8. Kết cấu của đề tài
3.2.4 Các giải pháp bổ trợ khác
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh, cần hoàn thiện các chủ tưởng, chính sách liên kết, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất. Đây có thể nói là các chính sách mang tính then chốt, có tác động mạnh mẽ tới phát triển khóm. Để phát triển sản xuất khóm trong hộ nông dân thì trước hết cần phải xây dựng một cơ chế chính sách phù hợp với xu thế thị trường cũng như phù hợp với các tác nhân tham gia phát triển sản xuất khóm trên địa bàn, cụ thể như sau:
- Cần xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, hình thành mạng lưới liên kết giữa các nhóm sản xuất, hợp tác xã, các hộ nông dân, dịch vụ cung ứng, liên doanh liên kết, từ khâu sản xuất tới khâu kinh doanh thành phẩm taoj thành một chuỗi các dây chuyền khép kín.
- Tạo điều kiện nguồn vay vốn tín dụng cho hộ nông dân, trang trại với mục đích đầu tư thâm canh diện tích vườn khóm, cải tạo các giống khóm đem lại năng suất cao, áp dụng cơ sở kỹ thuật khoa học vào việc chăm sóc, thu hoạch vườn khóm. Cải cách thủ tục vay vốn, nhanh gọn cho vay, thuận lợi hơn, tránh tình trạng cung cấp vốn chậm tới tay người dân, phù hợp với chu kỳ sản xuất của người dân trồng khóm. Nhà nước cần có lộ trình phù hợp đối với các ngân hàng thương mại cho vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất đến các hộ nông dân trồng khóm.
- Cần tổ chức, rà soát các chính sách có liên quan đến ngành khóm nhằm sửa đổi bổ sung kịp thời các chính sách, bác bỏ các chính sách không hợp lý gây bất thuận lợi cho người dân thay vào đó là ban hành các văn bản pháp quy mới phù hợp với xu thế phát triển sản xuất khóm hiện nay. Tăng cường công tác quản lý trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo khóm được sản xuất khóm sạch, khóm an toàn. Hình thành các cơ sở chức năng quản lý việc sản xuất khóm nguyên liệu từ các hộ nông dân, đảm bảo chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện cam kết đảm bảo về nguyên tắc giá trên thị trường đối với các hộ trồng khóm, tránh việc khóm ép giá, thu mua theo đúng chất lượng và thương hiệu của khóm.
- Cần nâng cao năng lực tổ chức cũng như quản lý về mặt hành chính, chính sách vốn, tài chính, thuế đất đai, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Cần giảm thuế nông
nghiệp cho các hộ trồng khóm trên địa bàn hoặc không thu thuế đất đai trong thời gian dài. Cải tạo các vườn khóm kém chất lượng cho các hộ nông dân. Có chế độ ưu đãi như giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp các hợp đồng lâu dài với các hộ nông dân trong việc thu mua khóm nguyên liệu trên địa bàn nhằm giữ bình ổn giá, tránh thiệt hại cho các hộ sản xuất khóm nguyên liệu trên địa bàn. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững sản xuất khóm trong hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra tận dụng các cơ hội về nhu cầu của thị trường ngày càng tăng và tâm lý người tiêu dùng đang có lợi cho sản xuất cây khóm của Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Bên cạnh đó là hỗ trợ của Nhà nước phát triển các dự án hiện đnag có trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu là dự án “nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)” nhằm nâng cao năng suất và sản lượng khóm tỉnh Tiền Giang, hỗ trợ nông dân chuyển đổi giống khóm cũ, thoái hóa sang trồng khóm Queen chất lượng cao và áp dụng quy trình sản xuất khóm theo tiêu chuẩn VietGAP phục vụ xuất khẩu. Hay đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Tân Phước”, trong đó huyện kết hợp sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thử nghiệm trồng khóm MD2, phát triển theo hướng sản xuất an toàn để cây khóm đạt năng suất và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ trái khóm.
Vận dụng và hệ thống một số chính sách dành cho người tham gia sản xuất, các doanh nghiệp tham gia sản xuất - tiêu thụ - chế biến khóm nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng trên cơ sở phù hợp với những quy định của WTO và phổ biến đến hộ, trang trại, doanh nghiệp sản xuất - chế biến để biết và thực hiện.
Song hành cùng việc hỗ trợ tích cực cho người dân phát triển vườn khóm của hộ, tỉnh Tiền Giang cũng cần đẩy mạnh việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây nhà máy chế biến xuất khấu trái cây… Vai trò của doanh nghiệp là rất lớn, bởi sản phẩm dù ngon đến mấy cũng không thể đi xa nếu không có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp. Do đó, định hướng phát triển cây khóm cho tỉnh Tiền Giang là phải gắn kết cho được bốn nhà, tạo sự đồng thuận giữa nông dân - doanh nghiệp - nhà quản lý - nhà khoa học.
Nghiên cứu và vận dụng các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư đa ngành nhưng có liên quan đến xây dựng vùng nguyên liệu khóm, ứng dụng công nghệ, tiêu thụ khóm.
Nghiên cứu và vận dụng các chính sách đầu tư bằng ngân sách tỉnh về thu thập và quảng bá thông tin về tiềm năng phát triển cây khóm, phổ biến và thông tin khoa học công nghệ, thị trường, sở hữu trí tuệ, thương hiệu, tiêu chuẩn hóa sản xuất khóm.
3.2.4.2Giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng nguồn lao động
Trình độ người sản xuất cực kỳ quan trọng. Kiến thức giúp họ tiếp cận với thông tin kiến thức về kỹ thuật sản xuất của cây khóm như điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện sinh trưởng và phát triển, chế độ tưới tiêu và phòng trừ dịch bệnh và đặc biệt là kỹ thuật trồng chăm sóc khóm, xử lý ra hoa cho đến thu mua sản phẩm cho hộ nông dân. Quá trình này sẽ mang lại cho người lao động những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu về cách chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản sản phẩm. Nhờ những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất này mà trình độ thâm canh cây khóm tăng lên nhờ đó năng suất cây trồng tăng lên.
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, các lớp ngắn hạn, kèm cặp tại các cơ sở nơi làm việc và các địa phương bên ngoài nhằm thu nhận kinh nghiệm sản xuất kinh doanh tiên tiến hơn. Có kế hoạch lựa chọn, đề cử cán bộ trẻ đào tạo, tập huấn, tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ, viên chức.
Hỗ trợ cho phát triển số lượng lao động trong ngành khóm, thu hút lao động từ cá nơi khác có kỹ thuật cao về phục vụ cho việc phát triển bền vững sản xuất khóm trên địa bàn, từ đó phổ biến kiến thức tới các hộ nông dân nhằm mục đích phát triển cây khóm triển bền vững.
Tập trung vào đào tạo các đối tượng là các chủ hộ gia đình, đây là những hộ sản xuất khóm chiếm một số lượng lớn. Do các đối tượng này nhu cầu đào tạo là rất lớn, chính vì vậy cần đào tạo từ việc chuyển giao công nghệ, phổ biến kinh nghiệm, tập huấn, hội thảo các lớp kỹ thuật về chọn giống, chăm sóc cũng như thu hoạch đến thông
tin thị trường như giá cả, cung cầu trên thị trường để từ đó các hộ nông dân có cái nhìn chủ động hơn trong việc thực hiện phát triển bền vững cây khóm.
3.2.4.3Giải pháp hoàn thiện phương thức thu mua và chính sách giá cả
Quá trình tổ chức thu mua khóm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Để phương thức thu mua diễn ra có hiệu quả, chúng tôi đề ra một số biện pháp sau:
- Xây dựng hợp đồng sản xuất chặt chẽ trong đo nêu cụ thể các điều khoản thi hành, các điều khoản hỗ trợ, chính sách khuyến khích và xử lý trong việc thực hiện đúng, sai so với hợp đồng để làm căn cứ pháp lý giữa hai bên.
- Về giá cả: Ngoài việc quy định giá sàn, trong hợp đồng nên nêu rõ mức giá áp dụng đối với khóm rải vụ (do thời gian sản xuất bị rút ngắn hoặc dài thêm) khóm chín sớm và các chính sách khen thưởng và tính giá đối với hộ cung ứng vượt chỉ tiêu sản lượng. Bởi vì cùng với một mức đầu tư như thế, nếu đạt năng suất cao hơn thì người có lợi sẽ là nhà máy và nếu nhà máy vẫn thu mua số lượng khóm vượt chỉ tiêu với mức giá cũ thì người sản xuất sẽ bị thiệt thòi. Nên chăng có quy định cụ thể đối với hộ vượt chỉ tiêu về sản lượng.
3.2.4.4Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh để phát triển hệ thống giao thông hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội.
Kiểm soát lũ và triều cường triệt để bằng đê bao và các công trình dưới đê: xây cống đập, trạm bơm tiêu úng do mưa vào mùa lũ, tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi ở các dự án để ngăn mặn, trữ ngọt, chủ động tưới tiêu, đáp ứng các yêu cầu ứng phó dài hạn với biến đổi khí hậu. Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn lũ và hệ thống bơm chống úng cố định bằng năng lượng điện tại vùng khóm Tân Phước.
Kết hợp thủy lợi với phát triển đường giao thông (gắn với tiêu chí nông thôn mới) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho tập kết, kinh doanh, sơ chế, đóng gói và vận chuyển khóm.
Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, xử lý sau thu hoạch và tồn trữ sản phẩm, nhà máy chế biến khóm. Xây dựng trạm trung chuyển khóm đi cùng với các loại cây ăn quả khác, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển trao đổi mua bán.
Nhà nước và các doanh nghiệp cần hỗ trợ: xe lạnh, xây dựng các kho bãi tại các đầu mối tập kết sản phẩm và các cửa khẩu, nhằm kéo dài thời gian bảo qunar, vận chuyển, đảm bảo chất lượng để chế biến và tiêu thụ khóm.
3.2.4.5Giải pháp về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển cây khóm
Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa học công nghệ và thực hiện các chương trình, đề tài, đề án, dự án phát triển khoa học vào sản xuất cây khóm… nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ và tỷ lệ đổi mới công nghệ kỹ thuật trong ngành trồng trọt, sản xuất khóm, tập trung vào các lĩnh vực:
- Ứng dụng công nghệ sinh học cho việc chọn tạo và nhân giống cây cho năng suất cao kết hợp với xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao.
- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện quy trình, mô hình thâm canh, xen canh hợp lý, xử lý sau thu hoạch.
- Xây dựng và phát triển mô hình gắn kết nghiên cứu - ứng dụng - chuyển giao - sản xuất và thị trường quy mô lớn kết hợp nghiên cứu chuỗi giá trị cho cây khóm.
- Nhà vườn cần thay đổi tập quán canh tác theo truyền thống. Chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình sản xuất (VietGAP/GlobalGAP), nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
3.2.4.6Phát triển các loại hình doanh nghiệp và thị trường nông thôn
Việc đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp
tại chỗ cần được đặc biệt ưu tiên. Các doanh nghiệp này sẽ hợp đồng sản phẩm, sơ chế nông sản khóm cho nông dân, cung cấp khóm hoặc làm vệ tinh cho các nhà máy lớn để đưa công việc về cho cư dân nông thôn. Cư dân nông thôn gắn với doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ gắn với doanh nghiệp lớn, thị trường trong nước ngắn với thị trường quốc tế, từ đó tăng dần tỷ lệ phi nông nghiệp trong thu nhập của hộ, thu hẹp dần và tiến đến cân bằng khoảng cách thu nhập giữa nông thôn, thành thị.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác thực hiện các hình thức tiêu thụ nông sản nói chung và khóm nói riêng thông qua hợp đồng gắn sản xuất với chế biến, nhất là các vùng sản xuất nguyên liệu khóm tập trung, hình thức hợp đồng tiêu thụ khóm có chuyển giao công nghệ, ứng trước vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Nâng cao nhận thức của nông dân và các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trong việc tôn trọng thực hiện các cam kết trong hợp đồng tiêu thụ khóm đã ký kết.