13 Kế hoạch đào tạo nhân lực VNA (2012)
3.3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước
Công tác tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước là việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hội nhập hiện nay, bởi nó vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, vừa mang lại lợi ích quảng bá cho doanh nghiệp. Do đó, nhà nước cần có các biện pháp, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp kết hơ ̣p song song quảng bá hình ảnh đất nước và quảng bá doanh nghiê ̣p thông qua tổ chức sự kiê ̣n . Theo tác giả, nhà nước cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tổ chức sự kiện. Hiện tại ở Việt Nam, hoạt động tổ chức sự kiện được điều chỉnh bởi văn bản pháp lý cao nhất là Pháp lệnh quảng cáo 141200/PL-CTN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh quảng cáo. Riêng hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước được điều chỉnh bở i Quy chế tổ chức lễ hội số 39/2001/QĐ-BVHTT và Quy chế số 47/2004/QĐ-BVHTT về hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các điều khoản điều chỉnh hoạt động tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước chưa
được rõ ràng và còn nhiều mơ hồ. Nhà nước cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức sự kiện nói chung và tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước nói riêng. Tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến luật đến các doanh nghiệp, đồng thời quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các sự kiện đó. Ngoài ra cũng cần giảm bớt các thủ tục rườm rà cho doanh nghiệp khi xin giấy phép quảng cáo các sự kiện. Trước thực trạng đơn vị quản lý việc quảng cáo sự kiện chồng chéo nhau, khi thì rườm rà, khi thì lỏng lẻo gây khó dễ cho doanh nghiệp và đơn vị tổ chức sự kiện, cần thống nhất giữa các đơn vị quản lý, cắt giảm thủ tục ở những khâu không cần thiết.
Thứ hai, xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích, định hướng doanh nghiệp quảng bá hình ảnh mình dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó công cụ tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước. Nhà nước cần tích cực phổ biến tới tất cả các doanh nghiệp tác động của văn hóa truyền thống đến hình ảnh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập và trong thời đại toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng các chương trình đào tạo tổ chức sự kiện theo tiêu chuẩn quốc tế được biên soạn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực ngành tổ chức sự kiện. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng nên tổ chức các câu lạc bộ, các chương trình hoạt động trao đổi kinh nghiệm tổ chức sự kiện, tăng cường cơ hội học hỏi cho doanh nghiệp về kiến thức tổ chức sự kiện. Mặt khác cũng cần phải có các kênh thông tin tuyên truyền tác động của văn hóa truyền thống đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các website , diễn đàn trên internet, các tạp chí chuyên ngành văn hóa, chuyên ngành quảng cáo.
Thứ ba, Nhà nước cần liên kết các bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài với người dân trong nước để xây dựng kênh quảng bá truyền miệng cho các sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước tới cộng đồng dân cư ở nước ngoài.
Cụ thể ở đây có thể kể đến những sự kiện do VNA tổ chức . Từ đó vừa tăng được số lượng người tham gia sự kiện, vừa tăng lượng khách du lịch nước ngoài.
Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chi tiết về các giá trị văn hóa truyền thống để doanh nghiệp tiện tra cứu khi có dự án tổ chức sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước. Hiện nay, doanh nghiệp có nhiều nguồn tài liệu tham khảo về hình ảnh đất nước nhưng các nguồn tài liệu còn phân tán, có nhiều tài liệu không chính thống, nội dung thiếu tin cậy làm mất đi những giá trị truyền thống đích thực của văn hóa bản địa. Bởi vậy, việc phát triển nguồn thông tin về văn hóa truyền thống, hình ảnh đất nước cho tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị tham khảo khi tổ chức sự kiện là rất cần thiết.
Thứ năm, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về giá trị to lớn của văn hóa dân tộc, hình ảnh đất nước đối với đời sống. Nhà nước nên có các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thông qua các kênh truyền thông, định hướng người dân trong việc hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ của văn hóa truyền thống, hoặc tạo ra các trào lưu tìm về nguồn cội, khám phá những nét đặc sắc của văn hóa xưa. Từ đó, nâng cao trình độ am hiểu về văn hóa của nhân dân.