Định hướng và mục tiêu phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 81 - 83)

8. Kết cấu của đề tài

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

 Định hướng

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với mong muốn rút ngắn thời gian so với các quá trình công nghiệp hóa cổ điển, vị trí của vấn đề nông nghiệp và nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ không giảm phần quan trọng. Đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, hiện nay theo số liệu tổng cục thống kê năm 2019 có tới hơn 65,6% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, khoảng 38% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và có tới 80% dân nghèo là nông dân, mức thu nhập thấp cũng ở nông thôn và sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị cũng có khoảng cách lớn. Nếu không tạo được nhịp độ phát triển mạnh trong nông nghiệp và nông thôn thì không thể nói dến việc công nghiệp hóa được. Với nông nghiệp và nông thôn phát triển, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có nền tảng ổn định kinh tế, có được nguồn nhân lực có chất lượng nâng cao, nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, thị trường mở rộng. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ mới trong kỹ thuật và tổ chức nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói chung và ngành khóm nói riêng không chỉ tạo ra nền tảng mà còn là động lực tạo nguồn tích lũy ban đầu cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho vùng nông thôn và khu vực nông nghiệp.

Trong các năm tiếp theo, chính quyền tỉnh Tiền Giang cần xác định rõ ràng mục tiêu phát triển sản xuất khóm nguyên liệu trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần được triển khai, từ đó từng bước nâng cao năng suất cũng như chất lượng, kết quả và hiệu quả kinh tế cao.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã nêu rõ: Huy động nguồn lực trong cũng như ngoài để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường. Cần có định hướng phát triển với các nội dung sau:

Thứ nhất, kết hợp xây dựng kinh tế chuẩn theo hệ thống chính trị của Đảng và

Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới giao thông cho phù

hợp với chiến lược phát triển kinh tế, có trọng tâm, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, tiếp tục tăng trưởng KT - XH trong các năm tiếp theo.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội

trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm, phát triển KT - XH gắn liền với giữ vững quốc phòng an ninh, đảm bảo

trật tự xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ sáu, tập trung quy hoạch diện tích trồng khóm nguyên liệu, đầu tư thâm canh

chiều sâu và hỗ trợ kinh phí đầu tư trong sản xuất khóm cũng như hỗ trợ chính sách lãi vay cho hộ sản xuất trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất khóm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Đối với việc định hướng phát triển cây khóm: quá trình phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh có truyền thống lâu đời, qua các năm đã có những biến động về cả diện tích, năng suất, chất lượng, giá cả trên thị trường. Để ổn định sản xuất khóm trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo, hộ dân và các đơn vị sản xuất cần thực hiện theo mục đích chung của sự phát triển kinh tế cả nước và theo nghị quyết của toàn tỉnh.

 Mục tiêu

- Đến năm 2025, diện tích cây khóm của tỉnh đều hướng vào sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, trong đó có 20 - 30% diện tích được chứng nhận GAP.

- Phát triển khóm thành loại trái cây có vị thế vững chắc trong khu vực; hiện đại hóa công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Phát triển vùng nguyên liệu khóm phải đi liền với quy hoạch phá triển công nghiệp chế biến khóm.

- Vùng khóm chuyên canh tại huyện Tân Phước định hướng phát triển 16.000 ha tại các xã: Tân Hòa Thành, Hưng Thạnh, Tân Lập 1, Tân Lập 2, Mỹ Phước, Phước Lập, Tân Hòa Tây, Thạnh Hòa, Thạnh Tân, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và vùng đất nong trường Tân Lập; tổng sản lượng dự báo trên 265.000 tấn. Trong điều kiện thuận lợi về

thị trường, diện tích khóm có thể tăng lên đến 17.500 ha trên các đất liếp có công trình chống lũ và có hệ thống đê bao, cống đầu mối, trạm bơm tiêu lũ.

Nhìn chung, việc phát triển cây khóm phải được thể hiện qua các nội dung: diện tích sản xuất ổn định qua các năm, năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng đánh giá cao, thị trường ngày càng được mở rộng đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn, bảo vệ môi trường lành mạnh, văn minh, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, sức khỏe, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)