8. Kết cấu của đề tài
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cây khóm tỉnh Tiền Giang
2.3.1 Thành quả đạt được
Thứ nhất, về quy hoạch và quy mô diện tích trồng khóm
Với thế mạnh về tự nhiên, trong những năm gần đây Tiền Giang đã chú trọng phát triển cây khóm thành một trong những loại cây chủ lực, triển khai các kế hoạch mở rộng quy mô trồng khóm mang tính chất cung cấp hàng hóa chocác nhà máy chế biến trái cây đóng hộp trong và ngoài tỉnh cũng như xuất ra thị trường trong và ngoài nước thu được nguồn lợi nhuận có giá trị cao.
Thứ hai, về cơ sở hạ tầng, ứng dụng kỹ thuật trong việc trồng khóm
Nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng và chuyển giao vào sản xuất… góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây khóm. Nông dân tỉnh Tiền Giang có trình độ thâm canh được nâng cao và nhạy bén trong tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, nông dân chú trọng trong việc đầu tư các máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến khóm, đặc biệt các hộ dân có quy mô sản xuất lớn, góp phần đẩy nhanh quá trình thu hoạch, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm khóm.
Thứ ba, về nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh dồi dào phục vụ cho việc trồng cũng như sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khóm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu cung cấp khóm cho thị trường trong cũng như ngoài nước.
Thứ tư, công tác tiêu thụ
Trên địa bàn có rất nhiều kênh phân phối giúp cho người dân yên tâm trong việc trồng khóm, trong đó có nông trường Tân Lập có diện tích trồng khóm đảm bảo theo tiêu chuẩn GAP phục vụ cho việc xuất khẩu khóm sang các thị trường lớn như EU. Bên
cạnh đó có công ty chế biến khóm tại địa phương, giúp cho các sản phẩm khóm đóng hộp được chế biến, gắn mác thương hiệu địa phương được biết đến, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước.
2.3.2 Vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, về quy mô diện tích trồng khóm của nông hộ
Ở các vùng trồng khóm ngoài vùng nông trường thì quy mô hộ còn khá nhỏ và có tình trạng không chỉ trồng riêng cây khóm. Hình thức tổ chức quản lý sản xuất khóm chủ yếu theo quy mô nông hộ, sản xuất nhỏ là phổ biến nên trở ngại trong sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ. Diện tích đất canh tác bình quân mộ nông hộ không lớn (bình quân 1,8ha), phần lớn đất trồng khóm đã trải qua nhiều thế hệ, giống, độ tuổi cây trồng khác nhau trên cùng đơn vị diện tích, do vậy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất khóm trên diện rộng gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Thứ hai, công tác sản xuất và chế biến khóm theo tiêu chuẩn GAP
Vấn đề an toàn thực phẩm vẫn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với các thị trường tiêu thụ, nhất là các thị trường nước ngoài khó tính như EU, Mỹ. Khóm Tiền Giang đã xuất khẩu vào được thị trường lớn như EU, Nhật, Hongkong, Nga. Hàng rào thuế quan kỹ thuật các thị trường này ngày càng gay gắt, đòi hỏi chất lượng quả rất cao, kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong khi phần lớn trái cây nói chung cũng như trái khóm nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu này. Khâu xử lý trước khi nhập khẩu nghiêm ngặt đẩy chi phí tăng cao. Cụ thể như nếu muốn xuất khẩu khóm vào Mỹ phải qua khâu chiếu xạ, qua Nhật Bản phải xử lý nước nóng, còn xuất đi EU yêu cầu trước tiên là khóm phải đạt chứng nhận GlobalGAP. Hơn thế nữa, phần lớn khóm được xuất khẩu dưới trạng khóm tươi, hoặc chỉ qua sơ chế chưa tạo ra sản phẩm chế biến có giá trị cao. Nguyên nhân được đưa ra là do người dân quen làm việc theo kinh nghiệm bản thân, tiêu chuẩn GAP đòi hỏi kiến thức nhất định, đặt ra nhiều điều kiện tiêu chuẩn khác nhau khiến người dân e ngại, một mặt vì trình độ kiến thức giới hạn của mình, ngại tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu tính hợp tác chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm trong sản xuất.
Mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa thật sự gắn kết chặt chẽ; thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất bán sản phẩm chưa đúng với giá trị thực tế, tình trạng thương lái ép giá xảy ra thường xuyên, gây bất lợi cho người sản xuất, trồng khóm. Một số nơi đã có sự liên kết trong sản xuất nhưng năng lực sản xuất không đủ cung ứng cho những hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn và người nông dân lại phải tự lo liệu đầu ra cho mình nên dễ bị thương lái ép giá. Ngoài ra công tác phối hợp của các cán bộ nông vụ còn yếu, việc thực hiện công tác khuyến nông đến các hộ còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó,mặc dù khóm Tân Lập của Tiền Giang được bảo hộ nhãn hiệu, sản phẩm có thương hiệu tuy nhiên việc xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu cho cây khóm Tiên Giang trên thị trường chưa được quan tâm nhiều. Khâu tiếp thị, quảng bá yếu nên chưa khai thác hết những thị trường tiềm năng trong nước vì các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu cung ứng khóm cho các doanh nghiệp tại TP HCM chế biến là chủ yếu. Chính vì vậy, sau khi khóm được các công ty tỉnh khác chế biến sẽ bị gác mác thương hiệu của công ty khác, vùng khác làm mất đi giá trị thương hiệu cây khóm Tiền Giang. Điều này có thể là do chi phí đầu tư vào phát triển quảng bá thương hiệu còn hạn hẹp, công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại trên lĩnh vực này còn hạn chế, kể cả phía doanh nghiệp cũng như cán bộ tỉnh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 nêu khái quát vị trí địa lý, đặc điểm KT - XH, v.v... một số thông tin cơ bản về tỉnh Tiền Giang để cho thấy vai trò phát triển cây khóm ảnh hưởng đến phát triển KT - XH của tỉnh. Ngoài ra đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động phát triển cây khóm với các nội dung đã được trình bày ở chương 1. Qua đó, có thể thấy rõ những thành quả đạt được, những hạn chế trong quá trình nuôi trồng phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đồng thời nêu bật nguyên nhân của những hạn chế đó. Thông qua thực trạng, chúng ta thấy rằng trong bối cảnh hiện nay mặc dù hoạt động trồng, tổ chức sản xuất, thu hoạch chế biến, tiêu thụ cây khóm đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng nhìn
chung vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp để phát triển hơn nữa loại cây này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY KHÓM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Quan điểm phát triển phát cây ăn quả tỉnh Tiền Giang
Cây ăn quả hiện là một trong những cây trồng cho sản phẩm có sứ mệnh quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân, tranh thủ cơ hội thị trường trong nước và thế giới, đồng thời phát huy lợi thế của tỉnh Tiền Giang.
Cần phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách phát triển mạnh các loại cây ăn quả chủ lực hợp lý ở các vùng trên địa bàn tỉnh. Phát triển cây ăn quả chủ lực phải mang tính hài hòa với phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn của tỉnh với các lợi thế so sánh về vị trí địa lý Tiền Giang, phát triển cây ăn quả chủ lực phải có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Phát triển cây ăn quả chủ lực gắn liền với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển cây ăn quả chủ lực, có sức cạnh tranh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện liên kết vùng; phát triển ngành hàng trái cây thành ngành hàng chiến lược theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao. Trước mắt, tập trung phát triển cây xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, khóm, thanh long, bưởi da xanh, vú sữa; thực hiện cải tiến tổ chức và tăng quy mô sản xuất, đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường.
Tập trung xây dựng các vùng chuyên sản xuất hàng hóa các cây ăn quả chủ lực. Huy động hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng tiêu chuẩn trồng trọt và nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cây ăn quả, từng bước xây dựng và phát triển các khu, vùng sản xuất cây ăn quả với công nghệ cao.
Đầu tư phát triển cây ăn quả chủ lực theo chuỗi giá trị tăng, gắn kết chặt chẽ cả 4 khâu (sản xuất - thu mua - bảo quản, chế biến - tiêu thụ) ưu tiên trước hết cho sản xuất - bảo quản và kết nối thị trường.
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Định hướng
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với mong muốn rút ngắn thời gian so với các quá trình công nghiệp hóa cổ điển, vị trí của vấn đề nông nghiệp và nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ không giảm phần quan trọng. Đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, hiện nay theo số liệu tổng cục thống kê năm 2019 có tới hơn 65,6% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, khoảng 38% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và có tới 80% dân nghèo là nông dân, mức thu nhập thấp cũng ở nông thôn và sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị cũng có khoảng cách lớn. Nếu không tạo được nhịp độ phát triển mạnh trong nông nghiệp và nông thôn thì không thể nói dến việc công nghiệp hóa được. Với nông nghiệp và nông thôn phát triển, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có nền tảng ổn định kinh tế, có được nguồn nhân lực có chất lượng nâng cao, nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, thị trường mở rộng. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ mới trong kỹ thuật và tổ chức nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói chung và ngành khóm nói riêng không chỉ tạo ra nền tảng mà còn là động lực tạo nguồn tích lũy ban đầu cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho vùng nông thôn và khu vực nông nghiệp.
Trong các năm tiếp theo, chính quyền tỉnh Tiền Giang cần xác định rõ ràng mục tiêu phát triển sản xuất khóm nguyên liệu trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần được triển khai, từ đó từng bước nâng cao năng suất cũng như chất lượng, kết quả và hiệu quả kinh tế cao.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã nêu rõ: Huy động nguồn lực trong cũng như ngoài để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường. Cần có định hướng phát triển với các nội dung sau:
Thứ nhất, kết hợp xây dựng kinh tế chuẩn theo hệ thống chính trị của Đảng và
Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới giao thông cho phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế, có trọng tâm, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, tiếp tục tăng trưởng KT - XH trong các năm tiếp theo.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội
trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm, phát triển KT - XH gắn liền với giữ vững quốc phòng an ninh, đảm bảo
trật tự xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ sáu, tập trung quy hoạch diện tích trồng khóm nguyên liệu, đầu tư thâm canh
chiều sâu và hỗ trợ kinh phí đầu tư trong sản xuất khóm cũng như hỗ trợ chính sách lãi vay cho hộ sản xuất trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất khóm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Đối với việc định hướng phát triển cây khóm: quá trình phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh có truyền thống lâu đời, qua các năm đã có những biến động về cả diện tích, năng suất, chất lượng, giá cả trên thị trường. Để ổn định sản xuất khóm trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo, hộ dân và các đơn vị sản xuất cần thực hiện theo mục đích chung của sự phát triển kinh tế cả nước và theo nghị quyết của toàn tỉnh.
Mục tiêu
- Đến năm 2025, diện tích cây khóm của tỉnh đều hướng vào sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, trong đó có 20 - 30% diện tích được chứng nhận GAP.
- Phát triển khóm thành loại trái cây có vị thế vững chắc trong khu vực; hiện đại hóa công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Phát triển vùng nguyên liệu khóm phải đi liền với quy hoạch phá triển công nghiệp chế biến khóm.
- Vùng khóm chuyên canh tại huyện Tân Phước định hướng phát triển 16.000 ha tại các xã: Tân Hòa Thành, Hưng Thạnh, Tân Lập 1, Tân Lập 2, Mỹ Phước, Phước Lập, Tân Hòa Tây, Thạnh Hòa, Thạnh Tân, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và vùng đất nong trường Tân Lập; tổng sản lượng dự báo trên 265.000 tấn. Trong điều kiện thuận lợi về
thị trường, diện tích khóm có thể tăng lên đến 17.500 ha trên các đất liếp có công trình chống lũ và có hệ thống đê bao, cống đầu mối, trạm bơm tiêu lũ.
Nhìn chung, việc phát triển cây khóm phải được thể hiện qua các nội dung: diện tích sản xuất ổn định qua các năm, năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng đánh giá cao, thị trường ngày càng được mở rộng đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn, bảo vệ môi trường lành mạnh, văn minh, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, sức khỏe, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh cuộc sống.
3.2 Giải pháp phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Thông qua thực trạng phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả đã đưa ra được những mặt đạt được cũng như các vấn đề tồn tại của vấn đề ở chương 2. Dựa trên các vấn đề tồn tại, ma trận swot và dựa trên kết quả phỏng vấn với các chuyên gia và các nông hộ đang trồng và sản xuất khóm trên địa bàn, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
3.2.1 Giải pháp phát triển quy mô diện tích, quy hoạch vùng sản xuất và giống trồng khóm
*Về diện tích:
Để phát triển sản xuất khóm thì trước hết phải quy hoạch lại vùng nguyên liệu, dựa trên việc nghiên cứu bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Việc quy hoạch này phải tiến hành cụ thể đến từng huyện, xã để đảm bảo thực hiện tốt, với diện tích khóm được quy hoạch phải quản lý chặt chẽ tránh tình trạng diện tích trong vùng quy hoạch không trồng khóm mà lại trồng cây trồng khác. Đi đôi với hoạt động quy hoạch vùng nguyên liệu là chính sách giao đất lâu dài cho nông dân. Bố trí cơ cấu diện tích trồng mới, thanh lý các giống khóm đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho nhà máy. Từng bước nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi nội vùng phục vụ cho vận chuyển nguyên liệu.
Tận dụng thế mạnh là đất đai vùng đồi phù hợp với cây khóm, thuận tiện cho việc phát triển cây khóm, tỉnh cần tận dụng mở rộng diện tích trong những năm tới, đồng