Nhân tố về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

8. Kết cấu của đề tài

1.4.2 Nhân tố về điều kiện tự nhiên

Bất kỳ một quốc gia nào, một vùng nào dù lớn hay nhỏ đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, lợi thế và hạn chế có thể chuyển hóa

cho nhau, vấn đề là phải biết chọn thời cơ để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế. Trong việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý thì điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng quyết định đến việc phát triển cây trồng, loại đất nào, khí hậu nào sẽ phù hợp với loại cây trồng nào để đưa vào sản xuất. Chẳng hạn như đối với cây khóm: đất phải xốp, tương đối nhẹ, thoáng khí, thoáng nước tốt, tầng canh tác lớn hơn 50 cm, độ phì cao, pH từ 4,5 - 5,5, độ dốc vừa phải thuận tiện cho việc xây dựng ruộng khóm, đồi khóm thâm canh và quy hoạch, vận chuyển. Việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với quy hoạch phát riển các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nó góp phần khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển tốt vùng nguyên liệu gắn với việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, giao thông… từng bước hình thành vùng chuyên canh, sẽ tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa nhiều hơn tốt hơn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)