Phân tích thực trạng phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 47)

8. Kết cấu của đề tài

2.2 Phân tích thực trạng phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Khái quát thực trạng cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Cây khóm được trồng chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười ở 4 huyện và thị xã Cai Lậy, trong đó vùng huyện Tân Phước là vùng trọng điểm được xem là vùng sản xuất cây khóm chính trên toàn địa bàn tỉnh, chiếm 15,65% tổng diện tích. Cây khóm là một trong 5 loại cây ăn quả chủ lực của tỉnh cùng với trái xoài, thanh long, sầu riêng, bưởi.

Nhìn chung, vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu điểm chịu phèncây khóm, nông dân có tập quán trồng và trình độ canh tác cây khóm cũng rất tốt, đã có quy hoạch cây khóm thành đặc sản chung của tỉnh, trong đó thương hiệu khóm Tân Lập huyện Tân Phước đã được bảo hộ nhãn hiệu. Một ưu điểm khác của khu vực này có thể cho cây ra trái nghịch vụ hoặc quanh năm. Theo các nhà chuyên môn, điều kiện sinh thái của vùng rất thích hợp cho việc hình thành và phát triển cây khóm ở quy mô lớn.

Hiện giống khóm trên địa bàn tỉnh chủ yếu là dòng khóm Queen được đa phần người dân trồng từ xưa đến nay, một số vùng trồng khóm Queen được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng GAP tạo cơ hội cho khóm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Châu Âu… Ngoài ra, giống khóm MD2 mới được địa bàn tỉnh triển khai trồng thử nghiệm vì hiệu quả về mặt kinh tế giống khóm này cao hơn so với khóm Queen.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất khóm cho thấy phần lớn người trồng chưa khai thác hết tiềm năng năng suất và chất lượng quả nhằm phát huy thế mạnh của loại cây ăn quả này trong vùng đất phèn mà các loại cây ăn quả khác khó có thể thay thế được. Năng suất khóm trung bình ở một số vùng trồng khóm còn thấp 15 - 25 tấn/ha so với tiềm năng của loại cây này, trong khi đó nhiều nước trên thế giới đã trồng khóm đạt năng suất từ 40 - 60 tấn/ha.

Hiện nay phần lớn nông dân chưa thật sự hiểu biết nhiều về các vấn đề bệnh dịch, chủ yếu là dùng thuốc hóa học để trừ bệnh và rệp sáp. Một số nông dân còn có sự nhầm lẫn giữa bệnh và triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên khóm. Do đó việc phòng trừ còn kém hiệu quả, nhất là những biện pháp an toàn theo hướng GAP chưa được áp dụng.

Việc xây dựng duy trì và mở rộng diện tích trồng khóm đạt chất lượng và an toàn thực phẩm (VietGAP) còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn do nhận thức, tập quán canh tác, do giá bán không khác biệt v.v…

2.2.2 Phân tích nội dung phát triển cây khóm địa bàn tỉnh Tiền Giang2.2.2.1Quy hoạch và quy mô diện tích trồng khóm 2.2.2.1Quy hoạch và quy mô diện tích trồng khóm

 Diện tích

Những năm trước đây, đời sống nhân dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn. Đa số, người dân đều làm nông, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không hiệu quả. Nhờ có chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của Nhà nước người dân đã nhanh chóng bắt nhịp với thời cuộc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề kinh doanh đa dạng đã cho nhiều gia đình có thu nhập tốt hơn.

Khóm là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng vùng Đồng Tháp Mười, chịu phèn, cho năng suất cao, đầu ra thuận lợi nhưng để muốn đạt hiệu quả cao chỉ cần ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh, chú trọng khâu làm đất đúng kỹ thuật, chọn giống tốt, trồng với mật độ vừa phải. Do xác định được giá trị, lợi thế của cây khóm trong phát triển kinh tế chính quyền địa phương đã có quy hoạch, định hướng và chủ trương đưa cây khóm trở thành cây trồng mang lại nhiều giá trị kinh tế cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Theo báo cáo cục thống kê tỉnh Tiền Giang, khóm chiếm khoảng 15,65% diện tích toàn tỉnh và khoảng 24% diện tích các cây ăn trái. Khóm hiện naycó diện tích trồng trung bình khoảng 15.445 ha, trong đó hàng năm khai thác trồng mới khoảng 828 ha.

Bảng 2.1: Diện tích trồng khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: ha

STT Loại cây lâu năm 2017 2018 2019 Bình quân

A Tổng diện tích hiện có 98.134 98.468 99.402 98.668

1 Các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới 63.849 64.496 64.383 64.243

a Khóm/thơm/khóm 16.660 15.046 14.628 15.445

Trong đó: trồng mới 689.9 791,1 864,94 828

Diện tích cho sản phẩm 10.468 11.468 12.991 11.642 b Tổng diện tích khóm trên

tổng diện tích cây nhiệt đới 26,09% 23,33% 22,72% 24,04% c Tổng diện tích khóm trên tổng diện tích hiện có 16,98% 15,28% 14,72% 15,65%

(Nguồn: Báo cáo chi cục thống kê tỉnh Tiền Giang)

Diện tích khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chủ yếu được trồng nhiều nhất ở huyện Tân Phước, huyện Cái Bè và một số địa phương khác, thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích trồng khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: ha

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Bình quân

Diện tích Cơ cấu Tổng diện tích 16.660 15.046 14.628 15.445 100%

I Phân theo vị trí dịa lý

1 Thị xã Cai Lậy 2 3 3 3 0,02%

2 H. Cai Lậy 15 11 9 12 0,08%

3 H. Tân Phước 16.542 14.946 14.544 15.344 99,35%

4 H. Cái Bè 81 61 50 64 0,41%

5 H. Châu Thành 18 25 22 22 0,14%

II Phân theo khu vực quản lý

1 Nông trường

quản lý 10.000 10.000 10.000 10.000 64,75%

2 Ngoài nông trường 6.660 5.046 4.628 5.445 35,25%

Cây khóm hiện nay đều được trồng tập trung ở huyện Tân Phước vì nơi đây có loại đất phù hợp với việc trồng khóm. Cây khóm xuất hiện trên đất phèn chua Tân Phước từ những năm 1979, nhìn thấy được lợi thế từ cây khóm tỉnh Tiền Giang đã cho mở rộng khu vực trồng và hiện cây khóm là cây trồng chủ lực và là loại cây trồng đứng đầu ở Tân Phước về cả diện tích và hiệu quả kinh tế. Trong khi đó 4 địa phương còn lại diện tích đất trồng khóm lại không thực sự lớn do rất nhiều các yếu tố khách quan, yếu tố tự nhiên, thuận lợi khác nhau. Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Tân Phước về phương hướng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ cho xây dựng hoàn chỉnh vùng dự án chuyên canh cây khóm ở các xã Thạnh Thân, Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Tân Lập 2, Tân Lập 1 và xã Mỹ Phước, hướng tới ổn định diện tích 15.000 ha năm 2020; tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng để phục vụ công nghiệp chế biến, nhân rộng mô hình trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiêu cây khóm Tân Phước để mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhìn chung, tỉnh Tiền Giang sẽ tập trung xây dựng phát triển riêng đói với cây khóm, chọn huyện Tân Phước thành địa điểm chiến lược nuôi trồng, sản xuất các sản phẩm khóm cho địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, có thể chia diện tích trồng khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thành hai khu vực kinh tế cùng tham gia vào quá trình sản xuất khóm nguyên liệu đó là khu vực kinh tế nông trường (diện tích đất trực thuộc quản lý nông trường Tân Lập) và khu vực kinh tế ngoài nông trường (diện tích do các hộ nông dân sản xuất khóm nguyên liệu).

- Đối với khu vực nông trường quản lý

Đây là nơi thu mua chủ yếu của các đội sản xuất vùng khóm, trong 3 năm diện tích khóm ở khu vực này dường như không thay đổi nhiều với khoảng 10.000 ha, chiếm khoảng 65% trong tổng diện tích đất khóm của toàn huyện Tân Phước và 64,8% tổng diện tích trồng khóm trên địa bàn tỉnh với sản lượng đạt khoảng 160.000 nghìn tấn. Điều này cho thấy một điều qua 3 năm diện tích khóm khu vực nông trường không có kiến thiết hoặc tồng mới thêm diện tích nào.

Trong những năm qua để tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Phước, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất khóm tập trung ở khu vực này, trong đó chú

trọng việc sản xuất theo hướng GAP. Có thể nhận thấy rằng Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đã quan tâm tới việc hinh thành các khu vực sản xuất khóm nguyên liệu tập trung, để đảm bảo cho việc chăm sóc, thu hoạch cũng như sản xuất khóm nguyên liệu tập trung, để đảm bảo cho việc chăm sóc, thu hoạch cũng như năng suất, chất lượng của khóm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho việc chế biến khóm nguyên liệu của nông trường Tân Lập thành các sản phẩm khóm trên thị trường như kẹo khóm, nước màu khóm, nước giải khát v.v…

- Đối với khu vực ngoài nông trường

Diện tích khóm nguyên liệu được các hộ gia đình chủ động trồng trên đất sở hữu của chính các hộ nông dân. Theo kết quả điều tra và nghiên cứu thì có tới 100% diện tích khóm của các hộ nông dân được trồng trên đất chủ sở hữu của chính các hộ nông dân.

So với tổng diện tích đất trồng khóm trên toàn tỉnh, diện tích khóm được trồng ở khu vưc ngoài nông trường qua các năm thay đổi khác nhau: năm 2017 hơn 6.600 ha, năm 2018 là hơn 5.000 ha và năm 2019 là hơn 4.600 ha, trung bình chiếm khoảng 35,25% tổng diện tích đất trồng khóm, được phân bổ tại 5 thị xã, huyện khác nhau và nhiều nhất vẫn là ở huyện Tân Phước với gần 98%.

Xét về mặt bằng chung thì biến động diện tích trồng khóm trong các hộ nông dân giảm, điều này cho thấy các hộ nông dân chưa thực sự chú trọng vào việc chăm sóc cây khóm, giá cả khóm trên thị trường cũng như chưa đảm bảo an toàn cho người dân, chính vì thế mà cũng có tình trạng các hộ nông dân phá khóm đi trồng các cây chủ lực khác của tỉnh như thanh long, sầu riêng, bưởi v.v… nhằm mục đích thu được hiệu quả cao hơn.

Cũng có thể thấy rằng việc giữ vững diện tích trồng khóm trong hộ nông dân còn bấp bênh, chưa thực sự bền vững, chưa đảm bảo tính lâu dài, để có thể làm được việc này cần phải có quy hoạch từ cấp trên, quan tâm hơn nữa tới việc sản xuất khóm, giúp người dân ổn định cuộc sống cũng như đảm bảo được hiệu quả kinh tế lâu dài trong nông hộ.

Năng suất trồng khóm hiện nay trên toàn địa bàn tỉnh đạt 189,97 tấn/ha với sản lượng hơn 246 nghìn tấn. Trong đó sản lượng khóm trong diện tích khóm nông trường đạt cao hơn (khoảng 120 - 150 nghìn tấn) so với sản lượng khóm ngoài nông trường, tuy nhiên đó chỉ thể hiện về quy mô diện tích lớn hơn nên sản lượng đạt nhiều hơn, nếu xét về phương diện chiều sâu thì năng suất khóm của diện tích khóm nông trường đạt cao hơn (khoảng 190 tấn/ha) rất nhiều so với năng suất trong hộ nông dân ngoài nông trường (khoảng 95 - 180 tấn/ha). Lý do có sự chênh lệch như vậy là vì diện tích khóm nông trường được đầu tư từ khâu chăm sóc tới khâu thu hoạch, chịu sự quản lý từ nông trường Tân Lập, nông trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật chăm sóc tới các đội sản xuất, chính vì điều này mà năng suất đạt cao hơn.

Bảng 2.3: Sản lượng và năng suất khóm bình quân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017 - 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT

Nông trường

quản lý Ngoài nông trường H. Tân Phước Tx. Cai Lậy H. Cai Lậy H. Tân Phước H. Cái H. Châu Thành 1 Sản lượng Tấn 170.000 21 118 75.961 272 420

2 Năng suất Tấn/ha 190 95 180 190 180 180

(Nguồn: Báo cáo chi cục thống kê tỉnh Tiền Giang)

Việc diện tích khóm trồng ngoài vùng nông trường không đạt hiệu quả bằng khu vực nông trường cũng là do việc trồng và chăm sóc của các hộ nông dân chưa thực sự hiệu quả, các hộ gia đình có diện tích nhỏ, phân tán, chưa thực sự tập trung, điều này làm cho việc chăm sóc, thu hoạch khóm không đạt năng suất cao. Một lý do khác nữa vì người dân chưa có kiến thức nhiều về việc chăm sóc cây khóm cũng như kỹ thuật bài bản trong việc đầu tư cho cây khóm, chính vì điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc trồng khóm trong các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Hộ gia đình trồng khóm chủ yếu là các hộ trung bình và nghèo, chính vì thế khó khăn đối với họ là vốn, cũng như lãi suất trong việc vay vốn để đầu tư sản xuất khóm nguyên liệu cũng rất cao.

Nhận thấy được các điều trên, tác giả chú trọng, tập trung nghiên cứu phát triển cây khóm trong hộ nông dân tại các khu vực ngoài nông trường, nhằm mục đích nâng

cao năng suất hơn nữa cho người dân cũng như cung cấp thêm kiến thức cho người dân trong việc phát triển sản xuất khóm một cách ổn định và bền vững.

Việc phát triển sản xuất bất cứ một ngành nghề nào nói chung cũng như việc sản xuất hay trồng khóm để lấy nguyên liệu trong hộ dân nói riêng, các yếu tố như kỹ thuật, giống, điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, tuy nhiên nguồn lực con người cũng không thể thiếu, nó là yếu tố quyết định và chi phối đối với các nguồn lực khác trong việc phát triển kinh tế hộ, tác động môi trường, chính vì vậy để đánh giá tình hình quy hoạch phát triển khóm không thể thiếu việc xét tới nguồn lực con người. Để đánh giá một cách chính xác, xác thực nhất với những gì các hộ nông dân đã làm thì cần phải xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đầu tư về kỹ thuật, nguồn lực sẽ tác động ảnh hưởng lớn tới tính bền vững trong việc phát triển cây khóm trong hộ nông dân.

Bảng 2.4: Tổng hợp thông tin chung về hộ điều tra ST T Chỉ tiêu ĐVT Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Kếtquả 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 15 15 20 50

2 Tuổi chủ hộ bình quân Tuổi 55 42 45 47,3

3 Số nhân khẩu bình quân/hộ Ngườ

i 3,7 3,9 2,9 3,5 4 Số lao động gia đình bình quân/hộ Ngườ i 3,2 3 2,1 2,9 5 Diện tích khóm ha/hộ 3,5 1,2 0,7 1,8 6 Thu nhập từ khóm/ tổng thu nhập % 71,4 73,6 76,2 73,73 7 Số năm trồng khóm bình quân/hộ Năm 14 16 19 16,31

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả) Chú thích: - Vùng 1: Vùng có quy mô sản xuất lớn

- Vùng 3: Vùng có quy mô sản xuất nhỏ

Qua điều tra và tổng hợp số liệu cho thấy thông tin chung của hộ được thể hiện qua bên trên như sau:

Độ tuổi của chủ hộ giữa các nhóm hộ có khoảng cách không quá nhiều, đạt bình quân nhóm hộ quy mô lớn là 55 tuổi, nhóm hộ quy mô trung bình là 42 tuổi và nhóm hộ quy mô nhỏ là 45 tuổi, điều này có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất khóm vì chủ là lao động chính cũng như quyết định việc đầu tư sản xuất, phần lớn các chủ hộ đều có trình độ văn hóa từ cấp 2, cấp 3 trở lên. Điều này có thể coi là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất khóm vì cây khóm khi trồng cũng như chăm sóc, thu hoạch cần có kỹ thuật, chính vì vậy nếu các hộ nông dân có trình độ cao sẽ dễ dàng hơn trong các công việc như tập huấn kỹ thuật trồng khóm, cũng như tiếp thu các kỹ thuật khác một cách nhanh chóng, vận dụng một cách hợp lý vào sản xuất.

Số nhân khẩu bình quân của các hộ có sự chênh lệch khá lớn, nhóm hộ quy mô lớn bình quân 3,7 người/hộ kém 0,2 người so với nhóm hộ quy mô trung bình, hơn 0,8 đối với nhóm hộ quy mô nhỏ, kéo theo số lao động bình quân cũng có sự chênh lệch, nhóm hộ quy mô lớn với bình quân 3,2 lao động/hộ ít hơn 0,2 lao động so với nhóm hộ quy mô nhỏ. Điều này cho thấy việc sử dụng lao động trong mỗi nhóm hộ là khác nhau, dẫn tới kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của hộ gia đình là khác nhau. Với diện tích trồng khóm bình quân nhóm hộ quy mô lớn là 3,5 ha/hộ, 1,2 ha/hộ ở nhóm hộ

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)