Các vấn đề lý luận về nghèo, đói và thoát nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)

9. Kết cấu luận văn

1.2Các vấn đề lý luận về nghèo, đói và thoát nghèo bền vững

1.2.1. Khái niệm nghèo và các tiêu thức, chuẩn mực đánh giá nghèo.

1.2.1.1. Khái niệm về nghèo

Nghèo đói là một trạng thái kinh tế, xã hội phức tạp mà các nhà kinh tế thuộc nhiều trường phái, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức cơ quan quốc tế không đồng thuận nhau về các tiêu chuẩn và do đó khi chúng ta dùng một con số thống kê hay một bảng xếp hạng các quốc gia giàu nghèo trên thế giới để có một so sánh, những ý niệm giàu nghèo thường rất chủ quan hay thiên lệch bởi phương pháp thống kê, mục tiêu sử dụng, cơ cấu kinh tế và mức sống của người dân mỗi quốc gia mỗi khác.

Căn cứ để xác định đói hay nghèo chính là nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở đây được hiểu là những nhu cầu thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, mặc, ở. Hiện nay, trên thế giới tồn tại một số khái niệm về đói nghèo như sau:

-Khái niệm về nghèo

Về mặt kinh tế, nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, túng thiếu. Rơi vào tình trạng nghèo, con người phải vật lộn, mưu sinh kiếm sống hằng ngày, họ không thể vươn tới những nhu văn hóa, y tế, giáo dục … hoặc phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất.

- Khái niệm đói nghèo của một số tổ chức quốc tế: “Nghèo là tình trạng cầu

về một số bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức tối thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng” [18;20].

24

- Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương

của Liên hợp quốc (ESCAP): “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không

được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” [14;19].

- Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhangen, Đan Mạch tháng 3 - 1995 đưa ra khái niệm về nghèo cụ thể hơn như sau: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1USD/mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm tất yếu để tồn tại. Đây có thể xem là một định nghĩa chung nhất về nghèo, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính, phổ biến về đói nghèo. Tuy nhiên các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn chưa được lượng hóa.

- Sau đó, ESCAP đã đưa ra khái niệm nghèo dưới hai hình thức: nghèo tuyệt

đối và nghèo tương đối. “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư

không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống.

Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng địa phương” [14;22].

Quan niệm về nghèo từ trước đến nay chưa hề thay đổi, mặc dù chưa có khái niệm nào mang tính chính thống, tuy nhiên một số quan niệm về nghèo đến nay được mọi người thừa nhận, đó là:

Nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.

Những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.[38]

Trên đây là một số quan điểm về đói nghèo được các tổ chức quốc tế và Việt Nam định nghĩa dưới những hình thức khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều sử dụng tiêu chí tiền tệ và điều kiện sống để đánh giá.

25

Xóa giảm nghèo là hệ thống các chính sách, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo [18;22]

Giảm nghèo là hoạt động làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Xét trên góc độ một nền kinh tế, giảm nghèo là quá trình từng bước thực hiện chuyển đổi từ trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại. Xét ở góc độ người nghèo, giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất và đời sống, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.

Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta đã đề ra chủ trương

xóa đói, giảm nghèo. Nghị quyết Đại hội Đảng VII đã chỉ rõ: “Cùng với quá

trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xóa đói, giảm nghèo” [14;33]. Và ở các kì đại hội tiếp theo, công tác xóa đói, giảm nghèo

tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng ta. Dưới ánh sáng đường lối và nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình và các giải pháp đồng bộ để thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Chủ trương xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương đúng đắn, hợp long dân và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ hết sức nhiệt tình của người dân, các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và các tổ chức quốc tế. Nó đã trở thành phong trào sâu rộng ở khắp các địa phương và cơ sở. Trong những năm qua, nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đã đạt

26

được nhiều thành tựu đáng kể. Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia giảm tỷ lệ đói, nghèo tốt nhất.

1.2.1.2. Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo.

Do nghèo đói là một trạng thái kinh tế - xã hội phức tạp, nên hiện nay chưa có một định nghĩa duy nhất về đói nghèo do vậy cũng không có một phương pháp chung, thống nhất để đo lường được nó. Tuy nhiên nền kinh tế quốc gia và quốc tế cần phải có một thước đo căn bản để đo lường đói nghèo, do đó các cơ quan kinh tế quốc tế và Liên hợp quốc thường định nghĩa đói nghèo theo hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn tiền tệ và tiêu chuẩn điều kiện sống.

a) Tiêu chuẩn về tiền tệ

Theo tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nghèo là số tiền cần thiết để mua lượng lương thực tối thiểu cung cấp đủ 2.100 calories mỗi ngày mỗi người và số tiền cần thiết cho những nhu cầu phi lương thực (chi phí lương thực chiếm 70% và phi lương thực 30%). Hoặc, chuẩn nghèo là số thu nhập tương đương với sức

mua. Hiện nay, “Ngân hàng Thế giới quy định chuẩn nghèo là số tiền thu

nhập bình quân đầu người dưới 2 USD/người/ngày” [28;51]. Định nghĩa của

Ngân hàng Thế giới chỉ là một tiêu chuẩn tương đối, bởi lẽ tùy thuộc nhiều vào sự lạm phát của đồng tiền và chính sách tiền lương mỗi quốc gia. Hiện nay, các chính phủ lại có khuyn hhướng dùng định nghĩa ngưỡng nghèo bằng tiêu chuẩn này để giảm bớt tỷ lệ nghèo của dân chúng vì những lý do chính trị và kinh tế, bởi lẽ khi tỷ lệ nghèo càng thấp thì chính phủ càng ít phải tài trợ các chương trình giúp đỡ người nghèo.

Dựa vào tiêu chuẩn về tiền tệ, người ta đánh giá được hiện tương bất bình đẳng trong xã hội của từng nhóm người, từng vùng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau. Có hai phương pháp phổ biến để đo lường sự bất bình đẳng về kinh tế.

27

- Cách thứ nhất: Dựa vào mức chi tiêu trung bình giữa các tầng lớp dân cư để thiết lập một hệ số gọi là hệ số Gini. Hệ số này nằm trong khoảng từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối) [32;44].

- Cách thứ hai: So sánh tỷ trọng chi tiêu của 20% dân số thuộc nhóm nghèo nhất (trong tổng số chi tiêu của toàn thể dân số) với tỷ trọng chi tiêu của 20% dân số thuộc nhóm giàu nhất [32;42].

Ngân hàng Thế giới sử dụng tiêu chuẩn “40%”, chuẩn này nhằm đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng [31;27].

b) Tiêu chuẩn về mức sống

Lương thực là một nhu cầu căn bản để tồn tại, nhưng khác với sinh vật, con người cần sống và phát triển với những nhu cầu vật chất và tinh thần khác. Nghèo về lương thực là mức nghèo tận cùng, nhưng nghèo còn được phát hiện dưới ba dạng khác là nhà ở, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình và đời sống văn hóa. Do đó, nghèo đói còn được tiếp cận dưới khía cạnh mức sống. Chương trình phát triển Liên hợp quốc và các quốc gia khối OECD gồm 30 quốc gia Âu Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc thường dùng Chỉ số phát triển con người HDI (Human development indicator) để đo lường mức sống của gười dân. Tuy nhiên, vì mức sống và nhu cầu của người dân ở các quốc gia giàu, nghèo khác nhau, nên có hai công thức khác nhau, một áp dụng cho các quốc giàu và một cho các quốc gia nghèo và đang phát triển.

HDI-1 áp dụng cho các nước nghèo và đang phát triển được tính dựa vào 3 yếu tố: tỷ lệ người dân sống dưới 40 tuổi, tỷ lệ người đi học, và tỷ lệ tiện nghi (nước sạch, điều kiện y tế và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi).

28

HDI-2 áp dụng cho các nước giàu cũng dựa vào 3 yếu tố trên nhưng gia tăng phẩm lượng (tỷ lệ người sống dưới 60 tuổi, tỷ lệ người đi học, tiện nghi tính theo tỷ lệ người dân có hơn phân nửa lợi tức đồng niên trung bình) và thêm một yếu tố thứ tư là tỷ lệ người thất nghiệp dài hạn (không có việc làm ít nhất 12 tháng).

1.2.1.3. Chuẩn mực nghèo, đói

Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam được hai cơ quan thuộc Chính phủ (Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) định nghĩa theo hai tiêu chuẩn khác nhau và được liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì. Chuẩn nghèo này dựa chủ yếu vào tiêu chuẩn tiền tệ để xây dựng.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Chính phủ xây dựng chuẩn nghèo (chuẩn nghèo quốc gia) với mục đích lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách các xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác; là cơ sở để Chính phủ ban hành các chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội. Chuẩn nghèo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được tính toán dựa vào nhu cầu chi tiêu cơ bản cho lương thực, thực phẩm, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội, trong đó, tiêu chuẩn cho nhu cầu lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 60% và cho nhu cầu phi lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn nghèo có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng thời kì. Cụ thể, chuẩn nghèo quốc gia qua các thời kì được thể hiện qua các bảng sau:

29

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo quốc gia qua các giai đoạn Loại hộ Khu vực Thu nhập bình quân/người/tháng 1993-1995 1995 -1997 1997- 2000 2001-2005 2006 -2010 2011-2015 Đói Mọi vùng < 13kg gạo < 13kg gạo Thành thị < 13kg gạo Nông thôn < 8kg gạo Nghèo Thành thị

< 20kg gạo < 25kg gạo < 25kg gạo 150.000 đồng 260.000 đồng 500.000 đồng Nông thôn

< 15kg gạo 200.000 đồng 400.000 đồng Miền núi,

hải đảo < 15kg gạo < 15kg gạo 80.000 đồng Đồng

bằng, trung du

< 20kg gạo < 20kg gạo 100.000 đồng

Nguồn: Niêm giám thống kê của tổng cục thống kê 2011

Trên cơ sở chuẩn nghèo quốc gia của từng giai đoạn, trong các cuộc khảo sát về mức sống, tỷ lệ hộ nghèo được tính dựa vào số thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ được khảo sát. Chuẩn nghèo sau khi cập nhật giá được sử dụng để tính tỷ lệ hộ nghèo qua các năm.

Bảng 1.2. Chuẩn nghèo quốc gia được cập nhật theo biến động giá Khu vực

Thu nhập bình quân/người/tháng (đồng)

Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Thành thị 218.000 260.000 370.000 440.000

Nông thôn 168.000 200.000 290.000 350.000

Nguồn: Niên giám tổng cục thống kê 2011

Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng chuẩn nghèo từ năm 1993, được cập nhật theo sự biến động của giá

30

ở các năm có khảo sát mức sống với mục tiêu đánh giá tác động của các chính sách xóa đói, giảm nghèo của quốc gia, đồng thời từng bước xây dựng chuẩn nghèo quốc gia tiệm cận dần với chuẩn nghèo khu vực và thế giới.

Điểm khác ở chuẩn nghèo do Tổng cục Thống kê và WB so với chuẩn nghèo quốc gia là: (i) chuẩn nghèo này chỉ có một mức cho cả hai khu vực thành thị và nông thôn, (ii) số liệu chi tiêu của các hộ gia đình được sử dụng để tính tỷ lệ người nghèo thay vì số liệu thu nhập, và (iii) tính tỷ lệ người nghèo, không phải hộ nghèo. Tỷ lệ người nghèo này được gọi là tỷ lệ nghèo chung hoặc tỷ lệ nghèo chi tiêu.

Bảng 1.3. Chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới qua các giai đoạn

Năm Chi tiêu bình quân/người/tháng (đồng)

1993 96.700 1998 149.000 2002 160.000 2004 173.000 2006 213.000 2008 280.000

Nguồn: Niên giám thống kê của tổng cục thống kê 2009

Chuẩn nghèo này được áp dụng cho các cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình ở Việt Nam với sự hướng dẫn kỹ thuật của UNDP, WB và SIDA. Các hộ được coi là nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ đảm bảo yêu cầu trên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam còn cách quá xa so với chuẩn nghèo của WB đưa ra với ngưỡng 2 USD/người/ngày. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế.

31

Hiện nay ở nước ta, một số địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển đã áp dụng mức chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo chung của cả nước và chủ động điều chỉnh chuẩn nghèo khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao.

- Tỉnh Bình Dương: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2008, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 400.000 đồng/người/tháng; giai đoạn 2009 - 2010, khu vực thành thị 780.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 600.000 đồng/người/tháng.

- Tỉnh Khánh Hòa: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2010, khu vực miền núi, hải đảo 360.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 430.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2015 là 12.000.000 đồng/người/năm (tương đương với 2 USD/người/ngày). - Thành phố Hà Nội: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2013, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 330.000 đồng/người/tháng.

1.2.2. Quan điểm về thoát nghèo bền vững

Theo tác giả Trần Đình Thiên:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 28)