8. Kết cấu của đề tài
2.3.2 Vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, về quy mô diện tích trồng khóm của nông hộ
Ở các vùng trồng khóm ngoài vùng nông trường thì quy mô hộ còn khá nhỏ và có tình trạng không chỉ trồng riêng cây khóm. Hình thức tổ chức quản lý sản xuất khóm chủ yếu theo quy mô nông hộ, sản xuất nhỏ là phổ biến nên trở ngại trong sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ. Diện tích đất canh tác bình quân mộ nông hộ không lớn (bình quân 1,8ha), phần lớn đất trồng khóm đã trải qua nhiều thế hệ, giống, độ tuổi cây trồng khác nhau trên cùng đơn vị diện tích, do vậy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất khóm trên diện rộng gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Thứ hai, công tác sản xuất và chế biến khóm theo tiêu chuẩn GAP
Vấn đề an toàn thực phẩm vẫn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với các thị trường tiêu thụ, nhất là các thị trường nước ngoài khó tính như EU, Mỹ. Khóm Tiền Giang đã xuất khẩu vào được thị trường lớn như EU, Nhật, Hongkong, Nga. Hàng rào thuế quan kỹ thuật các thị trường này ngày càng gay gắt, đòi hỏi chất lượng quả rất cao, kiểm dịch thực vật rất khắt khe trong khi phần lớn trái cây nói chung cũng như trái khóm nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu này. Khâu xử lý trước khi nhập khẩu nghiêm ngặt đẩy chi phí tăng cao. Cụ thể như nếu muốn xuất khẩu khóm vào Mỹ phải qua khâu chiếu xạ, qua Nhật Bản phải xử lý nước nóng, còn xuất đi EU yêu cầu trước tiên là khóm phải đạt chứng nhận GlobalGAP. Hơn thế nữa, phần lớn khóm được xuất khẩu dưới trạng khóm tươi, hoặc chỉ qua sơ chế chưa tạo ra sản phẩm chế biến có giá trị cao. Nguyên nhân được đưa ra là do người dân quen làm việc theo kinh nghiệm bản thân, tiêu chuẩn GAP đòi hỏi kiến thức nhất định, đặt ra nhiều điều kiện tiêu chuẩn khác nhau khiến người dân e ngại, một mặt vì trình độ kiến thức giới hạn của mình, ngại tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu tính hợp tác chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm trong sản xuất.
Mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa thật sự gắn kết chặt chẽ; thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất bán sản phẩm chưa đúng với giá trị thực tế, tình trạng thương lái ép giá xảy ra thường xuyên, gây bất lợi cho người sản xuất, trồng khóm. Một số nơi đã có sự liên kết trong sản xuất nhưng năng lực sản xuất không đủ cung ứng cho những hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn và người nông dân lại phải tự lo liệu đầu ra cho mình nên dễ bị thương lái ép giá. Ngoài ra công tác phối hợp của các cán bộ nông vụ còn yếu, việc thực hiện công tác khuyến nông đến các hộ còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó,mặc dù khóm Tân Lập của Tiền Giang được bảo hộ nhãn hiệu, sản phẩm có thương hiệu tuy nhiên việc xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu cho cây khóm Tiên Giang trên thị trường chưa được quan tâm nhiều. Khâu tiếp thị, quảng bá yếu nên chưa khai thác hết những thị trường tiềm năng trong nước vì các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu cung ứng khóm cho các doanh nghiệp tại TP HCM chế biến là chủ yếu. Chính vì vậy, sau khi khóm được các công ty tỉnh khác chế biến sẽ bị gác mác thương hiệu của công ty khác, vùng khác làm mất đi giá trị thương hiệu cây khóm Tiền Giang. Điều này có thể là do chi phí đầu tư vào phát triển quảng bá thương hiệu còn hạn hẹp, công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại trên lĩnh vực này còn hạn chế, kể cả phía doanh nghiệp cũng như cán bộ tỉnh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 nêu khái quát vị trí địa lý, đặc điểm KT - XH, v.v... một số thông tin cơ bản về tỉnh Tiền Giang để cho thấy vai trò phát triển cây khóm ảnh hưởng đến phát triển KT - XH của tỉnh. Ngoài ra đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động phát triển cây khóm với các nội dung đã được trình bày ở chương 1. Qua đó, có thể thấy rõ những thành quả đạt được, những hạn chế trong quá trình nuôi trồng phát triển cây khóm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đồng thời nêu bật nguyên nhân của những hạn chế đó. Thông qua thực trạng, chúng ta thấy rằng trong bối cảnh hiện nay mặc dù hoạt động trồng, tổ chức sản xuất, thu hoạch chế biến, tiêu thụ cây khóm đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng nhìn
chung vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp để phát triển hơn nữa loại cây này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY KHÓM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG