8. Kết cấu của đề tài
1.4 Các nhân tố tác động đến phát triển cây khóm
1.4.1 Nhân tố về chủ trương và chính sách
Chủ trương chính sách là vai trò có tính định hướng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nông thôn, hệ thống chính sách tác động lên các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Chính sách thúc đẩy sự phát triển của các nhân tố trên, điều hoa các mối quan hệ giữa chúng với nhau tạo nên hệ thống tổng hợp đồng bộ. Hệ thống chính sách cần mềm dẻo, uyển chuyển để không những tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của
nông nghiệp, mà còn thúc đẩy nông nghiệp tiến lên theo những định hướng dã lựa chọn. Nông nghiệp và nông thôn không thể tách rời nhau, vì vậy phát triển nông nghiệp luôn gắn với xây dựng nông thôn. Hệ thống chính sách nông nghiệp gồm những chính sách sau:
- Chính sách ruộng đất: cần khẳng định quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, nhưng quyền sử dụng đất lâu dài được trao cho người dân.
- Chính sách thuế sử dụng ruộng đất: chính sách này còn thể hiện chủ trương khuyến khích hoặc hạn chế đối với sản xuất một loại nông sản nào đó hoặc khai thác sử dụng một số loại đất.
- Chính sách đầu tư và tín dụng: trong nghiệp nông thôn nhằm đẩy mạnh sản xuất và đầu tư, thâm canh và đa dạng hóa sản xuất. Góp phần ổn định đời sống, tăng cường đoàn kết, đồng thời cũng góp phần điều tiết trong việc thực hiện các đinh hướng phát triển của Nhà nước đối vơi các loại sản phẩm cũng như vùng cần khuyến khích phát triển.
- Chính sách khuyến nông: nhằm thúc đẩy đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đổi mới trang thiết bị trong nông nghiệp.
- Chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp: tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp.
- Chính sách xã hội ở nông thôn: nhằm duy trì và ổn định lực lượng sản xuất góp phần xây dựng đoàn kết và động viên mọi người tham gia làm tròn nghĩa vụ với đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Chính phủ trong việc xác định rõ vai trò nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Những năm qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ ngày một hoàn thiện làm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông nghiệp, nông thôn, làm an lòng dân trong xây dựng nông thôn mới.
1.4.2 Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Bất kỳ một quốc gia nào, một vùng nào dù lớn hay nhỏ đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, lợi thế và hạn chế có thể chuyển hóa
cho nhau, vấn đề là phải biết chọn thời cơ để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế. Trong việc xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý thì điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng quyết định đến việc phát triển cây trồng, loại đất nào, khí hậu nào sẽ phù hợp với loại cây trồng nào để đưa vào sản xuất. Chẳng hạn như đối với cây khóm: đất phải xốp, tương đối nhẹ, thoáng khí, thoáng nước tốt, tầng canh tác lớn hơn 50 cm, độ phì cao, pH từ 4,5 - 5,5, độ dốc vừa phải thuận tiện cho việc xây dựng ruộng khóm, đồi khóm thâm canh và quy hoạch, vận chuyển. Việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với quy hoạch phát riển các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nó góp phần khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thực hiện việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển tốt vùng nguyên liệu gắn với việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, giao thông… từng bước hình thành vùng chuyên canh, sẽ tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa nhiều hơn tốt hơn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.4.3 Nhân tố giống
- Nhóm Cayenne:
Nhóm này ở ta bao gồm các giống như Cayenne không gia, Cayenne Trung Quốc có đặc điểm là cây cao, to, lá dài, lá dày và làng máng sâu có màu xanh nhạt, quả to hình trụ, mắt dẹt, khối lượng quả trung bình đạt 1,5 - 2kg/1 quả. Khi chưa chín có màu xanh đen sau chín chuyển dần sang màu đỏ pha hồng. Đây là nhóm khóm chính phục vụ cho chế biến hiện nay.
- Nhóm Queen
Bao gồm các giống như: khóm tây, khóm hoa Phú Thọ, na hoa, thơm tàng ong… Nhóm này có khả năng sinh trưởng kém hơn nhóm Cayenne, lá ngắn hẹp và cứng hơn, có nhiều gai ở mép lá. Khả năng chống chịu khá, mặt trong lá có 3 đường vân hình răng cưa chạy song song với chiều dài lá, hoa màu hồng, quá có nhiều mắt nhỏ và sâu, thịt quá vàng, giòn, ngọt và thơm, ít xơ, lõi bé, quá nhỏ. Nhóm này được trổng phổ biến ở Việt Nam và được dùng cho ăn tươi là chủ yếu, hệ số nhân cao và chín sớm.
- Nhóm MD2
Nhóm này có đặc điểm: lá dài, mềm, hẹp, ít gai, mép lá cong hơi ngả về phía lưng, hoa tự có màu đỏ nhạt. Quả ngắn và lớn hơn Queen song lại bé hơn Cayenne, trọng lượng trung bình đạt 1kg/quả, thịt quả màu vàng ngà hoặc vàng trắng, nhiều xơ, lõi rắn, ít ngọt, vị chua. Nhóm này có hệ số nhân giống cao, ở Việt Nam có các giống như: khóm nếp, khóm cam, bẹ đỏ, bẹ đen, khóm mật…
1.4.4 Nhân tố nguồn nhân lực
Nói đến nguồn lực là nói đến vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ.. quá trình phát triển cũng chịu nhiều sức ép bởi những nhân tố đó. Ngoài những yếu tố nguồn lực về lao động thì vùng nguyên liệu hiện nay đang đứng trước thách thức lớn về vốn, chi phí đầu tư cho sản xuất, công nghệ, mặc dù đã được trang trải nhiều, đầu tư cho nông nghiệp nói chung và phát triển nói riêng song các nhu cầu thiếu hụt là tương đối lớn. Những hỗ trợ của Chính phủ chỉ đáp ứng được những mặt thiết yếu có tính trọng điểm. Tuy nhiên khi mối quan hệ giữa công nghệ, vốn có tác động tương tác, hỗ trợ một cách đồng bộ và kịp thời thì mới có những biến đổi đáng kể. Đến nay việc phát triển cây trồng có những đóng góp lớn trong phát triển nông thôn. Một khi phát triển nông nghiệp mang lại hiệu quả thì người dân có cơ hội phát huy nội lực của mình và duy trì tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhân tố nguồn lực cần được huy động từ nội lực của người dân, sự đóng góp của người dân trong quá trình đầu tư và phát triển. Nguồn lực này được huy động từ nhiều kênh vừa mang tính tự nguyện vừa mang tính bắt buộc. Các nguồn lực này muốn duy trì một cách bền vững thì nhân tố tổ chức xã hội là cầu nối giữa các hoạt động.
1.4.5 Nhân tố khoa học kỹ thuật
Xây dựng và phát triển khóm là một hoạt động tổng hợp của nhiều yếu tố: tự nhiên - xã hội - kỹ thuật, vì vậy để có thể làm tốt và xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu thì việc người dân cần được trang bị tương đối đầy đủ nhưng hiểu biết có liên quan đến hoạt động tổng hợp này. Phát triển cây trồng trước hết cần chú ý đến việc trang bị cho người dân các kiến thức cơ bản về trồng trọt, trồng cây gì trước khi bắt tay vào các hoạt động sản xuất. Vì vậy, cần có những hiểu biết về đối tượng sản xuất, cần nắm được
các công nghệ sản xuất dự định triển khai ở vùng nguyên liệu sản xuất khóm. Điều này cần được ý thức rõ ràng và trước khi bắt tay vào sản xuất cần hiểu biết các kỹ thuật cần thiết để đối tượng sản xuất mang lại hiệu quả. Những hiểu biết này có thể học tập ở trường, lớp trong sách vở, tài liệu tham khảo hay những buổi tham quan khảo sát… ví dụ như với việc sản xuất và phát triển cây khóm thì người dân cần phải biết được các giống khóm, chọn giống, quá trình chăm sóc, phân bón, loại phân nào phù hợp với hiệu quả, thời vụ và kỹ thuật trồng, các biện pháp xử lý ra hoa, thu hoạch… Ngày nay, nông dân Việt Nam ngày một tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, với những công nghệ hiện đại trong sản xuất thâm canh cũng như tiếp cận các thông tin trong nước và trên thế giới một cách nhanh chóng. Nông dân đã tự lực trong sản xuất nâng cao khả năng thu nhập, Đảng và Chính phủ đã khuyến khích nông dân làm giàu một cách chính đáng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm xóa đói giảm nghèo cho nông dân, những dự án xây dựng hạ tầng nông thôn để rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng.
1.4.6 Nhân tố thị trường
Trong quá trình phát triển khóm thì quá trình tiêu thụ khóm nguyên liệu là một khâu quan trọng, bao gồm các nhân tố nhỏ:
- Thị trường thu mua
Đối với sản xuất khóm nguyên liệu hầu hết là để bán, thị trường thu mua khóm nguyên liệu là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán khóm giữa hộ nông dân và bên có nhu cầu mua (doanh nghiệp, người thu gom…). Sau khi khóm được thu mua sẽ được đưa về các doanh nghiệp chế biến thành các hàng hóa để bán ra thị trường trong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, xây dựng và tạo lập mối quan hệ trên thị trường thu mua khóm ổn định, lành mạnh sẽ có những tác động tích cực, góp phần phát triển khóm bền vững.
- Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ nội địa: các doanh nghiệp thu mua về chế biến thành những sản phẩm như khóm hộp, khóm cô đặc, khóm khoanh… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nếu như thị trường tiêu thụ nội địa phát triển sẽ làm giảm áp lực cho xuất
khẩu, đặc biệt khi giá xuống thấp bất lợi cho xuất khẩu, do vậy thị trường tiêu thụ nội địa ổn định sẽ góp phần cho phát triển khóm được ổn định và bền vững.
- Thị trường xuất khẩu
Khóm sau khi thu mua về với các chủng loại khác nhau chưa được phân định rõ ràng sẽ được chuyển về các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để chế biến, phân thành nhiều chủng loại khác nhau (khóm khoanh, khóm hộp, nước khóm,…) theo quy định sau đó được các doanh nghiệp tiến hành giao dịch, ký kết hợp đồng xuất bán cho nước ngoài, thị trường xuất khẩu khóm có tác động trực tiếp tới việc phát triển khóm trong hộ trên địa bàn.
1.4.7 Nhân tố giá cả
Giá khóm là một trong những nhân tốc tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất. Khi giá khóm trên thị trường tăng thì người sản xuất bán được khóm nguyên liệu để có thu nhập đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và chi phí đầu tư cho vụ kế tiếp, khi giá khóm lên cao người sản xuất mở rộng diện tích trồng khóm. Và ngược lại khi giá cả giảm sút làm hiệu quả kinh tế của người sản xuất, giảm thu nhập, khó khăn cho đầu tư và từ đó dẫn tới việc phá bỏ cây khóm, thu hẹp diện tích trồng khóm làm cho phát triển khóm kém ổn định.
1.4.8 Nhân tố trang thiết bị
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất cây khóm, quyết định tới hiệu quả sản xuất của hộ dân trồng cây. Quy mô lớn càng lớn thì việc đòi hỏi phải có các công cụ máy móc hỗ trợ trong việc thu hoạch, cơ giới hóa trong sản xuất càng cần phải được đầu tư để đảm bảo tiến trình diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Các máy móc trong việc trồng khóm có thể kể đến như máy bơm bước, máy phun thuốc trừ sâu, máy đốn khóm v.v…. Việc đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật này sẽ giúp đảm bảo hết được tính chủ động cũng như hiệu quả kinh tế đồng đều cho các hộ, nhất là các hộ có quy mô lớn.
1.5 Kinh nghiệm phát triển cây khóm cho tỉnh Tiền Giang1.5.1 Tình hình phát triển khóm ở các nước 1.5.1 Tình hình phát triển khóm ở các nước
Cây khóm được trồng tại hơn 75 nước trên thế giới. Năm 2013 diện tích khóm thế giới đạt 766,1 ngàn ha, trong đó diện tích khóm ở Châu Á đạt 390,8 ngàn ha, chiếm 51% diện tích toàn thế giới. Các nước có diện tích khóm lớn nhất hiện nay là Nigeria có 115 nghìn ha (chiếm 15% diện tích thế giới), Thái Lan 97,3 nghìn ha (chiếm 12,7%), Ấn Độ 80 nghìn ha (chiếm 10,4%), Brasil 59,3 nghìn ha, Trung Quốc 57,7 nghìn ha, Philipin 45 nghìn ha và Việt Nam 37,5 nghìn ha.
Năng suất khóm bình quân thế giới năm 2013 đạt 179,3 tạ/ha, khu vực có năng suất bình quân cao nhất là châu âu đạt 377,1 tạ/ha, tiếp đến là vùng Bắc và Trung Mỹ 286,2 tạ/ha, Châu Phi là nơi có năng suất thấp nhất chỉ đạt trung bình 107,2 tạ/ha. Các nước có năng suất đạt trên 400 tạ/ha bao gồm bờ biển ngà và Mêhicô. Các nước có năng suất đạt trên 200 tạ/ha như Thái Lan, Trung Quốc, Ecuado, Brasil. Năng suất khóm Việt Nam năm 2013 đạt 79,8 tạ/ha thuộc những nước có năng suất thấp nhất thế giới.
(Nguồn: FAO, 2013)
Sản lượng khóm thế giới năm 2013 đạt 13,739 nghìn tấn tập trung chủ yếu tại châu á với các nước như Thái Lan (2.300 nghìn tấn), Philipine (1.572 nghìn tấn), Brasil (1.442 nghìn tấn), Trung Quốc (1.284 nghìn tấn). Sản lượng Việt Nam chỉ chiếm 2,5% sản lượng khóm thế giới.
Qua tình hình phát triển khóm của các nước trên thế giới đã có thể thấy rất nhiều điều được rút thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Những nước phát triển mạnh mẽ về khóm như Trung Quốc, Ấn Độ… vì họ có môi trường tự nhiên và quỹ đất đai rộng lớn nên quy mô trồng khóm cũng lớn, hơn nữa các mô hình của các nước là trang trại tập trung quy mô lớn xuất thân từ việc đồn điền đổi thửa. Các hệ thống trang trại này được liên kết chặt chẽ với nhau đồng thời tạo lập
một hệ thống công nghiệp chế biến và các hệ thống công ty, nhà nước luôn được cải thiện vị trí xã hội, chính trị của nông dân và tăng cường lợi thế nông dân trong việc sản xuất khóm.
- Các biện pháp canh tác hữu cơ bắt buộc phải hạn chế một cách rõ rệt việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà chúng làm tổn hại đến môi trường hoặc để lại dư lượng của chúng ở sản phẩm cuối cùng. Các nước nhập khẩu có quy định rất chặt chẽ cho nước sản xuất phải thực hiện nghiêm ngặt các đạo luật trên nước đó khi các sản phảm đó được coi là sản phẩm hữu cơ. Hệ thống sản xuất được kiểm tra theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Mục đích của việc đó là đạt đến hệ sinh thái nông nghiệp thích hợp nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường, xã hội, kinh tế.
1.5.2 Tình hình phát triển khóm ởmột số địa phương
Theo J.Lan (1928) và Nguyễn Công Huân (1939) thì cây khóm đã có mặt tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm cùng với sự khai thác thuộc địa bàn của thực dân Pháp. Năm 1913 người Pháp đã đưa khóm trồng đầu tiên ở trại canh nông Thanh Ba - Phú Thọ. Giống khóm này được nhân dân gọi là khóm tây. Sau đó được lan rộng ra các trại khác như Phú Hộ, Tuyên Quang (Trần Thế Tục, 1996). Như vậy cây khóm có mặt ở Việt Nam là rất sớm.
Bảng 1.2: Tình hình phát triển khóm ở Việt Nam
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp)
Nhìn chung, sự phát triển nghề trồng khóm ở nước ta gắn bó chặt chẽ với công nghệ chế biến đồ hộp. Năm 2013 diện tích trồng khóm cả nước là 35,8 ngàn ha, năng