Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 39)

8. Kết cấu của đề tài

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trả dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120km. Trung tâm thành phố Mỹ Tho - tỉnh lỵ Tiền Giang cách trung tâm TP HCM 70km về hướng Tây Nam và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 90km về hướng Đông Bắc.

Tiền Giang là một vùng đất phù sa, bằng phẳng, màu mỡ, chạy dài từ đông qua tây ở giữa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Vị trí địa lý thiên nhiên không những thích hợp cho phát triển nông nghiệp, cảng, biển, mà còn có tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp nhờ tiếp cận với tỉnh và thành phố năng động, như Long An và Sài Gòn và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tỉnh Tiền Giang còn là một trong 7 tỉnh của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam mở hướng phát triển kinh tế và xã hội đầu tàu của nước. Vùng này đặc biệt chú ý đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững. ĐBSCL có 13 tỉnh; thành phố; tổng diện tích độ 4 triệu ha; trong đó, đất tốt, giàu phù sa chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Vùng này sản xuất hơn 50% sản lượng lúa toàn quốc và xuất khẩu gạo chiếm đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy hải sản và 70% sản lượng trái cây cả nước.

Tỉnh Tiền Giang giáp với các tỉnh như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnhLong An và TP HCM.

- Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. - Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre.

- Phía Đông giáp biển Đông.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

(Nguồn: http://tiengiang.gov.vn/)

Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.510,61 km2, chiếm 0,76% diện tích cả nước, 6,2% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 Địa hình thổ nhưỡng

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.

Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.

 Khí hậu : Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,90C; tổng tích ôn cả năm 10.1830C/năm.

Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.

Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

 Dân số

Dân số trung bình năm 2019 là 1.764.185 người với mật độ 698 người/km2. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị trấn Cai Lậy. Về giới tính, Dân số nam chiếm 49,08%, dân số nữ chiếm 50,92%. Dân số sau 10 năm kể từ năm 2009 đã tăng hơn 92.000 người.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

 Kinh tế

Trong định hướng phát triển Tiền Giang đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng các huyện phía Đông là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại hình công nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản; cùng các tiềm năng về du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá... Vùng các huyện phía Tây có thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc theo trục kinh tế Quốc lộ 1. Ngoài ra, vùng còn có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, nơi hội tụ của ba vùng sinh thái như sinh thái mặn, ngọt gắn với sinh thái sông nước, cây ăn trái và sinh thái vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười... Và vùng thành phố Mỹ Tho - Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, Tiền Giang có nhiều ưu thế trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ cũng như với các nước Đông Nam Á đặc biệt là các quốc gia cùng chia sẻ nguồn tài nguyên dọc sông Mekong.

Cụ thể, tính đến tháng 6 năm 2019 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 29.802 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 7,07% so với 6 tháng đầu năm 2018, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,49%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,88% và khu vực dịch vụ tăng 7,57% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,08% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 14,72% so cùng kỳ. Trong 7,07% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 13,36%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 49,11%, khu vực dịch vụ đóng góp 24,93% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 12,60%. GRDP tính theo giá hiện hành đạt 44.287 tỷ đồng.

Trên cơ sở phân định thế mạnh từng vùng, Tiền Giang đã tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học; tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn (GAP) gắn với hệ thống tiêu thụ và phục vụ cho công nghiệp chế biến... Đầu tư ổn định khoảng 60 nghìn ha đất canh tác lúa để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và mục tiêu xuất khẩu; hình thành các vùng chuyên canh là thế mạnh của tỉnh như cây ăn trái, rau sạch... Tiếp tục khai thác thế mạnh trong phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường... Phát triển thủy sản theo hướng quy hoạch các vùng nuôi, thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa đối tượng nuôi, kết hợp chặt chẽ khâu nuôi, bảo quản chế biến và quản lý bảo vệ môi trường; chú trọng phát triển các loại thủy sản có giá trị tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu như cá, tôm, nghêu, cá bè... trên sông Tiền, các cồn, bãi bồi ven biển.

Trong những năm qua, tỉnh đã thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các

ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp - nông thôn cùng các ngành công nghiệp hỗ trợ cho vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Tập trung thu hút đầu tư phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã có. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 15 khu công nghiệp tập trung và khoảng 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 98.668 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Tân Phước và Gò Công.

Trên địa bàn tỉnh Tiền giang sẽ hình thành 3 vùng kinh tế. Vùng kinh tế - đô thị trung tâm (TP. Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành) sẽ tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng để TP. Mỹ Tho xứng tầm với đô thị trung tâm; đặc biệt tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản, thương mại - dịch vụ, du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp đô thị.

Vùng kinh tế - đô thị phía Đông (TX. Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông và huyện Gò Công Tây) sẽ chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn.

Vùng kinh tế - đô thị phía Tây (TX. Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước) sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại - dịch vụ chợ đầu mối nông sản, khai thác du lịch sinh thái miệt vườn...

Nhận diện được những tồn tại và phân tích nguyên nhân, đặc biệt, sau Hội nghị xúc tiến đầu tư của Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh này. Qua đó, Thủ tướng cho rằng tỉnh nên phát triển trên 5 “trụ cột” chính, trong đó đứng đầu vẫn là nông nghiệp công nghệ cao, chứng tỏ tỉnh Tiền Giang đã có sẵn những lợi thế to lớn mà không phải tỉnh nào cũng có được và việc trước mắt bây giờ là cần có những định hướng phát triển một cách đúng đắn, hiệu quả để khẳng định tiềm năng đó, góp phần ổn định nền kinh tế của cả khu vực ĐBSCL.

Đánh giá cao kết quả mà Tiền Giang đạt được, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nếu 6 tháng đầu năm

2018, Tiền Giang đứng thứ 2/13 tỉnh ĐBSCL, chỉ sau Long An thì quy mô nền kinh tế Tiền Giang đã chiếm 9,2% GRDP của toàn vùng và 1,5% GDP cả nước.

Như vậy, Tiền Giang gần đây không chỉ là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng ĐBSCL mà còn là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Thủ tướng bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng ĐBSCL những thập niên tới phụ thuộc vào một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh Tiền Giang”, Thủ tướng nói và mong muốn tỉnh phát huy cho được lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” mà không phải tỉnh nào cũng có.

Từ sự phân tích các tiềm năng, lợi thế sẵn có, Thủ tướng đề nghị nền kinh tế Tiền Giang cần phát triển trên 5 “trụ cột” chính: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ; trái cây sạch được định vị ở phân khúc cấp cao; công nghiệp chế biến nông sản; du lịch sinh thái; nghiên cứu cảng nước sâu Soài Rạp để làm khu công nghiệp cảng, logistics.

Qua đó có thể nói, với Tiền Giang, Nông nghiệp được coi là “kho vàng tiềm năng” của vùng. Sự phát triển trên những lợi thế sẵn có, cùng sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và những con người lao động cần cù, sáng tạo, ham học hỏi tất cả đã làm nên một sự phát triển bền vững.

Cụ thể, kết quả nỗ lực 6 tháng đầu năm 2019 ngành Nông nghiệp cơ bản thực hiện có hiệu quả với Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Một trong những thành công đáng ghi nhận là gắn việc xây dựng, mở rộng diện tích vùng chuyên canh với giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa bằng những biện pháp tích cực. Đó là tổ chức mạng lưới thu mua, tiêu thụ, tiến tới hình thành những tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp kết nối cùng nông dân để đưa trái thanh long đến với thị trường trong và ngoài nước. Tỉnh đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước mang lại nhiều kết quả phấn khởi.

Nhận thấy hiệu quả từ cây khóm mang lại năng suất cao nên nhiều nông dân ở Huyện Tân Phước đã ngày càng mở rộng diện tích trồng khóm hơn nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, giúp cải thiện đời sống. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều mô hình chuyển đổi khác cũng góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà.

Hiện nay, Tiền Giang đã mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả lên gần 98.000 ha, tăng 1,1% so cùng kỳ năm trước. Đến đầu tháng 10/2019, nông dân địa phương đã thu

hoạch đạt sản lượng trên 1,3 triệu tấn quả các loại phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đạt gần 85% chỉ tiêu cả năm. So với thời gian dài trước đó, đối với kinh tế vườn, sản xuất cây ăn trái của tỉnh ngày càng gia tăng cả về diện tích lẫn sản lượng.

 Xã hội

Trong thời gian qua tỉnh cũng đã tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội: - Lao động, giải quyết việc làm

Tư vấn giới thiệu việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm cho người lao động được thực hiện thường xuyên đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động.

- Đời sống dân cư và an sinh xã hội

Tỉnh đã thực hiện theo một số chính sách với người có công với đất nước, các hoạt động an sinh xã hội phục vụ cho công tác giảm nghèo bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em với nhiều hoạt động phối hợp với Báo Ấp Bắc nhằm tuyên truyền những nội dung về “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” v.v…. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội cũng đạt nhiều kết quả tốt.

- Hoạt động giáo dục và y tế

Về giáo dục: Tỉnh cố gắng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục thông qua các hoạt động tổ chức nhận hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia, tổ chức coi và chấm thi chọn lọc học sinh giỏi, tổ chức thi học sinh giỏi cấp tỉnh trung học cơ sở.

Về y tế: Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các cơ sở điều trị đạt kết quả tôt, công tác phòng, chống dịch bệnh được thường xuyên theo dõi và giám sát chặt chẽ.

- Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội

An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, có nhiều chuyển biến tích cực.

2.1.3 Vai trò của cây khóm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang

Cây khóm nói riêng hay cây ăn quả nói chung vốn là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương trong vùng có các loại cây tương tự như nhau, chỉ có diện tích và sản lượng là khác nhau. Vùng Đông Nam Bộ và nhiều địa phương trong

cả nước cũng có những loại cây ăn quả nổi riêng, nhưng Tiền Giang vinh dự được Chính phủ đồng ý cho đăng cai Festival Trái cây Việt Nam lần thứ nhất năm 2010, do Tiền Giang có diện tích và sản lượng quả lớn nhất nước, nông dân chuyên canh vườn cây ăn quả có nhiều sáng kiến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thâm canh.

Trên hành trình xây dựng và phát triển, Tiền Giang được bạn bè trong và ngoài nước mệnh dang là vùng đất cây lành trái ngọt - là vương quốc trái cây với diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Trên mảnh đất Tiền Giang phì nhiêu đa dạng vườn cây sum suê, trĩu quả với nhiều loại trái cây đặc sản có thể kể đến như khóm, xoài,

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)