Đặc điểm về điều kiện tự nhiên huyện Hậu lộc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

9. Kết cấu luận văn

2.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên huyện Hậu lộc

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hậu lộc là huyện đồng bằng ven biển có tổng diện tích đất tự nhiên là 143,56 nằm ở phía Đông Bắc của xứ Thanh, cách thành phố Thanh Hóa điểm gần nhất (Cầu Sài - xã Thuần Lộc) chỉ hơn 10 km. Điểm xa nhất (Mõm Gãnh thuộc đồng cá Đa Tân - Đa Lộc) cũng chỉ hơn 50 km. Hậu Lộc là một trong những huyện ven biển nằm ở vùng cực bắc Trung Bộ, trên tuyến đường sắt xuyên Việt và trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng130 km về phía Đông Nam. Nhìn trên bản đồ, địa giới Hậu Lộc được phân định phù hợp với diên cách tự nhiên của sông núi. Ranh giới với các huyện như sau:

+ Phía Bắc: Hậu Lộc giáp huyện Hà Trung và Nga Sơn, ranh giới tiếp giáp là sông Lèn. Sông Lèn vốn là một nhánh của sông Mã, được tách ra từ ngã ba Bông (một địa danh mang tên “ngũ huyện kê “- nơi con gà trống gáy 5 huyện cùng nghe) chảy về cửa lạch Sung (còn gọi là cửa Bạch Câu).

+ Phía Tây và Nam giáp huyện Hoằng Hóa với đường ranh giới tự nhiên là núi Sơn Trang ở phía Tây, đồi Gai, sông Ấu ở giữa huyện và sông Lạch Trường ở phía Đông.

+ Phía Đông giáp biển Đông

Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính (26 xã và 1 thị trấn huyện lỵ). Vị trí địa lý huyện Hậu Lộc được bao bọc bởi các sông: phía Bắc là sông Lèn, phía Nam là sông Trà Giang và sông Lạch Trường, phía Đông giáp biển Đông.

2.1.1.2. Địa hình

Hậu Lộc là huyện đồng bằng có tổng diện tích đất tự nhiên xếp thứ 19 trong huyện, thị của Thanh Hóa, nhưng cảnh quan rất đa dạng. Đây là nơi hội

37

tụ đầy đủ những dạng địa hình tương phản, dồn nén trong một diện tích không lớn: có đồi núi, đồng bằng, sông biển và hải đảo.

Với địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam có thể chia ra 3 vùng địa hình: vùng đồi núi phía Tây, vùng đồng ruộng giữa huyện, vùng ven biển (đất cát phía Đông)

- Vùng đồi:

Nằm ở phía Tây Bắc của huyện gồm các xã: Châu Lộc,Triệu Lộc, Đại Lộc, với diện tích là 2166,32 ha, chiếm 15,2 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằng phẳng. Thuận lợi cho trồng lúa, chăn nuôi gia súc, trồng cây lâm nghiệp (trẩu, sở), cây ăn quả (dứa gai, cam, vải, nhãn, bưởi, mít).

- Vùng đồng bằng giữa huyện:

Gồm các xã: Đồng Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tiến Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc, Lộc Tân, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Thuần Lộc, Thịnh Lộc, Xuân Lộc và Thị Trấn, với diện tích là: 6590,80 ha, chiếm 46,49% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng chuyên canh cây lúa của huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa có glây trung bình thích hợp với cây lúa, cây vụ đông trên đất 2 lúa (cây ngô) và chăn nuôi.

- Vùng ven biển (đất cát phía Đông)

Gồm 10 xã phía Đông huyện, rộng 5820,40 ha bằng 39,8% diện tích tự nhiên toàn huyện, trải dài trên 10 km từ Bắc xuống Nam, tạo thành hai vệt bãi cát pha hai bên bờ kênh De. Địa hình này không hoàn toàn bằng phẳng và được chia thành 2 vùng rõ rệt.

+ Vùng phía tây kênh De là đất đai của 5 xã: Quang Lộc, Lên Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc.

+ Vùng phía Đông kênh De: Qua cầu De về phía Đông là đồng bãi cát của 5 xã ven biển: Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc và Hải Lộc. Do phù sa của sông Mã, sông Lèn qua của Lạch Sung, nhất là do phù sa sông

38

Hồng, sông Đáy qua cửa Đáy được hải lưu đưa dạt xuống nên đất đai ở phía Bắc (Đa Lộc) được bồi đắp rất nhanh và mở rộng ra biển. Đời sống dân cư nơi đây chủ yếu là khai thác nguồn lợi từ biển như cói Đa Lộc, muối Hòa Lộc, cá Ngư Lộc.. Trong những năm gần đây nuôi Ngao đang phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống dân cư ven biển. Ngoài ra vùng còn trồng lúa, hoa màu (ở miền đồng, miền bãi) và làm một số nghề thủ công: đan lưới, đóng thuyền, làm nước mắm.

- Một dạng địa hình khác của Hậu Lộc dài 12 km, gần bằng 1/10 bờ biển Thanh Hóa. Biển Hậu Lộc rộng 2000 km2, cùng với núi Trường của Hoằng hóa, các hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hậu Lộc như hòn Bò, hòn Sụp, hòn Nẹ tạo thành một cánh cung án ngữ sóng gió mặt Nam và mặt Đông. Đặc biệt trong đó là hòn Nẹ, một cù lao dài gần 900m, bề ngang nơi rộng nhất 400m, cao 70,8m so với mặt nước biển, trải qua nhiều thời kì lịch sử đã trở thành lá chắn tiền tiêu vững trải về quân sự, đồng thời cũng là ngọn hải đăng trên biển chỉ đường cho các đoàn thuyền đánh cá ngoài khơi xa tìm về đúng bến.

2.1.1.3. Khí hậu

Hậu Lộc nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển của Thanh Hóa. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, có mùa đông lạnh, ít mưa,kèm theo sương giá, sương muối.

- Nhiệt độ:

+ Tổng nhiệt độ trong năm là 86000C, biên độ dao động năm từ 12-130 C, biên độ ngày 5,5 – 60C.

+ Nhiệt độ trung bình cả năm ở Hậu Lộc là 23,40C

Trung bình hàng năm từ 17- 18 đợt gió mùa, có những đợt xuất hiện sương muối nhưng không nhiều, khi sương muối như vậy nhiệt độ xuống khá thấp: 50C, đã ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất.

39 - Mưa:

Lượng mưa trung bình cả năm của Hậu Lộc là 1879 mm. Vụ mùa chiếm 87 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ đầu tháng 5 đến tháng 10, nhưng tập trung vào tháng 6, 7, 8, 9.

Với lượng mưa như trên rất phù hợp cho sự phát triển của các giống cây trồng và đảm bảo lượng nước tích trữ cho mùa nắng vốn rất khắc nghiệt ở đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ ẩm không khí:

Trung bình năm; 85 - 86% các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2, 3 và tháng 4, xấp xỉ 90%.

- Số giờ nắng:

Tổng số giờ nắng trung bình 1736 giờ/năm. Tháng thấp nhất là 43 giờ (tháng 2) tháng cao nhất là 189.3 giờ (tháng 7).

- Hậu Lộc chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió Đông Nam vào mùa hè. Tốc độ gió mạnh trung bình từ 1.8 - 2.2 m/s. Tốc độ gió đo được trong cơn bão mạnh nhất lên tới 401 m/s. Trong đó gió mùa Đông Bắc là 25 m/s.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng: lúa màu lương thực (ngô khoai) và cây công nghiệp (dầu,lạc) cây ăn quả (nhãn vải).Thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ nâng cao năng xuất cây trồng để tăng giá trị thu nhập trên một số diện tích canh tác. Ngoài ra còn thuận lợi cho chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Tuy nhiên các yếu tố khí hậu cũng gây bất lợi, như ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, triều dâng, mưa lớn gây úng lụt cục bộ hoặc những biến động bất thường khác của thời tiết như: hạn hán rét đậm kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất và đơi sống nhân dân.

40

2.1.1.4. Sông ngòi

Trên địa phận Hậu Lộc có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, trong đó có 4 con sông lớn: sông Lèn, sông Lạch Trường, sông Trà Giang, và sông kênh De. Ngoài các dòng sông lớn còn có các sông và kênh đào nối liền các sông, nên mạng lưới thủy văn phân phối khá đều trên lãnh thổ, thuận lợi cho tưới tiêu, chủ động trong nông nghiệp và giao thông vận tải.

Sông lớn nhất là sông Lèn, nó là một phân lưu của sông Mã, bắt nguồn từ vùng núi cao Phouei (Lào) cao 2179 m.

Sông Lạch Trường là con sông lớn thứ 2 nằm ở phía nam huyện, còn gọi là sông Ngu, là một nhánh của sông Mã chảy ra biển qua cửa Lạch Trường, qua địa phận Hậu Lộc 14 km, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Mực nước lũ trung bình 2m. Mực nước mùa kiệt trung bình 1,24m. Về mùa lũ mực nước sông cao hơn đồng 0,8- 1,1mm. Nhưng do sông ở gần biển, lòng sông mở rộng, ít ngoằn ngèo, nước chảy hiền hòa và nhanh do đó hệ thống tiêu nước của Hậu Lộc chủ yếu chảy qua sông Lạch Trường. Vùng nước sông Lạch Trường có giá trị rất lớn về mặt nuôi thuỷ hải sản.

Sông Trà Giang chảy theo hướng Bắc - Nam, nối sông Lèn ở Đồng Lộc với sông Ấu ở ngã ba Gềnh, (xã Mỹ Lộc), có chiều dài 19,5 km, là một trục tưới tiêu chủ yếu của Hậu Lộc.

Sông kênh De chảy theo hướng Bắc - Nam, nhận lũ sông Lèn ở phía Bắc và chảy vào sông Lạch Trường ở phía Nam trên chiều dài 14 km. là một trục giao thông thủy quan trọng. Đây cũng là dòng sông làm ranh giới giữa các làng xã ở ven biển với vùng đất phía trong được hình thành sớm hơn.

Nhìn chung sông ngòi chảy trong địa phận Hậu Lộc ngắn, bằng phẳng và được nối với nhau thành một hệ thống tưới tiêu vô cùng quan trọng, đồng thời còn là hệ thống giao thông nối liền các vùng trong huyện, nối các huyện trong tỉnh và nối tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh khác. Giá trị khai thác các nguồn lợi thủy sản nước ngọt, nước lợ ở sông Trà Giang, sông Lạch Trường

41

là vô cùng to lớn. Đặc biệt vùng cửa sông Lạch Sung, Lạch Trường đã tạo ra một ngư trường lớn cho các loài tôm cá, các loài nhuyễn thể, trai ngọc và điệp ngọc, hà, hầu, vang, vọp, sò huyết.. vô cùng phong phú và lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là sông ngòi ngoằn nghèo, rộng hẹp khác nhau tạo thành một hệ thống đê dài với nhiều mũi hàn hiểm trở, có nhiều cống thoát nước qua đê, bị mặn hà xâm thực, phải thường xuyên tu sửa đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.

2.1.1.5. Tài nguyên biển

Vùng biển Hậu Lộc rộng hơn 2000 km, trên đất liền bờ biển của Hậu Lộc được giới hạn từ cửa Lạch Sung (cửa sông Lèn) đến Lạch Trường (cửa sông Lạch Trường), dài 12,5 km, gần bằng 1/10 chiều dài bờ biển của tỉnh Thanh Hóa.

Ranh giới 5 xã có đất mặt nước ven biển giao cho các xã như sau: 1. Xã Đa Lộc: tổng chiều dài bờ biển khoảng 6,1 km.

2. Xã Hưng Lộc: tổng chiều dài 600m

3. Xã Ngư Lộc: tổng chiều dài bờ kè là 1200m

4. Xã Minh Lộc: có chiều dài bờ biển khoảng 1,9 km

5. Xã Hải Lộc: từ đầu đường vào thôn Hưng Thái đến cửa Lạch Trường, có chiều dài 2,8 km.

Do có đảo Nẹ chắn ở phía ngoài, nên bề mặt vùng biển Hậu Lộc khá yên tĩnh. Phù sa của sông Đáy, sông Mã đổ ra cửa Bạch Câu tạo ra một bãi bồi ven biển thuộc xã Đa Lộc rộng Lớn với cây vẹt, cây tràm mọc thành rừng ngập mặn. Đây cũng là vùng phù sa trẻ nhất trong toàn bộ đất phù sa của Hậu Lộc trên nền sinh cảnh tự nhiên mà các nhà vật lý học gọi là nằm trong “bóng sóng”. Với sự bồi tụ, những bãi phù sa biển mới sẽ tiếp tục cho đến khi vùng này nối với đảo Nẹ ( hiện nằm cách bờ chỉ 4km). Địa hình đáy bờ biển tương đối bằng phẳng, tỉ lệ cát ở đáy cao, nhất là tại bãi biển của các xã Đa Lộc, Hải Lộc, Hưng Lộc, rất thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Đặc

42

biệt trong nhiều năm qua lượng phù sa bồi đắp tương đối lớn tạo thành những bãi bồi rộng hàng trăm ha. Những bãi bồi này giàu thức ăn, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và cây chắn sóng. Nguồn lợi biển Hậu Lộc chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn lợi biển của tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt có bãi tôm ngoài khơi của Hòn Nẹ là một trong hai bãi tôm lớn của tỉnh, hàng năm có thể khai thác được hàng nghìn tấn.

Nồng độ muối trong nước khá cao, kết hợp với khí hậu nắng to, gió mạnh tạo điều kiện cho phát triển nghề muối. Dọc theo bờ biển có khoảng 4000 ha có khả năng quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy hải sản: ngao, sò, tôm, cua..

Cửa Lạch Trường từng là thương cảng lớn thời cổ đại, tàu bè ra vào, buôn bán tấp nập. Cửa Lạch Trường, đảo Nẹ, hòn Bò, hòn Sụp, núi Trường (Hoàng ngưu mẫu tử) tạo ra thắng cảnh đẹp, thu hút du khách thăm quan. Theo Lê Quý Đôn năm Hồng Đức thứ 7 vua Lê Thánh Tông đã ngự thuyền ra đây để ngắm cảnh núi non, trời mây sông nước. Tức cảnh ông đã làm bài thơ “Linh Trường Hải Cẩu”. Sách Lê Quý Đôn viết: Đây thực sự là nơi du ngoạn của những bậc danh trí. Hiện nay cửa Lạch Sung đang được bồi lắng mạnh, cửa Lạch Trường đang mở ra một vùng biển sâu hơn.

Vùng biển Hậu Lộc ngoài cửa Lạch Sung và cửa Lạch Trường còn có cửa Càn, cửa Đáy để nước sông vào đem theo phù du sinh vật và nhiều thức ăn từ đất liền ra biển, tạo nên một ngư trường lớn hàng năm có thể khai thác hàng ngàn tấn hải sản. Trước hết là cá, cá biển Hậu Lộc rất nhiều loại; cá thu, cá nụ, cá chim, cá nhám, cá góc…Ngoài cá biển Hậu Lộc rất sẵn tôm. Hậu Lộc là huyện đầu tiên chế biến tôm xuất khẩu bằng các loại; tôm he, tôm bột, tôm sắt và tôm hùm. Moi là đặc sản của Ngư Lộc, thường dùng làm mắm. Ngoài ra còn có các loại mực ván, mực ống, sứa, cua bể, ghẹ, còng còng, nha nha, sò huyết, ngao, phi và hải sâm - những đặc sản có giá trị dinh dưỡng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

xuất khẩu cao. Biển Hậu Lộc thực sự tiềm tàng nhiều khả năng để phát triển một nền kinh tế phồn thịnh nếu có hướng phát triển đúng hướng.

Vùng ven biển Hậu Lộc chịu ảnh hưởng của hai lượng phù sa của sông Mã và sông Đáy (của hệ thống sông Hồng) đã hình thành một bãi triều lớn, đất đai có chất lượng tốt, nguồn thủy hải sản dồi dào về sản lượng và về chủng loại, hàng năm hàng trăm tấn hải sản được ngư dân nuôi trồng và đánh bắt góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện nhà.

Trong những năm gần đây nhờ có sự đầu tư của nhà nước, vùng bãi triều huyện đã được đầu tư xây dựng kè bê tông và đê bao kết hợp trồng rừng chắn sóng làm cho môi trường sinh thái ven biển thay đổi theo hướng tốt lên, hải sản sinh sản và phát triển tốt, tốc độ lắng đọng phù sa hình thành bãi bồi ven biển nhanh.

Như vậy Hậu Lộc là huyện có tài nguyên biển rất phong phú, việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các xã ven biển nói riêng và kinh tế của huyện nói chung.

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hậu lộc.

2.1.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động

a) Dân số - lao động

Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện nay có 187412 nhân khẩu, mật độ dân số cao: 1305 người/km2. Mật độ dân số của huyện phân bố không đều, xã có số dân đông nhất là Ngư Lộc (16710 người).

Dân số đô thị là 3880 người, chiếm 2,07% dân số toàn huyện. Dân số nông thôn là 183532 người, chiếm 97,93%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,95%, giảm so với năm 2000 là 2%. Điều này chứng tỏ công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được làm tốt và có hiệu quả.

b) Việc làm và thu nhập

Toàn huyện có 82860 người trong độ tuổi lao động, chiếm 44,21 % dân số. Trong đó số lao động có việc làm ổn định là 70.550 người. Lao động nông

44

nghiệp có 50375 người, chiếm 60,79 % tổng số lao động toàn huyện. Lao động phi nông nghiệp có 19975 lao động, chiếm 39,21% tổng số lao động. Tuy nhiên số la động qua đào tạo còn thấp, chiếm 24,6 % lao động được đào tạo chủ yếu ở các cơ quan nhà nước, lao động ngành nghề chưa được quan tâm đào tạo. Có thể nói lực lượng lao động trong huyện khá dồi dào, tỉ lệ lao

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)