8. Kết cấu của đề tài
2.2.3 Phân tích các nhân tốc tác động đến việc phát triển cây khóm tỉnh Tiền
2.2.3 Phân tích các nhân tốc tác động đến việc phát triển cây khóm tỉnh TiềnGiang Giang
2.2.3.1Nhân tố về chủ trương và chính sách
Qua nhiều năm đã có nhiều chính sách của trung ương, của tỉnh, hiệp hội khóm Việt Nam ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người trồng và sản xuất khóm như các chính sách về luật đất đai, luật đầu tư, luật doanh nghiệp, các chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, quỹ tín dụng, hàng rào thuế quan… Nhìn chung các chính sách trên đã tạo điều kiện để ngành khóm của tỉnh phát triển đạt kết quả tốt như hiện nay.Ngoài ra để quyết định thành công của quá trình sản
xuất cây khóm tỉnh Tiền Giang không thể thiếu các đề tài, đề án, dự án phát triển cây khóm tại các huyện, thị xã trên địa bàn trong việc chuyển giao khoa học công nghệ và đầu tư cây khóm mang lại giá trị cao.
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và của cây khóm nói riêng, trong các năm qua Tiền Giang đã tập trung nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm tạo vùng nguyên liệu, nghiên cứu và xây dựng quy trình tuyển chọn giống, trồng, kỹ thuật chăm sóc thu hoạch, chọn lọc giống cây có chất lượng cao, phục tráng giống, quy hoạch cải tạo vườn cây đặc sản như: vú sữa, khóm, xoài, v.v…
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Tiền Giang đã triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, xác định phát huy tiềm năng cây ăn trái trên cơ sở thích ứng biến đổi khí hậu, tạo vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao hướng đến xuất khẩu phù hợp lợi thế vùng, tiểu vùng. Trong đó, đối với cây khóm ngoài giống khóm Queen hiện đang được trồng phổ biến trên địa bàn, huyện tiếp tục kết hợp với sở NN & PTNT tỉnh thử nghiệm trồng khóm MD2, phát triển theo hướng sản xuất an toàn để khóm đạt năng suất và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ trái khóm.
Ngoài ra, xây dựng thành công vùng chuyên canh khóm xuất khẩu trên 15.000 ha, mỗi năm đạt sản lượng 300.000 tấn, là vùng chuyên canh khóm lớn nhất khu vực sông Tiền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Ngoài ra huyện đã chuyển giao kỹ thuật canh tác, khuyến khích người dân áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, quy hoạch vườn cây ăn trái, chọn giống tốt, chất lượng để trồng. Qua đó, giúp người dân nắm bắt khoa học công nghệ trên lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt chuyên canh cây khóm thông qua các kỹ thuật cơ bản như: xử lý cho ra hoa trái vụ, thu hoạch theo ý muốn, tránh thời điểm rộ mùa, dội chợ, tỉa cành, tạo tán, tỉa thưa trái v.v…. Ngoài ra, khuyến khích người dân lồng ghép giữa lập vườn cây khóm kết hợp với xây dựng những mô hình kinh tế tổng hợp như: VAC, VACR, VA…
Tuy nhiên, các chính sách hiện nay này còn chưa thực sự tiếp cận gần tới người trồng khóm, việc thực thi các chính sách còn chưa được thực hiện ở một số địa phương
trên địa bàn dẫn đến vẫn còn tình trạng vốn rải ngân chậm đến tay người sản xuất, ý thức tuân thủ các chính sách chưa được thực hiện triệt để.
Một vài năm gần đây nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát diễn ra ảnh hưởng lớn đền đời sống hộ trồng khóm, trong khi đó các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phần lớn chưa đến tay người nông dân. Đã có các cơ sở cung cấp giống khóm trên địa bàn, tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng hầu như chưa được quan tâm, nông dân thường mua phải những giống kém chất lượng, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng vườn khóm. Điều này cần có sự quan tâm từ cấp trên để quản lý tốt về khía cạnh giống.
Hiện nay chưa có cơ quan quản lý nào mang tính chuyên nghiệp cho ngành khóm, công tác quy hoạch, định hướng, bảo hiểm cho người sản xuất khóm, hơn nữa việc thực hiện chưa đầy đủ chưa phù hợp, việc sản xuất nông nghiệp còn tự phát, nhỏ lẻ, chưa có mô hình liên kết khép kín, khoa học và hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn trồng và sản xuất khóm theo đúng quy trình, đảm bảo khoa học, đảm bảo môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt chất lượng chưa được triệt để, thiếu hệ thống tổ chức thu mua, chế biến, kho bảo quản, thiếu tính chuyên nghiệp.
Việc kiểm tra đánh giá chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều khi người dân mua phải phân giả, phân kém chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật giả gây thiệt hại nặng nề tới năng suất, sản lượng của các hộ dân.
2.2.3.2Nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đây là nhân tố quy định sự có mặt (hay không có mặt), thuận lợi (hay khó khăn) của hoạt động sản xuất cây khóm. Chính vì vậy mà tỉnh Tiền Giang tuy có diện tích không lớn nhưng với sự ảnh hưởng của vị trí địa lý cùng với tính chất tự nhiên mỗi nơi khác nhau sẽ hình thành nên các vườn trồng cây khác nhau. Đó cũng là lý do vì sao vùng phèn hóa Đồng Tháp Mười thích hợp phát triển cây khóm.
Địa hình của Tiền Giang tương đối bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hóa, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả chủ lực.
Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, thổ nhưỡng Tiền Giang phát triển trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo khá rõ rệt nên khá phong phú và đa dạng về chủng loại, được phân bố tập trung theo các khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Với 4 nhóm đất chính cùng 14 loại đất thì tỉnh có khả năng phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây ăn quả đa dạng, thuận lợi phát triển từng loại cây ăn quả nói chung hay đối với cây khóm nói riêng.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 52%), còn lại 19% là nhóm đất phèn và 14,3% nhóm đất phù sa nhiễm mặn. Tuy nhiên, nhìn thấy được lợi thế trong việc phát triển cây khóm nói riêng cũng như phát triển khu vực các huyện phía đông nói chung, tỉnh đã tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình “Khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười” đã từng bước mở rộng vùng trồng cây khóm sang các huyện phía đông và vùng chuyên canh cây khóm thuộc huyện Tân Phước.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các nhóm đất tỉnh Tiền Giang năm 2019
52.00% 14.30% 3.00% 19.00% 11.70% Đất phù sa Đất mặn Đất cát giồng Đất phèn Đất khác
Qua điều tra cho thấy yếu tố đất đai chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phát triển khóm, có tới 88% các hộ nông dân đánh giá đất đai là yếu tố quyết định lớn nhất, tiếp đó là tới thời tiết chiếm tỷ lệ 68% đứng thứ 2 trong thứ tự quan trọng, nếu thời tiết thuận lợi ít sâu bệnh, lượng nước mưa cung cấp đủ trong một năm sẽ làm cho năng suất, sản lượng
khóm đạt kết quả cao. Trong khi đó nếu đất trồng kém thuận lợi, hàm lượng dinh dưỡng trong đất ít, chi phí đầu tư phải cao hơn, nhưng chất lượng của khóm không cao dẫn tới hiệu quả kinh tế trong hộ nông dân không hiệu quả.Vì vậy, công việc quy hoạch, phân loại đất để đảm bảo cho trồng khóm đạt hiệu quả là rất quan trọng, cần thiết.
Bảng 2.8: Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển cây khóm trong hộ nông dân
ST T Các yếu tố Số mẫu hộ điều tra Số hộ cho ý kiến Tỷ lệ (%) Thứ tự quan trọng 1 Đất đai 50 44 88 1 2 Thời tiết 50 35 68 2 3 Sâu bệnh, dịch hại 50 24 48 3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Thời tiết bất thường, mưa nhiều diễn ra trong nhiều tháng làm cho sâu bệnh phát triển, như sâu đục thân, úng, làm cho năng suất, sản lượng, chất lượng khóm giảm sút, bên cạnh đó mưa nhiều cũng làm cho công tác thu hoạch khóm bị ảnh hưởng mà hộ muốn thu hoạch gây ra hiện tượng bị giảm phẩm cấp ngóm khi bán trên thị trường.
2.2.3.3Nhân tố giống
Đối với ngành trồng trọt, giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu. Bởi giống là đầu vào của chu trình sản xuất này nhưng khi kết thúc chu trình sản xuất ấy, một phần đầu ra có thể sử dụng làm đầu vào cho vụ sản xuất sau. Vì vậy, công tác chọn giống trong việc trồng hay sản xuất có vai trò quan trọng, quyết định tới hiệu quả của hoạt động sản xuất đó.
Giống khóm đang được trồng hầu hết trên địa bàn tỉnh là giống Queen với 3 dạng: hình trụ đều, quả ngắn - mập và hình chóp. Thịt quả khóm Queen vàng ít nước có vị thơm hấp dẫn phù hợp để ăn tươi. Tuy nhiên nhược điểm của loại khóm này là quả bé chỉ đạt trung bình khoảng 600 - 900g. Chính vì vậy, hiện nay trên địa bàn có một số nông hộ triển khai trồng thêm loại khóm MD2 theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Tân Phước đối với cây ăn trái.Đây là giống được trồng rất hạn chế ở Việt Nam do nhân giống khó và chậm. Nó là một trong những sản phẩm lai có chọn lọc giữa
khóm Queen và khóm Cayenne, trái to và hốc mắt cạn, hàm lượng bromeline thấp có vị ngọt, giòn và thơm nên rất được ưa chuộng hiện nay.Chính vì vậy giống này sẽ có khả năng mang lại nhiều lợi thế hơn so với giống Queen đang trồng hiện nay.
Hình 2.3: Phân biệt loại khóm Queen và khóm Cayenne
(Nguồn: Internet)
Qua thực tế cho thấy nông dân sử dụng nguồn giống tự phát, từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng giống không đồng đều, dạng quả không đạt yêu cầu để phục vụ cho nhu cầu chế biến hiện nay. Vật liệu khởi đầu làm giống là những chồi lấy từ nhiều nguồn khác nhau như chồi cuống không qua giâm, ươm được trồng trực tiếp trên liếp, những chồi giống này được tận dụng từ vụ trước, nên ngay từ khâu đầu xuống giống phần lớn là các vườn trồng đã không đồng đều về trọng lượng kích cỡ cũng như chất lượng chồi giống. Nhằm góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của khóm thì việc tuyển chọn chồi giống tốt hiện nay cần được áp dụng.
Bên cạnh đó, phần lớn khóm được trồng theo kiểu tự phát chưa đúng quy cách và có thời gian lưu vụ khá lâu (trên 4 năm), biện pháp nhân giống đại trà, không chọn lọc với chất lượng cây giống không đồng đều, làm cho cây phát triển trên cùng một diện tích trồng không đồng nhất, nhiều dạng cây, cỡ quả khác nhau.
Tiền Giang là tỉnh có dân số đông thứ ba trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh An Giang và Kiên Giang), số dân năm 2019 là 1.764 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động là 1.350 triệu người, phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
Riêng huyện Tân Phước (chiếm 98% ngành trồng khóm trên địa bàn tỉnh) với dân số năm 2018 là 63.032 người và với 15.670 hộ gia đình phân bổ thành 12 đơn vị hành chính cấp xã và hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều tham gia trồng khóm. Có thể thấy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển cây khóm trên địa bàn huyện Tân Phước nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung là rất lớn, có thể đảm bảo đủ khả năng cho việc sản xuất loại cây này, đảm bảo phát triển về ngành nông nghiệp cũng như về mặt kinh tế cho các hộ dân tham gia sản xuất.
2.2.3.5Nhân tố khoa học kỹ thuật
Đây là nhân tố giúp các nhà vườn làm gia tăng hiệu quả sản xuất bằng nhiều biện pháp tiên tiến trong việc điều khiển ra hoa trái vụ, tăng thụ phấn, tăng năng suất và phẩm chất, phòng trừ sâu bệnh, xử lý trước và sau thu hoạch. Nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học, các biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng ngừa bệnh trên cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những kết quả ứng dụng này vừa tạo hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Tiền Giang sẽ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc phát huy tiềm năng cây khóm trên cơ sở thích ứng biến đổi khí hậu, tạo vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao hướng đến xuất khẩu phù hợp lợi thế vùng ngập lũ phía tây Tiền Giang. Cụ thể, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào các khâu: giống, quy trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu khóm Tân Lập… bằng cách cải tạo, trồng mới thay thế, trẻ hóa diện tích khóm đã bị già cỗi, hiệu quả kinh tế kém, kết hợp với áp dụng các biện pháp chăm sóc, xử lý cho cây ra trái rải vụ để bán được giá cao.
Ngoài ra, để phát huy tiềm năng cây trồng chủ lực, giúp nông dân mới vào khai hoang lập nghiệp sớm ổn định sản xuất thì tỉnh cũng đã tăng cường chuyển giao kỹ
thuật thâm canh, mở các lớp tuyên truyên khuyến nông, phòng trừ sâu bệnh gây hại, hướng dẫn kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ, xây dựng và nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả cho bà con như mô hình cánh đồng lớn, khuyến khích nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát nghiên cứu tại địa bàn khi được hỏi về các thông tin muốn tìm hiểu hay những khó khăn mà các hộ đang gặp phải khi thực hiện trồng theo tiêu chuẩn GAP, đa phần các hộ dân chưa có kiến thức sâu về trồng cũng như sản xuất khóm, kỹ thuật yết nhất là kỹ thuật xử lý ra hoa, thiếu chủ động trong sản xuất, sản xuất còn mang tính tùy tiện chưa theo quy trình kỹ thuật khoa học dẫn đến năng suất và chất lượng quả chưa cao làm thiên lệch về hiệu quả sản xuất cây khóm.
2.2.3.6Nhân tố thị trường
Thị trường nội địa
Về thị trường trái khóm tươi, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 4 chợ buôn bán trái cây ở các vùng trồng cây ăn quả tập trung như chợ Vĩnh Kim (huyện Châu Thành), chợ phường 4 (TP. Mỹ Tho), chợ Long Trung (huyện Cai Lậy) và trung tâm thương mại trái cây Hòa Khánh với quy mô lớn. Các thương lái, chủ vựa thu mua, sơ chế và vận chuyển khóm bằng xe lạnh ra bán ở các tỉnh thành phía bắc, TP. HCM và các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Về thị trường quả chế biến, Tiền Giang có cơ sở chế biến khóm như công ty cổ phần rau quả Tiền Giang (VEGETIGI) ở xã Long Định, huyện Châu Thành với công suất 12.000 tấn/năm cho các sản phẩm chế biến từ khóm như: khóm đóng hộp, nước khóm, khóm đông lạnh… được sản xuất và tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu
Tới thời điểm hiện tại, cây khóm Tân Lập thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là loại khóm duy nhất đã được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và vùng khóm Tân Lập được trồng ở quy mô công nghiệp, áp dụng quy trình sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế EUROGAP, là sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn để được chế biến và tiêu thụ thị trường xuất khẩu.
Hình 2.4: Thương hiệu khóm Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: vnpec.com.vn)
Khóm được xuất khẩu dưới dạng sản phẩm tươi, sản phẩm miếng, khoanh đóng hộp, nước quả, pure… được xuất khẩu sang các nước như Châu Âu, Nhật, Singapore, Hongkong, Nga.
Trong thời gian tới, theo dự báo của tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới của thị trường thế giới sẽ ngày càng tăng. Trong đó, có 4 loại trái cây chính sẽ là khóm, chuối, xoài và đu đủ với Mỹ và EU