truyền quảng bá; - Hình thành sản phẩm;
- Tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể;
- Đánh giá kết quả, rút bài học kinh nghiệm gồm: Tổ chức thực hiện tại các thị trường mà VNA và đơn vị tổ chứ c sự kiê ̣n đã thoả thuận hợp tác; Đánh giá kết quả và điều chỉnh những hạn chế, bất cập trong quá trình phối hợp thực hiện.