8. Kết cấu của đề tài
1.5.3 Bài học kinh nghiệm phát triển cây khómđối với tỉnh Tiền Giang
Thông qua việc đọc, tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan tới cây khóm của tác giả trước đây đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Tập trung nghiên cứu vấn đề sản xuất khóm trong hộ nông dân nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng.
- Qua nghiên cứu việc sản xuất khóm trong nông trường và ngoài nông trường, thì việc sản xuất khóm ngoài nông trường đang được mở rộng và chú trọng hơn, tuy nhiên việc đầu tư chưa hiệu quả, dẫn tới năng suất chưa cao.
- Các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu sâu về vấn đề sản xuất trong hộ dân, chưa tìm hiểu về sản xuất, ổn định bền vững vùng khóm nguyên liệu, chính vì vậy mà cần tập trung vào nghiên cứu phát triển bền vững khóm trong hộ nông dân chi tiết hơn và đi sâu hơn nữa về vấn đề này.
- Vận dụng tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả để bổ sung, đầy đủ hơn trong bài luận văn của tác giả.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây khóm, đưa ra các khái niệm về khóm, phát triển cây, đặc điểm và vai trò của việc phát triển cây khóm. Bên cạnh đó phân tích các nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây khóm để làm tiền đề để phân tích thực trạng chương sau. Tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cây khóm tại các địa phương trong nước và các nghiên cứu ngoài nước, rút ra được bài học kinh nghiệm đối với hoạt động phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY KHÓM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG