Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 93 - 94)

8. Kết cấu của đề tài

3.3.1 Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

- Tiến hành các giải pháp một cách đồng bộ, chặt chẽ để tạo bước đột phá mới trong việc phát triển kinh tế vườn theo hướng bền vững.

- Công tác quy hoạch sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ và được tiến hành trước hết ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở đó Tiền Giang cân xây dựng kế hoạch tiêu thụ khóm trên địa bàn, liên kết với các vùng khác, tạo điều kiện chho nhà vườn yên tâm sản xuất, phòng tránh rủi ro.

- Tái cơ cấu và sắp xếp lại thị trường xuất nhập khẩu khóm. Tổ chức lại các cơ quan thông tin thị trường, xúc tiến thương mại.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến thiết hạ tầng như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc… đầu tư có trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu khóm trong tỉnh, từ đó làm tăng chất lượng khóm trong hộ nông dân.

- Cần chuyển giao khoa học công nghệ một cách kịp thời vào sản xuất với nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững

- Tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công tác giống, gồm nâng cấp trạm, trại và chọn tạo những giống mới, các công nghệ tiên tiến bảo quản khóm, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, mua công nghệ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với các nước như Nhật Bản, Úc, New Zealand, v.v… trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chế biến các mặt hàng chất lượng cao về khóm để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)