4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang
1.4. Quy trình quảng bá hình ảnh đất nƣớc thông qua hoạt động tổ chức sự kiện
chức sự kiện
Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hoạt động tổ chức sự kiện được thực hiện qua 8 bước cụ thể sau:
Bước 1: Xác định công chúng mục tiêu
Quảng bá hình ảnh Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại. Cũng giống như hoạt động marketing, trước
tiên việc quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua hoạt động tổ chức sự kiện cũng phải bắt đầu từ xác định công chúng mục tiêu. Công chúng mục tiêu có thể là một tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và trên thế giới hay những ai quan tâm tới hình ảnh Việt Nam.
Bước 2: Xác định mục tiêu tổ chức sự kiện
Mục tiêu cuối cùng của quảng bá hình ảnh đất nước là tạo dựng những hình ảnh liên tưởng của người trong nước và nước ngoài về đất nước đó, về chính sách kinh tế, chính trị, bản sắc văn hóa, con người, thiên nhiên… Mục tiêu cụ thể của quảng bá hình ảnh đất nước thông qua tổ chức sự kiện là nâng cao nhận thức của công chúng về hình ảnh đất nước; khắc sâu vào tâm trí của công chúng hình ảnh đất nước đi liền với các giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người, thiên nhiên… tạo hiệu ứng lan truyền trong dư luận về hình ảnh đất nước qua các thông điệp mà ban tổ chức sự kiện gửi đến trong sự kiện. Mục tiêu của quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hoạt động tổ chức sự kiện được xây dựng thông qua mô hình “thứ bậc hiệu quả” thông qua sáu tâm trạng của công chúng đối với hình ảnh đất nước là: Biết đến, hiểu rõ, thích, yêu thích, tin tưởng, chấp nhận những giá trị tốt đẹp của đất nước.
Bước 3: Thiết kế thông điệp cho sự kiện
Việc thiết kế thông điệp cho sự kiện đòi hỏi ban tổ chức sự kiện phải giải quyết được bốn vấn đề: nội dung thông điệp, kết cấu của thông điệp, hình thức của thông điệp, nguồn phát thông điệp.
Nội dung thông điệp, cần phải được dựa trên nền tảng là các giá trị văn
hóa dân tộc, giá trị con người, đất nước. Việc thiết kế nội dung thông điệp phải làm nổi bật lên được các giá trị chân - thiện - mỹ của văn hóa dân tộc, giá trị con người, đất nước để từ đó lấy giá trị đó làm đòn bẩy cho hình ảnh đất nước. Bên cạnh đó nội dung phải đảm bảo là hấp dẫn và cuốn hút người tham gia sự kiện. Đồng thời nội dung thông điệp còn nhằm vào ý thức công chúng về tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Kết cấu của thông điệp, đưa ra cá hình ảnh, hành động, sự việc có sử
dụng các giá trị văn hóa truyền thống để người tham dự nhận thấy đất nước có những giá trị tốt đẹp. Thông qua sự kiện sẽ rút ra kết luận về các thông điệp mà ban tổ chức sự kiện muốn truyền tải.
Hình thức của thông điệp, thường mang tính ẩn dụ và được truyền tải
một cách khéo léo, không phô diễn thông qua các tiết mục văn hóa trong sự kiện. Người tham gia sự kiện sẽ dần ngẫm ra những gì mà ban tổ chức sự kiện muốn nói. Hình thức cũng có thể là sự khuếch trương được truyền thẳng từ ban tổ chức sự kiện đến công chúng để họ có ấn tượng mạnh ngay tại sự kiện qua lời phát ngôn của nhà tổ chức. Nếu kết hợp được những thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp thì ban tổ chức sự kiện sẽ rất thành công trong việc khắc sâu hình ảnh đất nước trong tâm trí công chúng.
Nguồn phát thông điệp, có thể là các quan chức, khách mời đặc biệt, lãnh đạo ban tổ chức, người dẫn chương trình phát biểu tại sự kiện, nhưng đó cũng có thể là các tiết mục biểu diễn âm nhạc dân tộc, các món ăn truyền thống, buổi biểu diễn trang phục truyền thống, lễ hội và trò chơi dân gian, các tác phẩm văn chương, điện ảnh, các sản phẩm thủ công truyền thống… Nếu hình thức thông điệp là trực tiếp thì nguồn phát thường là con người, còn với hình thức gián tiếp thì nguồn phát thông điệp là các tiết mục văn hóa tại sự kiện. Ban tổ chức sự kiện có thể kết hợp cả hai loại nguồn phát này để thông điệp được gửi đi.
Bước 4: Lựa chọn loại hình sự kiện
Ban tổ chức phải xác định cụ thể loại hình sự kiện để quảng bá hình ảnh đất nước như hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm… Tuy nhiên, khi lựa chọn loại hình nào, hay lĩnh vực gì thì các đơn vị tổ chức cần phải có kiến thức và kỹ năng về tổ chức sự kiê ̣n cũng như am hiểu về lĩnh vực đó.
Tổng ngân sách cho một sự kiện tùy thuộc vào quy mô dự tính của sự kiện và mục tiêu chung của ban tổ chức. Một sự kiện quảng bá hình ảnh đất nước cần chi phí để chuẩn bị cơ sở vật chất, quảng cáo cho sự kiện, thuê chuyên gia tư vấn về nội dung văn hóa, thuê địa điểm cho sự kiện… Việc phân bổ chi phí cho sự kiện phải được hạch toán cụ thể từ khi lập kế hoạch cho sự kiện nhằm giảm thiểu những rủi ro, thiếu sót về tài chính trong quá trình tổ chức. Ngoài ra việc phân bổ ngân sách cho sự kiện còn phụ thuộc vào đánh giá của ban tổ chức về lợi ích cận biên mà việc tổ chức sự kiện mang lại.
Bước 6: Quyết định hệ thống các biện pháp quảng bá
Quảng bá hình ảnh đất nước không chỉ được thực hiện khi diễn ra mà còn phải được thực hiện từ trước hoặc sau đó như quảng cáo cho sự kiện, phát tán dư âm của sự kiện,… Bởi vậy, ban tổ chức sự kiện phải có hệ thống các biện pháp quảng bá hình ảnh thông qua sự kiện một cách hợp lý và ăn ý với nhau, tránh xảy ra sự chồng chéo hay thiếu hụt, gây mất thời gian.
Bước 7: Lượng hóa kết quả quảng bá
Việc đo lường hình ảnh đất nước sau khi tổ chức xong các sự kiện nhằm đánh giá tác dụng của hoạt động quảng bá và xác định những sai lầm, thiếu sót để khắc phục vào những lần sau. Sau khi sự kiện diễn ra, ban tổ chức tiến hành khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận được thông điệp quảng cáo của ban tổ chức hay không, cách thức truyền tải đã hợp lý chưa, họ cảm thấy thế nào về thông điệp đó, những thông điệp đó đã ăn khớp với các giá trị văn hóa dân tộc hay chưa, thái độ trước kia và hiện nay của công chúng đối với hình ảnh đất nước ra sao.
Bước 8: Kiểm soát quá trình quảng bá
Bước này nhằm tiến hành kiểm soát và xử lý rủi ro phát sinh trong suốt quá trình sự kiện diễn ra và sau khi sự kiện kết thúc. Những sự cố cần phải ngay lập tức được xử lý để tránh ảnh hưởng đến thành công của sự kiện. Đôi
khi chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể làm cho sự kiện bị thất bại hoàn toàn và hình ảnh đất nước cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu bước này không được thực hiện tốt thì hoạt động quảng bá qua sự kiện sẽ bị phản tác dụng.
TIỂU KẾT
Tuyên truyền quảng bá hình ảnh của đất nước nói chung thể hiện ở việc nâng cao vi ̣ thế hình ảnh của một đất nước , một vùng, một miền, một khu vực hay nói cách khác là hình ảnh của một điểm đến nhất định nào đó và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, nhà đầu tư... Tuyên truyền quảng bá hình ảnh của đất nước là hoạt động giới thiệu, cung cấp các thông tin liên quan tới hình ảnh của điểm đến hoặc hình ảnh của sản phẩm du lịch, kinh tế, chính trị… nâng cao hình ảnh của điểm đến hoặc, của sản phẩm du lịch, kinh tế, chính trị… và kích hoạt nhu cầu đi du lịch, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm sản phẩm du lịch.
Tổ chức sự kiê ̣n được coi là viê ̣c ta ̣o ra mô ̣t cái cớ tốt để thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và các nhóm đối tượng công chúng mu ̣c tiêu . Mô ̣t sự kiê ̣n thàn h công sẽ ta ̣o ra những tác đô ̣ng truyền thông hiê ̣u quả trực tiếp với những người tham gia sự kiê ̣n .
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu khái quát chung về quảng bá hình ảnh đất nước và tổ chức sự kiện. Từ những khái niệm đã được công bố rút ra một khái niệm cụ thể hơn; khẳng định vai trò của hoạt động quảng bá hình ảnh của đất nước và đánh giá tác động của hoạt động này đến các mặt của đời sống.
Tác giả nghiên cứu sâu về phương thức quảng bá hình ảnh đất nước của một số hãng hàng không đất nước như Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về phương thức quảng bá hình ảnh đất nước của Vietnam Airlines.
Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu 8 bước trong quy trình quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hoạt động tổ chức sự kiện. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước của hãng hàng không Việt Nam nói chung cũng như của hãng hàng không Vietnam Airlines trong giai đoạn từ 2014-2015.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA VIETNAM AIRLINES