Tình hình phát triển khóm ởmột số địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 34 - 38)

8. Kết cấu của đề tài

1.5.2 Tình hình phát triển khóm ởmột số địa phương

Theo J.Lan (1928) và Nguyễn Công Huân (1939) thì cây khóm đã có mặt tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm cùng với sự khai thác thuộc địa bàn của thực dân Pháp. Năm 1913 người Pháp đã đưa khóm trồng đầu tiên ở trại canh nông Thanh Ba - Phú Thọ. Giống khóm này được nhân dân gọi là khóm tây. Sau đó được lan rộng ra các trại khác như Phú Hộ, Tuyên Quang (Trần Thế Tục, 1996). Như vậy cây khóm có mặt ở Việt Nam là rất sớm.

Bảng 1.2: Tình hình phát triển khóm ở Việt Nam

(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp)

Nhìn chung, sự phát triển nghề trồng khóm ở nước ta gắn bó chặt chẽ với công nghệ chế biến đồ hộp. Năm 2013 diện tích trồng khóm cả nước là 35,8 ngàn ha, năng suất bình quân cả nước chỉ đạt 92,3 ta/ha. Trong phạm vi toàn quốc thì vùng đồng bằng sông Hồng có năng suất khóm bình quân cao nhất đạt 194,9 tạ/ha. Về sản lượng khóm năm 2013 đạt 284,1 ngàn tấn, sản lượng khóm tập trung chủ yếu ở miền nam đạt 221,5 ngàn tấn (chiếm 78% tổng sản lượng cả nước) miền bắc chỉ có 68,6 ngàn tấn (chiếm 22% sản lượng cả nước). Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NoN & PTNT và sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương, một số địa phương trên cả nước đã triển khai mở rộng diện tích khóm Cayenne xây dựng vùng chuyên canh khóm đạt năng suất cao, tạo nguồn nguyên liệu để chế biến. Từ 2008 đến tháng 10/2013, Chính phủ và nhiều tỉnh, doanh nghiệp đã đầu tư 134,93 tỷ đồng (trong đó vốn trung ương là 50,88 tỷ, địa phương và doanh nghiệp 84,05 tỷ) để nhập 1,85 tỷ chồi giống khóm Cayenne từ Thái Lan, Trung Quốc được trồng ở 20 tỉnh thành trong cả nước. Nhiều diện tích trồng từ năm 2008 đến năm 2013 đã cho thu hoạch, năng suất cao gấp 2 - 3 lần so với giống khóm Queen, nhiều mô hình đạt năng suất 70 - 80 tấn/ha, có thu nhập khá cao. Cùng với chương trình giống, nhiều cơ sở nhân nhanh giống khóm đã ra đời, hàng triệu chồi đã được sản xuất và cung ứng cho trồng mới ngay trên địa bàn. Tuy nhiên diện tích sản xuất khóm Cayenne đã được triển khi đến đến nay còn ở mức khiêm

tốn so với mục tiêu đặt ra. Cụ thể ở bảng sau, kết quả điều tra cho thấy đến tháng 10/2013, diện tích vùng khóm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đã và đang xây dựng là 24.222 ha. Trong đó diện khóm Cayenne có 3.336 ha chiếm 13,6% còn lại là giống khóm Queen chiếm 86,2%. Diện tích khóm nguyên liệu các nhà máy phía bắc là 6.148 ha, khóm Cayenne đạt 2.621 ha - chiếm 43,3% diện tích vùng nguyên liệu hiện có, với diện tích này mới chỉ đạt vào khoảng 28,8% diện tích yêu cầu của các nguyên liệu. Cụ thể Bắc Giang đạt 41,2%, Ninh Bình đạt 39,9%, Nghệ An đạt 25,9%, Thanh Hóa đạt 87,7%, Đồng Nai đạt 22,5% diện tích vùng quy hoạch cần đạt được. Từ đó thấy trong các vùng nguyên liệu khóm thì Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An là có tốc độ phát triển khóm Cayenne là khá cao.

Bảng 1.3 Biến động diện tích khóm Queen và khóm Cayenne tại các vùng nhà máy chế biến khóm

Qua 3 năm mở rộng vùng trồng, diện tích khóm của Nghệ An đạt 695 ha, Ninh Bình đạt 520 ha và Thanh Hóa đạt 522 ha. Đạt được kết quả này là do chính sách của các tỉnh, nhà máy trong thời gian qua đã khuyến khích, đầu tư việc mở rộng diện tích trồng khóm Cayenne. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các vùng trồng phía bắc thiếu giống nên phải nhập giống từ Trung Quốc, Thái Lan nên ít nhiều đã có ảnh hưởng đến năng suất. Như vậy có thể thấy hiện nay việc phát triển khóm là một việc làm cần thiết, trong đó quan trọng hơn là tạo ra giống đủ và có năng suất cao. Có như thế mới góp phần phát triển tốt vùng trồng, đồng thời thúc đẩy công nghệp chế biến phát triển.

Việc phát triển các vùng khóm nguyên liệu là điều tất yếu. Tuy nhiên mức độ ổn định của các vùng khóm nguyên liệu là khác nhau. Trong số các nhà máy đã được xây dựng và đi vào hoạt động thì chưa có nhà máy nào có đủ nguyên liệu cung cấp theo công suất thiết kế. Trong các vùng nguyên liệu thì vùng Đồng Giao được xem là nơi có điều kiện chủ động nhất cũng chỉ mới đạt 60 - 65% nhu cầu. Các vùng nguyên liệu đều gặp một số hạn chế nhất định.

- Vùng Bắc Giang: gặp một số khó khăn về nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng tới năng suất khóm. Quy mô sản xuất của vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, nông dân thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

- Vùng Thanh Hóa: Vùng nguyên liệu này được đánh giá là ổn định. Về tổng thể, khí hậu ở đây phù hợp cho cây khóm phát triển, tuy nhiên nhiệt độ bình quân và lượng mưa tháng 1,2,3 còn thấp hơn chút ít so với nhu cầu của cây khóm.

- Vùng Nghệ An: khóm ở đây đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu ngoại cảnh của cây khóm. Các yếu tố ảnh hưởng chính đối với sản xuất khóm ở đây là: phân bố mưa không đều, giao thông gặp nhiều khó khăn, nông dân chưa quen với tiến độ kỹ thuật trong đầu tư thâm canh khóm.

- Vùng Hà Tĩnh: đây được đánh giá là chưa ổn định, khó khăn còn nhiều. Hà Tĩnh có lượng mưa và phân bổ mưa không đều, bên cạnh đó gió nóng và lượng bốc hơi cao ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của khóm. Đất đai trong vùng manh mún, không tập trung, đặc biệt vùng quy hoạch chất lượng đất xấu. Trình độ dân trí thấp, người nông dân ít vốn và chưa được những đầu tư từ nhà máy.

Những khó khăn, hạn chế nêu trên cho thấy rằng, để có thể phát triển khóm, bên cạnh các giải pháp tầm vĩ mô thì còn phải giúp cho người nông dân nâng cao trình độ thâm, canh khóm. Các chủ trương chính sách phải thật sự hướng vào người sản xuất thì mới đem lại hiệu quả bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)