VietnamAirlines tổ chức sự kiện kỉ niệm mối quan hệ hữu nghị 10 năm giữa sân bay quốc tế Chubu Central của Nhật Bản và Vietnam

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 79 - 83)

4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang

2.2.4. VietnamAirlines tổ chức sự kiện kỉ niệm mối quan hệ hữu nghị 10 năm giữa sân bay quốc tế Chubu Central của Nhật Bản và Vietnam

nghị 10 năm giữa sân bay quốc tế Chubu Central của Nhật Bản và Vietnam Airlines

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 10 năm mối quan hệ hữu nghị giữa sân bay quốc tế Chubu Central của Nhật Bản và hãng hàng không Vietnam Airlines tại Nhật Bản, “Lễ hội Xin chào Việt Nam” tại công viên Hisayaodori, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi và Diễn đàn Hợp tác Đầu tư và Khoa học kỹ thuật Việt Nam - Nhật Bản tại Nagoya (Nhật Bản) trước đó đã thu hút đông đảo người dân Nhật Bản, doanh nhân hai nước cũng như những người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại đây.

Lễ hô ̣i “Xin chào Viê ̣t Nam” là sự kiện quảng bá tổng hợp, có quy mô lớn nhất từ trước tới nay được tổ chức ở nước ngoài, với nhiều hoạt động chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa phong phú, đa dạng. “Lễ hội Xin chào Việt Nam” là một lễ hội quy mô lớn giới thiệu về văn hóa Việt Nam đầu tiên được tổ chức bên ngoài Thủ đô Tokyo. Đây cũng là lần đầu tiên, một chính quyền cấp tỉnh của Nhật Bản tham gia vào việc tổ chức một lễ hội văn hóa nước ngoài.

Trong khuôn khổ Lễ hội, ngoài các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Ban tổ chức dành hẳn một khu vực để giới thiệu các lĩnh vực văn hóa, thương mại, du lịch của Việt Nam và một khu vực để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm nông, thủy sản và mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, các quán ăn Việt Nam ở Nagoya đã giới thiệu với khách tham quan các đặc sản của Việt Nam và Nhật Bản.

Đây là hoạt động lớn, cuối cùng trong chuỗi sự kiện “Những ngày Việt Nam tại Nhật Bản năm 2015” diễn ra từ ngày 12 - 22/9 trên 5 thành phố của Nhật Bản. Lượng người đến tham gia Lễ hội năm nay cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người dân Nhật Bản nói chung, và người dân tỉnh Aichi nói riêng đến nền văn hóa, đất nước con người của Việt Nam, cũng như sự quan tâm của các doanh nhân tại đây đối với cơ hội kinh doanh và hợp tác với Việt Nam.

Mở màn cho Lễ hội Xin chào Việt Nam 2015, chương trình biểu diễn nghệ thuật Việt Nam đươ ̣c diễn ra tại Nhà hát Will Aichi . Lễ hội “Xin chào Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Aichi thể hiện lòng mong muốn nhằm thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Aichi với nhân dân các vùng miền khác nhau của Việt Nam, đồng thời là dịp để các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ hội hợp tác, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Aichi với các địa phương Việt Nam ngày càng phát triển.

Trước đó, với sự phối hợp nhiệt tình của các đối tác Nhật Bản như chính quyền tỉnh Aichi, Liên đoàn Kinh tế miền Trung, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nagoya... Diễn đàn Hợp tác Đầu tư và Khoa học kỹ thuật Việt Nam - Nhật Bản tại Nagoya đã diễn ra thành công. Hơn 200 đại biểu là các nhà đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vùng Chubu, cùng đại diện chính quyền các địa phương và doanh nhân Việt Nam đã tham dự Diễn đàn. Hai bên đã trao đ ổi thông tin, tìm hiểu về những tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu hợp tác của nhau trong các lĩnh vực cụ thể như về công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp; giới thiệu về tình hình, triển vọng hợp tác và những ưu đãi dành cho nhau; đồng thời, khẳng định luôn là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của nhau. Sự hào hứng của doanh nhân hai bên, càng cho thấy rõ nhu cầu hợp tác của hai nước. Đây là điều kiện rất tốt cho việc phát triển các mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới; xúc tiến giao lưu giữa người dân tỉnh Aichi và người dân Việt Nam trở nên mạnh mẽ và đa dạng hơn nữa.

2.2.5. Vietnam Airlines tổ chức sự kiện thử nghiệm đồng phục tiếp viên mới nhân dịp 8/3/2015 viên mới nhân dịp 8/3/2015

Trong hai ngày 07 - 08/03/2015, hãng Hàng không Vietnam Airlines đã tổ chức hai chuyến bay đặc biệt giữa Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và ngược lại nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

Trên hai chuyến bay VN257 hành trình Hà Nội - TP Hồ Chí Minh ngày 7/3 và VN236 hành trình TP Hồ Chí Minh - Hà Nội ngày 8/3, Vietnam Airlines đã tổ chức trình diễn đồng phục tiếp viên mới, gửi phiếu khảo sát lấy ý kiến hành khách, và tặng hoa cho tất cả hành khách nữ trên chuyến bay.

Hình 2.8: Ảnh trình diễn đồng phục tiếp viên mới của Vietnam Airlines

Tham dự hai chuyến bay đặc biệt của hãng còn có sự góp mặt của khách mời nổi tiếng là ca sỹ Thanh Lam, nhạc sỹ Quốc Trung và nhà thiết kế Minh Hạnh - chủ trì thiết kế bộ đồng phục tiếp viên mới của Vietnam Airlines. Đặc biệt, qua thông báo của hành khách, Vietnam Airlines đã được hân hạnh chúc mừng hai bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên chuyến bay VN257.

Đây là hai trong số nhiều chuyến bay Vietnam Airlines tiến hành thử nghiệm, giới thiệu và lấy ý kiến hành khách về trang phục tiếp viên, phi công mới trên một số chuyến bay khai thác bằng máy bay Boeing 777/Airbus A330 ở các đường bay giữa Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh, Pháp, Đức.

Trong quá trình thiết kế, sau nhiều vòng nghiên cứu, phát triển ý tưởng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực mỹ thuật, thời trang, lần giới thiệu lấy ý kiến công chúng này là bước cuối cùng để hoàn

thiện trước khi chính thức đưa vào sử dụng từ cuối tháng 5/2015, cùng thời điểm đưa vào khai thác tàu bay mới Boeing 798-9, Airbus A350-900 và thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Đồng thời, việc thử nghiệm lần này cũng nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn, tiện lợi và phù hợp trong điều kiện thực tế.

Để hành khách đưa ra đánh giá về trang phục, trên các chuyến bay nêu trên, Vietnam Airlines đã tiến hành “trình diễn” khi máy bay đang ở chế độ bay bằng. 10 tiếp viên cả nam lẫn nữ đã xếp hàng, đi dọc từ đầu đến cuối máy bay, theo cách những người mẫu trình diễn trang phục. Trước và sau đó, họ phục vụ như bình thường để hành khách nhận xét mức độ tiện dụng của trang phục.

Tiếp viên khoang hạng thương gia mặc đồng phục với tông màu vàng, hạng phổ thông mang tông xanh. Tiếp viên nữ mặc áo dài, nam tiếp viên mang áo di lê và cà vạt cùng màu bên ngoài áo sơ mi.

Khi đón và tiễn khách, tiếp viên nam mặc áo vét đen đồng bộ với quần còn khi phục vụ bữa ăn, tiếp viên nữ đeo tạp dề cùng màu với áo dài.

Kết quả khảo sát cho thấy: Có 85% nhận định bộ áo dài này đẹp. Màu sắc trang nhã, dịu mắt hơn, kiểu dáng năng động, gọn gàng, thuận lợi cho công việc; 15% ý kiến trái chiều, góp ý thêm với bộ đồng phục mới khá cứng so với áo dài truyền thống, nhất là phần eo sau lưng, phần cổ áo cần cách tân hơn nữa, xẻ sâu hơn nữa để tạo sự thoải mái cho người mặc (Nguồn: Vietnam Airlines).

Nằm trong tổng thể chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ lên mức 4 sao, đổi mới đội tàu bay bằng những dòng máy bay mới, hiện đại của thế giới, hệ thống nhận diện thương hiệu của Vietnam Airlines sẽ được đổi mới theo hướng hiện đại, đồng bộ hơn nhưng vẫn đảm bảo được hình ảnh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đại diện hình ảnh cho đất nước năng động, không ngừng đổi mới và phát triển.

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội.

Đồng phục mới của VNA vẫn mang đâ ̣m vẻ đẹp truyền thống , tươ ̣ng trưng cho dân tô ̣c V iê ̣t Nam. Chiếc áo dài được cách tân thướt tha nhưng vẫn năng đô ̣ng, phù hợp công việc trên mỗi chuyến bay của tiếp v iên nữ.

Là một hạng mục quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu, đồng phục phi công, tiếp viên và nhân viên cũng được thay đổi cho phù hợp trong định hướng tổng thể, phù hợp với màu sắc của logo, máy bay và các hạng mục khác như thiết kế phòng chờ, quầy vé, quầy làm thủ tục, hệ thống thẻ nhãn, biển hiệu...

Một phần của tài liệu Quảng bá hình ảnh việt nam thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện của vietnam airlines (khảo sát năm 2014 2015) (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)