9. Kết cấu luận văn
1.3.2. Phát triển kinh tế biển, tạo tiền đề thoát nghèo bền vững
Với nhiều ngành kinh tế, kinh tế biển phát triển sẽ sử dụng và phát triển tối đa nguồn nhân lực tại địa phương. Những tư liệu sau đây ở Việt Nam đã minh chứng điều đó: Cả nước có khoảng 1/4 dân số sinh sống ven biển, trong đó 30% các hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Các cộng đồng dân cư ven biển là một tiềm năng lao động dồi dào. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
35
đã tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động đánh cá trực tiếp và 50.000 lao động dịch vụ nghề cá [21; 82]. Nghề muối củng tạo việc làm hơn 2.500 lao động [21;29].
Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Mặt khác, quá trình kinh tế biển phát triển đã tạo ra các ngành nghề mới, nuôi trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát triển bước đầu thu hút nguồn nhân lực lớn.
Với vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động của mình các ngành kinh tế biển cũng góp một phần không nhỏ vào việc gia tăng mức sống cho người lao động và cũng góp một phần không nhỏ vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Với đặc điểm, đa số lao động hoạt động trong ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối đều là các hộ khó khăn, các hộ nghèo. Do đó việc phát triển mở ra một hướng đi đúng hướng góp một phần quan trọng vào việc giảm và tiến tới thoát nghèo.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trên tới sự phát triển kinh tế xã hội thì phát triển kinh tế biển còn có ý nghĩa rất lớn vào góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.
Ngày nay trong phát triển kinh tế xây dựng đất nước, vùng này gắn liền với vùng thềm lục địa đang triển khai mạnh công nghiệp, thăm dò và khai thác dầu khí cùng với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và đặc quyền kinh tế biển Việt Nam. Vì thế, việc phát triển kinh tế biển tại các xã ven biển cũng góp phần vào vào mục tiêu chung của cả nước nhằm bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
36
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ BIỂN VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO