4 Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Tổng quan về PR và những kỹ năng PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trang
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nước qua hoạt động tổ chức sự kiện
ảnh đất nước qua hoạt động tổ chức sự kiện
Vấn đề nâng cao nhận thức của VNA về tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hoạt động tổ chức sự kiện được đặt lên hàng đầu. Khi nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới kéo theo môi trường
cạnh tranh nội địa cũng trở nên gay gắt. Cách tốt nhất để tạo sự khác biệt cho sản phẩm là gắn giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc Việt Nam mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Hoạt động quảng bá của VNA từ trước tới nay mới chỉ quan tâm khai thác tới thị trường tiềm năng mà mình quan tâm, cụ thể là các hoạt động đó khai thác nhằm chủ yếu phục vụ cho việc mở rộng thị trường của VNA. Tuy nhiên cũng có những tác động tích cực nhất định tới du lịch nhưng như vậy là chưa đủ. Cũng có thể hiểu được trong điều kiện VNA vẫn còn hạn hẹp về kinh phí dành cho hoạt động này. Các hoạt động đầu tư tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước của VNA chưa thật mạnh mẽ. Với các điều kiện trên thì việc ưu tiên đầu tư có trọng điểm ở một số thị trường mà VNA và đơn vị tổ chứ c sự kiê ̣n cùng tập trung khai thác là điều cần thiết.
Để thực hiện tốt công tác trên thì cần phải có sự điều phối của nhà nước, cụ thể là ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, bởi lẽ cần có sự phối kết hợp của nhiều ngành trong đó có sự tham gia của VNA và ngành Du lịch. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách cụ thể đối với các hoạt động này. Các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nước qua hoạt động tổ chức sự kiện của VNA cũng cần chủ động phối hợp với bộ ban, ngành, xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược tuyên truyền nâng cao nhận thức về quảng bá hình ảnh đất nước như:
-Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ và văn hoá giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh hàng không cho đội ngũ cán bộ làm tổ chức sự kiê ̣n;
-Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quảng bá hình ảnh đất nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích...
-Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hình ảnh đất nước trong các đoàn thể và tầng lớp nhân dân;
Các nội dung cơ bản của chính sách gồm:
- Xác định thị trường trọng điểm mà VNA và ngành du lịch hướng tới theo từng giai đoạn cụ thể;
- Xác định trách nhiệm của các bên liên quan;
- Phối hợp tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch, chiến dịch quảng bá cụ thể;
- Bố trí ngân sách hợp lý, có các bên tham gia đóng góp trong các hoạt động; - Trách nhiệm của các bên tham gia và hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động khai thác tại thị trường đó;
Du lịch được truyền miệng từ du khách đã trải nghiệm tới những thị trường khách tiềm năng được coi là một hình thức “quảng cáo” các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ, là một biện pháp rất hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước. Tại các sân bay, lực lượng nhân viên làm việc trực tiếp là rất lớn. Như vậy qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với du khách, hình ảnh của đất nước con người Việt Nam được du khách tiếp nhận trực tiếp. Xây dựng hình ảnh nụ cười thân thiện, lòng mến khách, nhiệt tình của nhân viên làm việc tại sân bay với du khách là điều cần thiết. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng đã tiến hành chương trình tập huấn nâng cao nhận thức và văn hóa ứng xử - giao tiếp, đặc biệt là “tập nở nụ cười thân thiện” cho những người làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với du khách.