8. Kết cấu của đề tài
1.5 Kinh nghiệm phát triển cây khóm cho tỉnh Tiền Giang
Cây khóm được trồng tại hơn 75 nước trên thế giới. Năm 2013 diện tích khóm thế giới đạt 766,1 ngàn ha, trong đó diện tích khóm ở Châu Á đạt 390,8 ngàn ha, chiếm 51% diện tích toàn thế giới. Các nước có diện tích khóm lớn nhất hiện nay là Nigeria có 115 nghìn ha (chiếm 15% diện tích thế giới), Thái Lan 97,3 nghìn ha (chiếm 12,7%), Ấn Độ 80 nghìn ha (chiếm 10,4%), Brasil 59,3 nghìn ha, Trung Quốc 57,7 nghìn ha, Philipin 45 nghìn ha và Việt Nam 37,5 nghìn ha.
Năng suất khóm bình quân thế giới năm 2013 đạt 179,3 tạ/ha, khu vực có năng suất bình quân cao nhất là châu âu đạt 377,1 tạ/ha, tiếp đến là vùng Bắc và Trung Mỹ 286,2 tạ/ha, Châu Phi là nơi có năng suất thấp nhất chỉ đạt trung bình 107,2 tạ/ha. Các nước có năng suất đạt trên 400 tạ/ha bao gồm bờ biển ngà và Mêhicô. Các nước có năng suất đạt trên 200 tạ/ha như Thái Lan, Trung Quốc, Ecuado, Brasil. Năng suất khóm Việt Nam năm 2013 đạt 79,8 tạ/ha thuộc những nước có năng suất thấp nhất thế giới.
(Nguồn: FAO, 2013)
Sản lượng khóm thế giới năm 2013 đạt 13,739 nghìn tấn tập trung chủ yếu tại châu á với các nước như Thái Lan (2.300 nghìn tấn), Philipine (1.572 nghìn tấn), Brasil (1.442 nghìn tấn), Trung Quốc (1.284 nghìn tấn). Sản lượng Việt Nam chỉ chiếm 2,5% sản lượng khóm thế giới.
Qua tình hình phát triển khóm của các nước trên thế giới đã có thể thấy rất nhiều điều được rút thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Những nước phát triển mạnh mẽ về khóm như Trung Quốc, Ấn Độ… vì họ có môi trường tự nhiên và quỹ đất đai rộng lớn nên quy mô trồng khóm cũng lớn, hơn nữa các mô hình của các nước là trang trại tập trung quy mô lớn xuất thân từ việc đồn điền đổi thửa. Các hệ thống trang trại này được liên kết chặt chẽ với nhau đồng thời tạo lập
một hệ thống công nghiệp chế biến và các hệ thống công ty, nhà nước luôn được cải thiện vị trí xã hội, chính trị của nông dân và tăng cường lợi thế nông dân trong việc sản xuất khóm.
- Các biện pháp canh tác hữu cơ bắt buộc phải hạn chế một cách rõ rệt việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà chúng làm tổn hại đến môi trường hoặc để lại dư lượng của chúng ở sản phẩm cuối cùng. Các nước nhập khẩu có quy định rất chặt chẽ cho nước sản xuất phải thực hiện nghiêm ngặt các đạo luật trên nước đó khi các sản phảm đó được coi là sản phẩm hữu cơ. Hệ thống sản xuất được kiểm tra theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Mục đích của việc đó là đạt đến hệ sinh thái nông nghiệp thích hợp nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường, xã hội, kinh tế.
1.5.2 Tình hình phát triển khóm ởmột số địa phương
Theo J.Lan (1928) và Nguyễn Công Huân (1939) thì cây khóm đã có mặt tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm cùng với sự khai thác thuộc địa bàn của thực dân Pháp. Năm 1913 người Pháp đã đưa khóm trồng đầu tiên ở trại canh nông Thanh Ba - Phú Thọ. Giống khóm này được nhân dân gọi là khóm tây. Sau đó được lan rộng ra các trại khác như Phú Hộ, Tuyên Quang (Trần Thế Tục, 1996). Như vậy cây khóm có mặt ở Việt Nam là rất sớm.
Bảng 1.2: Tình hình phát triển khóm ở Việt Nam
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp)
Nhìn chung, sự phát triển nghề trồng khóm ở nước ta gắn bó chặt chẽ với công nghệ chế biến đồ hộp. Năm 2013 diện tích trồng khóm cả nước là 35,8 ngàn ha, năng suất bình quân cả nước chỉ đạt 92,3 ta/ha. Trong phạm vi toàn quốc thì vùng đồng bằng sông Hồng có năng suất khóm bình quân cao nhất đạt 194,9 tạ/ha. Về sản lượng khóm năm 2013 đạt 284,1 ngàn tấn, sản lượng khóm tập trung chủ yếu ở miền nam đạt 221,5 ngàn tấn (chiếm 78% tổng sản lượng cả nước) miền bắc chỉ có 68,6 ngàn tấn (chiếm 22% sản lượng cả nước). Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NoN & PTNT và sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương, một số địa phương trên cả nước đã triển khai mở rộng diện tích khóm Cayenne xây dựng vùng chuyên canh khóm đạt năng suất cao, tạo nguồn nguyên liệu để chế biến. Từ 2008 đến tháng 10/2013, Chính phủ và nhiều tỉnh, doanh nghiệp đã đầu tư 134,93 tỷ đồng (trong đó vốn trung ương là 50,88 tỷ, địa phương và doanh nghiệp 84,05 tỷ) để nhập 1,85 tỷ chồi giống khóm Cayenne từ Thái Lan, Trung Quốc được trồng ở 20 tỉnh thành trong cả nước. Nhiều diện tích trồng từ năm 2008 đến năm 2013 đã cho thu hoạch, năng suất cao gấp 2 - 3 lần so với giống khóm Queen, nhiều mô hình đạt năng suất 70 - 80 tấn/ha, có thu nhập khá cao. Cùng với chương trình giống, nhiều cơ sở nhân nhanh giống khóm đã ra đời, hàng triệu chồi đã được sản xuất và cung ứng cho trồng mới ngay trên địa bàn. Tuy nhiên diện tích sản xuất khóm Cayenne đã được triển khi đến đến nay còn ở mức khiêm
tốn so với mục tiêu đặt ra. Cụ thể ở bảng sau, kết quả điều tra cho thấy đến tháng 10/2013, diện tích vùng khóm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đã và đang xây dựng là 24.222 ha. Trong đó diện khóm Cayenne có 3.336 ha chiếm 13,6% còn lại là giống khóm Queen chiếm 86,2%. Diện tích khóm nguyên liệu các nhà máy phía bắc là 6.148 ha, khóm Cayenne đạt 2.621 ha - chiếm 43,3% diện tích vùng nguyên liệu hiện có, với diện tích này mới chỉ đạt vào khoảng 28,8% diện tích yêu cầu của các nguyên liệu. Cụ thể Bắc Giang đạt 41,2%, Ninh Bình đạt 39,9%, Nghệ An đạt 25,9%, Thanh Hóa đạt 87,7%, Đồng Nai đạt 22,5% diện tích vùng quy hoạch cần đạt được. Từ đó thấy trong các vùng nguyên liệu khóm thì Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An là có tốc độ phát triển khóm Cayenne là khá cao.
Bảng 1.3 Biến động diện tích khóm Queen và khóm Cayenne tại các vùng nhà máy chế biến khóm
Qua 3 năm mở rộng vùng trồng, diện tích khóm của Nghệ An đạt 695 ha, Ninh Bình đạt 520 ha và Thanh Hóa đạt 522 ha. Đạt được kết quả này là do chính sách của các tỉnh, nhà máy trong thời gian qua đã khuyến khích, đầu tư việc mở rộng diện tích trồng khóm Cayenne. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các vùng trồng phía bắc thiếu giống nên phải nhập giống từ Trung Quốc, Thái Lan nên ít nhiều đã có ảnh hưởng đến năng suất. Như vậy có thể thấy hiện nay việc phát triển khóm là một việc làm cần thiết, trong đó quan trọng hơn là tạo ra giống đủ và có năng suất cao. Có như thế mới góp phần phát triển tốt vùng trồng, đồng thời thúc đẩy công nghệp chế biến phát triển.
Việc phát triển các vùng khóm nguyên liệu là điều tất yếu. Tuy nhiên mức độ ổn định của các vùng khóm nguyên liệu là khác nhau. Trong số các nhà máy đã được xây dựng và đi vào hoạt động thì chưa có nhà máy nào có đủ nguyên liệu cung cấp theo công suất thiết kế. Trong các vùng nguyên liệu thì vùng Đồng Giao được xem là nơi có điều kiện chủ động nhất cũng chỉ mới đạt 60 - 65% nhu cầu. Các vùng nguyên liệu đều gặp một số hạn chế nhất định.
- Vùng Bắc Giang: gặp một số khó khăn về nhiệt độ, lượng mưa ảnh hưởng tới năng suất khóm. Quy mô sản xuất của vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, nông dân thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Vùng Thanh Hóa: Vùng nguyên liệu này được đánh giá là ổn định. Về tổng thể, khí hậu ở đây phù hợp cho cây khóm phát triển, tuy nhiên nhiệt độ bình quân và lượng mưa tháng 1,2,3 còn thấp hơn chút ít so với nhu cầu của cây khóm.
- Vùng Nghệ An: khóm ở đây đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu ngoại cảnh của cây khóm. Các yếu tố ảnh hưởng chính đối với sản xuất khóm ở đây là: phân bố mưa không đều, giao thông gặp nhiều khó khăn, nông dân chưa quen với tiến độ kỹ thuật trong đầu tư thâm canh khóm.
- Vùng Hà Tĩnh: đây được đánh giá là chưa ổn định, khó khăn còn nhiều. Hà Tĩnh có lượng mưa và phân bổ mưa không đều, bên cạnh đó gió nóng và lượng bốc hơi cao ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của khóm. Đất đai trong vùng manh mún, không tập trung, đặc biệt vùng quy hoạch chất lượng đất xấu. Trình độ dân trí thấp, người nông dân ít vốn và chưa được những đầu tư từ nhà máy.
Những khó khăn, hạn chế nêu trên cho thấy rằng, để có thể phát triển khóm, bên cạnh các giải pháp tầm vĩ mô thì còn phải giúp cho người nông dân nâng cao trình độ thâm, canh khóm. Các chủ trương chính sách phải thật sự hướng vào người sản xuất thì mới đem lại hiệu quả bền vững.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm phát triển cây khómđối với tỉnh Tiền Giang
Thông qua việc đọc, tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan tới cây khóm của tác giả trước đây đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Tập trung nghiên cứu vấn đề sản xuất khóm trong hộ nông dân nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng.
- Qua nghiên cứu việc sản xuất khóm trong nông trường và ngoài nông trường, thì việc sản xuất khóm ngoài nông trường đang được mở rộng và chú trọng hơn, tuy nhiên việc đầu tư chưa hiệu quả, dẫn tới năng suất chưa cao.
- Các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu sâu về vấn đề sản xuất trong hộ dân, chưa tìm hiểu về sản xuất, ổn định bền vững vùng khóm nguyên liệu, chính vì vậy mà cần tập trung vào nghiên cứu phát triển bền vững khóm trong hộ nông dân chi tiết hơn và đi sâu hơn nữa về vấn đề này.
- Vận dụng tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả để bổ sung, đầy đủ hơn trong bài luận văn của tác giả.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây khóm, đưa ra các khái niệm về khóm, phát triển cây, đặc điểm và vai trò của việc phát triển cây khóm. Bên cạnh đó phân tích các nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây khóm để làm tiền đề để phân tích thực trạng chương sau. Tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cây khóm tại các địa phương trong nước và các nghiên cứu ngoài nước, rút ra được bài học kinh nghiệm đối với hoạt động phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY KHÓM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trả dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120km. Trung tâm thành phố Mỹ Tho - tỉnh lỵ Tiền Giang cách trung tâm TP HCM 70km về hướng Tây Nam và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 90km về hướng Đông Bắc.
Tiền Giang là một vùng đất phù sa, bằng phẳng, màu mỡ, chạy dài từ đông qua tây ở giữa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Vị trí địa lý thiên nhiên không những thích hợp cho phát triển nông nghiệp, cảng, biển, mà còn có tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp nhờ tiếp cận với tỉnh và thành phố năng động, như Long An và Sài Gòn và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tỉnh Tiền Giang còn là một trong 7 tỉnh của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam mở hướng phát triển kinh tế và xã hội đầu tàu của nước. Vùng này đặc biệt chú ý đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững. ĐBSCL có 13 tỉnh; thành phố; tổng diện tích độ 4 triệu ha; trong đó, đất tốt, giàu phù sa chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Vùng này sản xuất hơn 50% sản lượng lúa toàn quốc và xuất khẩu gạo chiếm đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy hải sản và 70% sản lượng trái cây cả nước.
Tỉnh Tiền Giang giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnhLong An và TP HCM.
- Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. - Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: http://tiengiang.gov.vn/)
Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.510,61 km2, chiếm 0,76% diện tích cả nước, 6,2% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Địa hình thổ nhưỡng
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
Khí hậu : Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,90C; tổng tích ôn cả năm 10.1830C/năm.
Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.
Dân số
Dân số trung bình năm 2019 là 1.764.185 người với mật độ 698 người/km2. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị trấn Cai Lậy. Về giới tính, Dân số nam chiếm 49,08%, dân số nữ chiếm 50,92%. Dân số sau 10 năm kể từ năm 2009 đã tăng hơn 92.000 người.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế
Trong định hướng phát triển Tiền Giang đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng các huyện phía Đông là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại hình công nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản; cùng các tiềm năng về du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá... Vùng các huyện phía Tây có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế Quốc lộ 1. Ngoài ra, vùng còn có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nơi hội tụ của ba vùng sinh thái như sinh thái mặn, ngọt gắn với sinh thái sông nước, cây ăn trái và sinh thái vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười... Và vùng thành phố Mỹ Tho - Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chủ