Phương thức quảng bá hình ảnh đất nước của hãng Hàng không Malaysia Airlines

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 40 - 45)

4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang

1.3.3. Phương thức quảng bá hình ảnh đất nước của hãng Hàng không Malaysia Airlines

Malaysia là đất nước có nền kinh tế du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn dầu khu vực với việc thu hút trung bình khoảng 12 triệu lượt du khách quốc tế hàng năm với thời gian lưu trú của mỗi khách vào khoảng 5-7 ngày.11

10

http://www.vntc.net/news/Tin-tuc-Hang-khong/Singapore-Nhat-mo-rong-dich-vu-hang-khong-591/

Để có được những thành công đó, Malaysia rất coi trọng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch và tổ chức hiệu quả các chương trình quảng bá du lịch ở nước ngoài. Hàng không đất nước Malaysia đã tham gia mạnh mẽ và cùng phối hợp với ngành du lịch nước này đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người Malaysia. Malaysia Airlines đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động quảng bá như tăng chuyến bay, mở rộng các đường bay, các hoạt động khuyến mãi giảm giá cước vận chuyển nhằm thu hút du khách.

Trong từng năm cụ thể, Malaysia Airlines cùng ngành du lịch đã định hướng và có nhiều chiến dịch khuyến mại giảm giá vé nh ằm thu hút nhiều hơn nữa du khách tới Malaysia.

Trong năm 2015, để khuyến khích khách du lịch quốc tế đến Malaysia nhân dịp kỷ niệm 50 năm quốc khánh, Malaysia Airlines tổ chức chiến dịch giảm giá đặc biệt kéo dài 1 tuần, từ 31-1 đến 6-2.

Theo đó, du khách có thể đặt vé tại tất cả các điểm bán vé và đại lý của hãng hàng không Maysia tại Việt Nam, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore hoặc website www.malaysiaairlines.com. Hành khách sẽ được giảm giá từ 40% - 60% trên tổng giá tri ̣ vé máy bay . Đây là chiến dịch khuyến mãi lớn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây của hãng hàng không với 5 triệu chỗ ngồi. Vé đặt chỗ có thể sử dụng từ 24/2 đến 30/9/2015.12

Bên cạnh đó, Malaysia Airlines kết hợp với ngành du lịch đưa ra chương trình khuyến mại cho mọi khách hàng sử dụng đường bay của hãng đi từ Hà Nội đến Châu Âu, Châu Úc, Nam Á, Trung Đông, Nam Phi, Mỹ, Nhật Bản và Buenos Aires. Theo chương trình này, bất cứ khách hàng mua vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông đến những khu vực này sẽ được Malaysia Airlines tặng một kỳ nghỉ 3 ngày 2 đêm miễn phí tại những khách sạn 5 sao ở những đi ̣a danh nổi tiế ng của Malaysia như : “Thành phố của các khu vườn

12

Lê Tuấn Minh (2008), Nghiên cứu hoạt động truyền bá du lịch của Hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Du lịch, Đại ho ̣c Khoa ho ̣c, Xã hội và Nhân văn, tr40

ánh sáng” Kuala Lumpur, hay “Hòn ngọc Viễn Đông” Penang hoặc “Hòn đảo thiên đường” Langkawi. Trong những kỳ nghỉ khuyến mãi này, khách hàng còn được hưởng một số ưu đãi như vận chuyển sân bay hai chiều, ăn sáng miễn phí tại khách sạn…

Các hoạt động phối hợp, liên kết hàng không quốc tế cũng được đẩy mạnh, trong đó hàng không Malaysia đã chủ động thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều hãng hàng không trong khu vực và quốc tế. Phối kết hợp cùng các hãng hàng không trong khu vực như Hàng không Việt Nam, Hàng không Thái Lan... lên kế hoạch và đẩy mạnh hoạt động bay, thiết lập các đường bay nối chuyến trong khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, thúc đẩy du khách đến với đất nước mình.

Đại diện hai hãng Malaysia Airlines và Thai Airways tại Việt Nam đã công bố chương trình kết nối tuyến bay từ Việt Nam đi ba nước Thái Lan, Malaysia và Singapore. Như vậy, khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể lựa chọn nối chuyến đi Bangkok - Kuala Lumpur - Thành phố Hồ Chí Minh; hoặc đi Bangkok - Singapore - Kuala Lumpur - Thành phố Hồ Chí Minh. Trước mắt hai hãng hàng không này sẽ kết hợp với 12 công ty lữ hành lớn trong nước để thực hiện chương trình kết nối. Trong năm 2015 ngành du lịch hai nước đã chủ động hợp tác lên các kế hoạch phối kết hợp quảng bá và thu hút du khách.

Hai đất nước Đông Nam Á này vừa tuyên bố một kế hoạch quảng bá chuyến du lịch trọn gói mang tên “Một điểm đến, hai đất nước”, nhắm đến thị trường châu Âu. Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Indonesia nhấn mạnh: “Đúng là chúng tôi luôn cạnh tranh với nhau, nhưng thị trường toàn cầu rất rộng lớn và chúng tôi cần phải phối hợp với nhau nhiều hơn nữa”. Kế hoạch này sẽ được thực hiện với sự hợp tác của hãng hàng không Malaysia Airlines và Garuda Airlines.

Theo Bộ trưởng Du lịch Malaysia cho biết, sau Indonesia, nước này sẽ tiếp tục hợp tác trong những dự án tương tự với các nước và lãnh thổ khác trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam và Hong Kong. Có thể nói các hoạt động phối hợp trong hoạt động quảng bá du lịch của hàng không Malaysia được xây dựng kế hoạch cụ thể, có sự thông nhất cao, đạt hiê ̣u quả cao.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu phương th ức quảng bá hình ảnh đất nước của ba hãng hàng không trên thế giới có thể rút ra một số phương th ức quảng bá hình ảnh đất nước cho VNA như sau:

Ở Việt Nam , du lịch đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên thế giới . Trong hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài , ngành du lịch luôn đồng hành cùng hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).

Xây dựng và quảng bá hình cho Việt Nam không đơn giản là có được một số sản phẩm chất lượng. Xây dựng hình ảnh đất nước càng không thể chỉ là gắn cho các sản phẩm đạt chuẩn một danh hiệu cao quý nào đó. Xây dựng hình ảnh đất nước là cả một quá trình lâu dài, xây dựng một ý niệm hay sự liên tưởng trong tâm trí bạn bè, người tiêu dùng và khách du lịch quốc tế về đất nước Việt Nam, với một hình ảnh và danh tiếng mà toàn quốc kỳ vọng và tự hào.

Trong khi một số doanh nghiệp như tôn Hoa Sen hay nước khoáng Thạch Bích tỏ ra khá tự hào với danh hiệu Vietnam Value đạt được, in logo danh hiệu trên sản phẩm của mình, thì nhiều doanh nghiệp khác, đơn cử Vietnam Airlines, lại thờ ơ, không mấy mặn mà với việc quảng bá danh hiệu đó. Vấn đề là ở chỗ, trong phân khúc thị trường mà các doanh nghiệp nhắm đến, người tiêu dùng, khách hàng của họ hoàn toàn không hiểu và không nhận thức được ý nghĩa và giá trị của danh hiệu này, thì việc quảng bá danh hiệu đó gắn với thương hiệu của mình là hoàn toàn vô nghĩa.

Người tiêu dùng trên toàn thế giới đều hiểu rất rõ giá trị của một cụm từ, ví dụ như “made in Japan” . Không phải là một logo, không nhất thiết là một hình ảnh cụ thể, nhưng khái niệm “sản xuất tại Nhật Bản” là một bảo chứng cho chất lượng sản phẩm đi kèm với giá cả phải chăng. Cũng liên quan đến chất lượng, nhưng khái niệm “Swiss Made” của Thuỵ Sỹ lại gợi cho người tiêu dùng những liên tưởng đến sự tinh tế, chuẩn xác và cao cấp. Như thế, Nhật Bản và Thuỵ Sỹ đã xây dựng thành công hình ảnh đất nước của họ, góp phần định vị các thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của họ, gia tăng giá trị, và đương nhiên mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ.

Lâu nay, giới chức quản lý vẫn đi theo xu hướng xây dựng hình ảnh đất nước bằng cách chủ quan đưa ra các quy chuẩn đẳng cấp quốc gia, rồi công nhận chất lượng đối với các loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta không hiểu rằng thương hiệu của một số ít sản phẩm, dịch vụ không làm nên một hình ảnh đất nước nói chung. Phải thừa nhận rằng một hình ảnh đất nước mạnh không thể thiếu các thương hiệu sản phẩm mạnh, nhưng ở chiều ngược lại, một nhóm thương hiệu mạnh chưa chắc đã xây dựng lên một hình ảnh đất nước mạnh. Sự liên tưởng của quốc tế về tổng thể đất nước, con người Việt Nam mới là điều cốt lõi. Cụ thể hơn, hình ảnh đất nước Việt Nam chỉ thực sự có được, khi nhắc đến cụm từ “made in Vietnam” hay “from Vietnam”, thì người ta phải liên tưởng đến những hợp phần giá trị cụ thể nào đó.

Như vậy, về bản chất, việc xây dựng hình ảnh đất nước phải bắt đầu từ việc tìm ra giá trị hoàn toàn khác biệt, độc đáo của quốc gia đó, và truyền thông mạnh mẽ để quốc tế thừa nhận giá trị đó. Một hình ảnh đất nước được gọi là thành công và đi sâu vào cuộc sống khi và chỉ khi những đặc tính của thương hiệu xuất hiện tại tất cả các mặt, như tài chính, kinh tế, giáo dục… tại quốc gia đó. Bằng cách thực hiện liên tục từng hành động cụ thể trên các mặt của xã hội với một thông điệp định hướng xuyên suốt, sau đó tập hợp lại toàn bộ trong một thương hiệu thống nhất.

Điều khó là, các hợp phần giá trị mà chúng ta mong muốn liên tưởng với hình ảnh đất nước vừa phải là các giá trị thực tế mà chúng ta đang có và tự hào về nó, nhưng cũng là những giá trị kỳ vọng mà thế giới phải cảm nhận trong tương lai. Đã có thời, Việt Nam bị ấn định là một quốc gia có nguồn nhân lực trẻ và giá rẻ, nhưng lực lượng lao động của chúng ta đang già đi, và giá nhân công lao động không còn rẻ nữa. Trong tương quan so sánh chi phí thuê nhân công lao động với năng suất lao động, Việt Nam còn đắt hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

Vietnam Airlines sẽ phải hỗ trợ hết mình đối với các công ty lữ hành Việt Nam để làm sao đưa được nhiều khách đến Việt Nam, giúp họ biết đến văn hóa của Việt Nam đúng như khẩu hiệu của Vietnam Airlines “Đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới” và gần đây khẩu hiệu của Vietnam Airlines “Vươn xa hơn, nâng lên một tầm cao mới” , tác giả cho rằng đây là thông điệp rất rõ rệt về cam kết của Vietnam Airlines đối với việc hỗ trợ, chắp cánh cho khách du lịch châu Âu đến với Việt Nam và ngược lại.

Có thể thấy, Thai Airways là hãng hàng không có được cách quảng bá hình ảnh đất nước mới mẻ , sáng tạo , dễ đi vào lòng người hơn cả . Viê ̣c mở rô ̣ng đường bay , kích cầu bay của Japan Airlines và Malaysia Airlines là phương thức đơn giản nhất mà mỗi hàng hàng không có thể triển khai . Thách thức đă ̣t ra cho VNA là ngoài những phương thức quảng bá hình ảnh đất nước như mở rô ̣ng đường bay , cần phải có những đô ̣t phá , sáng tạo thật sự mới có thể đem la ̣i ấn tươ ̣ng trong lòng du khách quốc tế về Viê ̣t Nam .

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)