8. Kết cấu của đề tài
3.1.1 Quan điểm phát triển phát cây ăn quả tỉnh Tiền Giang
Cây ăn quả hiện là một trong những cây trồng cho sản phẩm có sứ mệnh quan trọng trong việc tạo nguồn vốn cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân, tranh thủ cơ hội thị trường trong nước và thế giới, đồng thời phát huy lợi thế của tỉnh Tiền Giang.
Cần phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách phát triển mạnh các loại cây ăn quả chủ lực hợp lý ở các vùng trên địa bàn tỉnh. Phát triển cây ăn quả chủ lực phải mang tính hài hòa với phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn của tỉnh với các lợi thế so sánh về vị trí địa lý Tiền Giang, phát triển cây ăn quả chủ lực phải có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Phát triển cây ăn quả chủ lực gắn liền với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển cây ăn quả chủ lực, có sức cạnh tranh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện liên kết vùng; phát triển ngành hàng trái cây thành ngành hàng chiến lược theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao. Trước mắt, tập trung phát triển cây xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, khóm, thanh long, bưởi da xanh, vú sữa; thực hiện cải tiến tổ chức và tăng quy mô sản xuất, đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường.
Tập trung xây dựng các vùng chuyên sản xuất hàng hóa các cây ăn quả chủ lực. Huy động hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng tiêu chuẩn trồng trọt và nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cây ăn quả, từng bước xây dựng và phát triển các khu, vùng sản xuất cây ăn quả với công nghệ cao.
Đầu tư phát triển cây ăn quả chủ lực theo chuỗi giá trị tăng, gắn kết chặt chẽ cả 4 khâu (sản xuất - thu mua - bảo quản, chế biến - tiêu thụ) ưu tiên trước hết cho sản xuất - bảo quản và kết nối thị trường.