Giải pháp phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 83 - 86)

8. Kết cấu của đề tài

3.2 Giải pháp phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thông qua thực trạng phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả đã đưa ra được những mặt đạt được cũng như các vấn đề tồn tại của vấn đề ở chương 2. Dựa trên các vấn đề tồn tại, ma trận swot và dựa trên kết quả phỏng vấn với các chuyên gia và các nông hộ đang trồng và sản xuất khóm trên địa bàn, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:

3.2.1 Giải pháp phát triển quy mô diện tích, quy hoạch vùng sản xuất và giống trồng khóm

*Về diện tích:

Để phát triển sản xuất khóm thì trước hết phải quy hoạch lại vùng nguyên liệu, dựa trên việc nghiên cứu bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Việc quy hoạch này phải tiến hành cụ thể đến từng huyện, xã để đảm bảo thực hiện tốt, với diện tích khóm được quy hoạch phải quản lý chặt chẽ tránh tình trạng diện tích trong vùng quy hoạch không trồng khóm mà lại trồng cây trồng khác. Đi đôi với hoạt động quy hoạch vùng nguyên liệu là chính sách giao đất lâu dài cho nông dân. Bố trí cơ cấu diện tích trồng mới, thanh lý các giống khóm đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho nhà máy. Từng bước nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội vùng phục vụ cho vận chuyển nguyên liệu.

Tận dụng thế mạnh là đất đai vùng đồi phù hợp với cây khóm, thuận tiện cho việc phát triển cây khóm, tỉnh cần tận dụng mở rộng diện tích trong những năm tới, đồng thời không ngừng thâm canh, cải tạo đồi khóm, chất đất nuôi trồng cây khóm để nâng

cao năng suất, sản lượng đưa chất lượng khóm của toàn tỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường. Khả năng thích nghi của cây khóm với các loại đất rất cao, tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển cho cây khóm một cách thuận lợi nhất cần phải có sự quy hoạch hợp lý các vùng đất khóm sao cho tận dụng được tối đa các lợi thế tự nhiên hiện có của vùng, KT - XH, cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

* Về quy hoạch

Các sở ngành và địa phương quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất khóm và tiến hành triển khai, phổ biến các quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức quản lý chặt chẽ các vùng trồng khóm.

Ngoài ra, trên cơ sở quy hoạch phát triển cây khóm có lợi thế cạnh tranh cao, là cây chủ lực của tỉnh, cần tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ để tạo bước đột phá mới trong việc phát triển kinh tế vườn theo hướng bền vững. Đó là:

- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế vườn.

- Bảo quản chế biến vận chuyển và tổ chức chợ bán buôn sản phẩm.

Trong đó, đặc biệt chú trọng dự báo thị trường, bởi thực tế hiện nay trái khóm của tỉnh Tiền Giang được xuất khẩu dưới dạng tươi hoặc được chế biến dưới nhiều sản phẩm đóng hộp khác nhau, nên để có khối lượng nông sản xuất khẩu lớn cần quy hoạch sản xuất thành vùng chuyên canh có năng suất cao, giá thành hạ, chất lượng đồng đều, phòng trừ sâu bệnh tốt, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó, chất lượng sản phẩm và giá thành hạ là hai yếu tố quyết định tạo thế trong cạnh tranh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất khóm có diện tích lớn phải dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường tiêu thụ và tín hiệu của thị trường. Qua đó mới xác định được thị trường tiềm năng, cung cầu, thị hiếu tiêu dùng, các tiêu chuẩn và biến động giá cả…. từ đó mới xác định diện tích và sản lượng cần phát triển là bao nhiêu phục vụ cho nhu cầu nội tiêu hay xuất khẩu, sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay VietGAP.

Theo đó để hỗ trợ cho công tác quy hoạch khóm trong thời gian tới mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng mức sống cho bà con nông dân tỉnh, cần đề ra chính sách ưu đãi về thuế cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh

khóm như miễn thuế VAT cho các HTX tiêu thụ trái cây. Đồng thời khuyến khích thành lập các HTX chế biến, tiêu thụ trái cây và phát triển loại hình kinh tế trang trại. Khuyến khích người nông dân tích tụ ruộng đất, phát triển một cách ổn định và lâu dài việc sản xuất khóm trên quy mô lớn, theo tiêu chuẩn GAP, nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, thực phẩm bảo đảm không chứa các tác nhân gây bệnh và đáp ứng yêu cầu thị trường. Song song đó, cũng cần tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công tác giống, gồm nâng cấp trạm, trại và chọn tạo những giống mới, các công nghệ tiên tiến bảo quản trái cây, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản…

Ngoài ra, tiếp tục triển khai thự chiện các chương trình phát triển kinh tế ngành cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, hoàn chỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở quy hoạch kiểm soát lũ và hoàn thiện các dự án thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Điều tra, khảo sát để mở rộng thêm ở những nơi có điều kiện sinh thái thích hợp đảm bảo cây khóm sau khi trồng sinh trưởng phát triển tốt, có năng suất, chất lượng cao.

Tiếp tục triển khai các chương trình đề án đã được phê duyệt liên quan đến phát triển cây khóm như báo cáo kinh tế kỹ thuật nhân giống khóm Queen; đề án đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản và đề ra các giải pháp quản lý, kiện toàn công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tỉnh Tiền Giang tầm nhìn 2020.

*Về giống và kỹ thuật chọn giống:

Công tác tạo nguồn giống và quản lý nguồn giống là yêu cầu bức thiết trong phát triển cây khóm. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cho các huyện, xã cần kết hợp với phòng nông nghiệp, nhà máy để xây dựng trại sản xuất và kiểm định giống. Trại sản xuất này phải đảm nhiệm công tác tuyển chọn giống có chất lượng. Việc tuyển chọn giống phải tiến hành đổi với hộ sản xuất đại trà. Đồng thời tổ chức công tác khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Xây dựng các mô hình trình diễn. Ngoài ra cán bộ nông vụ cần tích cực quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo thực hiện các khâu kỹ thuật đúng, đủ theo quy trình sản xuất đảm bảo diện tích, năng suất khóm phục vụ cho chế biến. Cùng

với giống đã kiểm định trong thực tế sản xuất, tiếp tục thu nhập khảo nghiệm, làm đa dạng nguồn quỹ gen, tạo ra nguồn giống phong phú, có thể phát triển rộng. Tổ chức triển khai công tác lai tạo và gây đột biến nhân tạo để ngày càng có nhiều giống tốt phục cho chiến lược sản xuất lâu dài.

- Đối với giống Queen: Do quá trình sản xuất bằng giống queen từ lâu không được lựa chọn nên chất lượng giống hiện nay đã bị giảm nhiều. Do đó cần nghiên cứu lựa chọn để sản xuất ra giống dứa Queen sạch bệnh, năng suất chất lượng tốt để cung cấp cho sản xuất đại trà.

- Đối với giống MD2: Giống này mới được triển khai trồng vào cuối năm 2018, đầu năm 2019, cần đẩy mạnh trồng loại giống này, hoàn chỉnh công nghệ nuôi cấy nhằm tạo nguồn thực liệu đồng đều trong giai đoạn đầu sau đó bằng các biện pháp kỹ thuật đơn giản và ít tốn kém hơn để hạ giá thành giống.

Một phần của tài liệu Phát triển cây khóm (dứa) trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)