Về các ngành khác trong kinh tế biển ở Hậu Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 69)

9. Kết cấu luận văn

2.2.1.4. Về các ngành khác trong kinh tế biển ở Hậu Lộc

- Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng được các cấp chính quyền rất quan tâm, diện tích rừng trồng mới theo dự án (WPDP) là 170 ha rừng tập trung. Lâm nghiệp đã tào việc làm cho 500 lao động/năm [23 ;24]. Tuy lâm nghiệp có vị trí khiêm tốn trong phát triển kinh tế của huyện, nhưng

63

có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và nhất là bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển và khu vực cửa sông. Trong những năm qua, huyện Hậu lộc đã có nhiều có gắng trong bảo vệ và phát triển thêm diện tích rừng, rừng ngập mặn ven biển từng bước được khôi phục thông qua việc chấn chỉnh lại việc hợp đồng trách nhiệm giao đất, giao rừng cho hộ dân và triển khai thực hiện các dự án trổng rừng theo chương trình 327, 773 của Chính phủ, dự án trồng rừng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Theo dự án đầu tư xây dựng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển tỉnh Thanh hóa xây dựng năm 2007 và Quyết định số 116/1999/QĐ-TTg ngày 03/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng khôi phục rừng ngập mặn. Đến nay, trên đất huy hoạch trồng rừng đã có hơn 500 ha rừng, với 129 chủ sử dụng đất rừng sản xuất, hình thành được một số tuyến rừng phòng hộ trên đất bãi bồi, đất động cát ở các xã ven biển, diện tích trồng rừng sinh thái được bảo quản tốt hơn, đã tiến hành thủ tục giao khoán đất cho các hộ dân quản lý bảo vệ, năm 2007 giao 103 ha, năm 2009 giao 139 ha [23 ;51-52], phong trào nhân dân trồng cây phân tán ở các xã vùng ven biển tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất lâm nghiệp gia tăng, nhân dân đã cùng nhà nước phát triển diện tích trồng rừng mới, cùng chăm sóc và bảo vệ.

- Sản xuất và chế biến muối.

Trong năm qua, thực hiện chương trình phát triển kinh tế biển. Huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả, từng bước tháo gỡ những khó khăn, năng cao hiệu quả nghề muối, cải thiện đời sống của nhân dân vùng muối.

Những dự án đã và đang được chỉ đạo thực hiện:

Dự án xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn vùng muối xã Hòa Lộc với tổng vốn đầu tư 2.748 triệu đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác.

Dự án nâng cấp đường vận chuyển muối xã Hải Lộc với tổng số vốn đầu tư 2.728 triệu đồng, đã thực hiện cơ bản các hạng mục.

Các dự án đầu tư năng cấp hệ thống thủy lợi đồng muối đang được triển khai thực hiện với tổng số vốn do Tỉnh hỗ trợ 1.300 triệu đồng.

64

Sản lượng muối năm 2008 chỉ đạt 8,1%kế hoạch(13.700tấn). Tuy nhiên giá muối tiêu thụ cao và ổn định nên bình quân thu nhập của lao đông muối đã tăng 43.000 đồng/ tháng so với năm 2007. Đời sống của nhân dân được cải thiện. Năm 2009 với việc những đầu tư ban đầu được đi vào hoạt động, sản lượng muối đã tăng đáng kể 14.750 tấn, bằng 114,3%kế hoạch và bằng 113,2% năm 2008. Đến năm 2010 huyện có 90 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên và bằng 0,11% diện tích đất nông nghiệp, có 102 hộ gia đình và cá nhân làm muối, bình quân mỗi hộ có 0,61 ha. Tạo việc làm cho 600 lao động. Hàng năm nông dân sản xuất đạt sản lượng 15.000 tấn [23;56], do thị trường và giá cả tương đối hợp lý, nông dân sản xuất muối có thu nhập khá, đồng thời đa số bà con đã kết hợp sản xuất muối muối vào mùa khô với nuôi tôm sú vào mùa mưa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đời sống được cải thiện.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 69)