Với ngành chế biến thủy hải sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 102 - 104)

9. Kết cấu luận văn

3.3.2.3. Với ngành chế biến thủy hải sản

a) Nguồn vối đầu tư

Để nâng cao được chất lượng và giá trị sản phẩm điều đó phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của dây truyền sản xuất, và để có được dây truyền dây truyền đáp ứng được nhu cầu đặt ra thì rõ ràng là phải có nguồn vốn đầu tư, qua đó cần phải tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân và tập thể được tiếp cận với nguồn vốn phục vụ sản xuấ đó là:

- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần tập trung nguồn vốn cho các làng nghề, đặc biệt là các nguồn vốn có lãi suất thấp kỳ hạn trả dài hơn. Kết hợp các nguồn từ tín dụng, đầu tư của ngân hàng, quý tín dụng nhân dân, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ xúc tiến việc làm.. trong đó cần tập trung chỉ đạo

98

nâng cao mức vốn và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với địa bàn ngành nghề.

- Tăng mức cho vay và thời gian vay phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất, cần có chính sách cho vay, ưu đãi đối với các ngành nghề, làng nghề thu hút được nhiều lao động tham gia.

b) Về lao động

Để đáp ứng được nhu cầu cho một ngành chế biến có nhu cầu ngành một cao về sản phẩm đầu ra thì về cơ bản trình độ lao động sản xuất trong ngành cũng đòi hỏi ngành một cao hơn mới có thể đáp ứng được, vì thế việc đầu tư hỗ trợ và kêu gọi tài trợ để mở lớp đào tạo nghề cho người lao động sẽ là một biện pháp tốt cho quá trình thúc đẩy sự phát triển của nghề. Qua đó mỗi năm huyện cần phải tổ chức hướng dẫn ,đào tạo nghề tại địa phương ít nhất được một lần, ngoài ra cần hỗ trợ các hộ nông dân tham gia nghề để tạo điều kiện cho họ đi học tập bồi dưỡng, tiếp cận công nghệ mới vào sản xuất để họ cải thiện từng bước nâng cao năng lực sản xuất của mình, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao.

Địa phương cần phải đào tạo có bài bản, khoa học được một số người chuyên trách có tay nghề giỏi, họ phải là những người có quan hệ công việc thường xuyên với các nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề cũng như các vấn đề về kỹ thuật và thị trường, họ phải được tọa điều kiện để làm việc phục vụ cho quá trình phát triển ngành nghề ở các địa phương. Đồng thời, cán bộ quản lý của địa phương, chủ hộ tham gia phải được bồi dưỡng các kiến thức về quản lý sản xuất, quản lý kin doanh, kiến thức về thị trường, pháp luật...nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường luôn biến động.

Tóm lại, vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để phát triền ngành chế biến thủy sản cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp cụ thể sau:

- Tổ chức hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thủy sản của huyện.

99

- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức quản lý cho chủ doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm năng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả.

- Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, lớp học này cần được tổ chức thường xuyên, liên tục ngay tại các địa phương có nghề.

d) Đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường

Trước mắt để giải quyết được khâu đầu ra cho sản phẩm vốn dĩ còn phụ thuộc vào ngành công nghiệp chế biết còn yếu kém về cả số lượng và chất lượng thì hướng đi đa dạng hóa sản phẩm cho đầu ra là vấn đề cần phải thực hiện, nhằm mục tiêu tìm được nhiều hướng đi tới thị thị trường người tiêu dùng qua đó từng bước cải thiện nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Muốn làm được điều đó huyện cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu và trưng bày sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là những loại sản phẩm chất lượng cao mang tính đặc trưng của địa phương.

- Thành lập các hiệp hội ngành nghề từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm tới các hộ gia đình vẫn là lực lượng sản xuất chính, với đặc thù của công việc nên việc sản xuất tập trung tại các cơ sở sẽ không có hiệu quả. Các pần việc chính trong sản xuất nên tổ chức tại các hộ gia đình và khâu hoàn thiện sẽ được tiến hành tại các hợp tác xã. Ngoài ra có thể mở rộng hình thức liên doanh, liên kết giữa các công ty tư nhân với các hợp tác xã. Các hợp tác xã sẽ chịu trách nhệm trong khâu bao tiêu sản phẩm đầu ra. Với hình thức này sẽ khắc phục được tình trạng thiếu vốn và yếu về tổ chức sản xuất cũng như tổ chức tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 102 - 104)