Ngành nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 64)

9. Kết cấu luận văn

2.2.1.1.Ngành nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của huyện. Năm 2000 tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn là 219 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách 9 tỷ đồng; vốn tín dụng vay khác 10,1 tỷ đồng; vốn của dân 109 tỷ đồng) [23;15]. Từ lợi thế, năng xuất, giá trị từ nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn đem lại, để tiếp phát huy lợi thế nêu trên. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thủy sản tiếp tục tăng năm 2007 là 277 tỷ đồng

(trong đó: vốn ngân sách là 49 tỷ đồng; vốn từ dân là 161 tỷ đồng; vốn tín

dụng là 8,8 tỷ đồng). Mặt khác, để cho người dân yên tâm đầu tư, phát triển

nuôi trồng thủy sản, đến năm 2006 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản là 391 giấy, diện tích cấp 114 ha [23;18]. Do vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản và phát triển mạnh cả quy mô và hình thức.

Giá trị sản xuất bình quân/ha mặt nước nuôi thủy sản (theo giá cố định 2004) năm 2001 là 31 triệu đồng, tăng lên 60 triệu đồng năm 2005. Tính từ năm 2000 đến năm 2006 diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn ven

51

biển là 401 ha đã tăng lên 578 ha, số hộ tham gia nuôi trồng 461 hộ đã tăng lên 574 hộ (trong đó có 159 trang trại) [23;25].

Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển liên tục tăng lên qua các năm 2000 đạt 1.174 tấn, năm 2006 là 2.185 tấn. Trong những năm gần đây nhân dân chú trọng nuôi trồng thủy sản ở vùng nước mặn, nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo qui trình nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, sản lượng nuôi thủy sản tăng nhanh. Chỉ tính riêng tôm sú năm 2000 đến 2005 đã tăng từ 20 tấn lên 50 tấn [23;29]. Diện tích nuôi trồng tôm sú ở Hậu lộc tính đến năm 2005 là 232 ha, qua đó so với toàn tỉnh mức sản lượng đạt được tính trên diện tích nuôi trồng là thuộc nhóm cao. Cụ thể được thể hiện qua bảng biểu sau:

Bảng 2.1. Diện tích (Dt-ha) và sản lượng (Sl-t) nuôi tôm sú thời kỳ 2001-2005

S T T Các huyện 2001 2002 2003 2004 2005 Thị, thành phố Dt Sl Dt Sl Dt Sl Dt Sl Dt Sl 1 Nga Sơn 50 10 62 12 80 16 90 20 120 30 2 Hậu Lộc 112 20 134 27 160 32 198 39 232 50 3 Hoằng Hóa 202 40 309 62 380 76 568 110 603 125 4 Sầm Sơn 60 12 65 13 75 15 100 21 108 30 5 Q.Xương 116 24 190 38 272 64 434 128 480 180 6 Tĩnh Gia 28 8 50 10 80 16 180 30 230 40 7 Nông Cống 32 11 40 18 103 31 200 42 250 60 Tổng cộng 600 125 850 180 1150 250 1770 390 2023 515

52

Nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dạng con nuôi như: Tôm, cá, cua, ngao…năm 2007 giá trị sản lượng đạt 208 tỷ đồng [23;12] (chiếm 74,5% giá trị toàn ngành). Từ đó, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản. Thu nhập người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển tăng dần năm 2000 là 6,3 triệu đồng/năm [23 ;13] đến năm 2007 là 12 triệu đồng/ năm [23 ;14]. Giải quyết việc làm cho khoảng 1000 lao động chuyên nuôi trồng thuỷ sản.

Bảng 2.2. Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển qua các năm

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 241 280 350 390 432 473 487 Hộ 108 141 170 212 242 275 342 Sản lương (tấn) 70 73 79 85 92 100 115

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hậu lộc từ năm 2007-2013.

Sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn ven biển liên

tục tăng lên trong đó sự tăng nhanh về diện tích và sản lượng ngao thời gian gần dây đã cho thấy những ưu thế vượt trội của nó so với nhóm những loại hình nuôi trồng khác như tôm sú, cua, cá và rau câu...

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có thị trường tiêu thụ nên nghề nuôi ngao trong những năm gần đây đạt kết quả cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nuôi. Theo tính toán của các hộ nuôi ngao, mỗi ha ngao từ lúc nuôi tới lúc thu hoạch chi phí hết khoảng 250 triệu đồng, trong đó 150 triệu đồng là mua ngao giống, còn lại là thuê lao động chăn nuôi, trang thiết bị phục vụ đồng ngao. Nếu thời tiết ổn định thì thu hoạch được 30 tấn ngao thịt, bán với giá thị trường hiện nay gần 600 triệu đồng, giá trị này là rất cao so với nhóm các loại thủy sản nuôi trồng khác như tôm sú, cá nước lợ hay rau câu…. Hiện

53

nay ngao được bán không chỉ trong huyện mà còn được đưa lên thành phố và các tỉnh khác, phần lớn ngao được thu mua xuất khẩu. Ngao được nuôi chủ yếu ở 3/5 xã ven biển của huyện: Hải Lộc, Đa Lộc và Minh Lộc. Diện tích, năng suất, sản lượng ngao tại các xã đều tăng, kỹ thuật chăm sóc quản lý ngày càng cao, số hộ nuôi ngày càng đông.

- Diện tích:

Diện tích đất mặt nước biển nuôi ngao tăng lên liên tục từ những năm 1990 đến nay.

Bảng 2.3. Diện tích đất mặt nước biển nuôi ngao ở Hậu Lộc 1997 - 2012

Năm Hải Lộc Minh Lộc Đa Lộc Tổng

1997 20 5 10 35

2007 40 30 50 120

2012 202 65 76 343

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hậu Lộc

Như vậy từ năm 2005 diện tích được mở rộng đáng kể, các hộ dân cư tại Hải Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi ngao rất cao nên nhiều hộ vay vốn, góp vốn thuê bãi triều ven biển để nuôi ngao. Đến năm 2010 tổng diện tích nuôi ngao toàn huyện lên tới hơn 400 ha.

- Hải Lộc: tổng diện tích nuôi ngao lớn nhất trong 3 xã, năm 2010 có 202 ha, phần lớn các đồng nuôi đều được cải tạo và nuôi thả trên 5 năm trở lại đây. Đến nay vùng ven triều sử dụng nuôi ngao gần như được khai thác hết vì đây là xã nuôi ngao sớm nhất trong huyện và phát triển mạnh nhất.

- Minh Lộc: tổng diện tích gần 70 ha (2009), đây là xã mới nổi lên trong nuôi ngao của huyện và tỉnh, năm 2010 năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha. Cũng trong năm này thu nhập từ nuôi trồng thủy sản của xã đạt tới 5 tỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

54

đồng, trong đó chủ yếu là ngao. Năm 2011 với việc mở rộng và tạo thêm nhiều nguồn đầu tư vào ruộng nuôi xã đang phấn đấu giá trị thu được từ ngao tăng lên 10 tỉ đồng.

- Đa Lộc: giáp với Nga Sơn, đây là đồng nuôi ngao mới nên chất màu cũng phong phú hơn, diện tích vùng nuôi ngao được mở rộng nhanh, năm 2009: 76 ha, năm 2010 lên tới 140 ha.

- Năng suất:

Kể từ khi nuôi trồng tới nay năng suất ngao nhìn chung tăng liên tục, do thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và quản lý mà các hộ nuôi đã học hỏi được. Năm 1995 năng suất chỉ đạt 5 tấn/ha, năm 2005 tăng lên 8 - 10 tấn/ha. Đến nay năng suất đạt khoảng 15 - 20 tấn/ha. Đầu năm 2010 nguồn nước vùng triều bị ô nhiễm do chất thải của 12 trại lợn Minh Lộc theo sông đổ ra cửa biển nên một số nơi ngao bị chết làm năng suất ngao giảm. Tuy nhiên hiện tượng này nhanh chóng được khắc phục, và vụ thu hoạch cuối năm năng suất lại tăng lên.

Bảng 2.4: Năng suất một số loại thủy sản năm 2010

Loại thủy sản Năng suất (tấn/ha)

Nuôi thủy sản nước ngọt 3,5

Nuôi thủy sản nước lợ 1,45

Nuôi ngao 15 - 20

Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hậu Lộc

Như vậy so với năng suất của các loại thủy sản nước ngọt và nước lợ, năng suất của ngao cao hơn rất nhiều (hơn 5 lần). Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ngao mang lại là rất cao, nó có lợi thế hơn hẳn so với việc nuôi trồng các loại thủy hải sản khác.

55

- Sản lượng:

Sản lượng ngao tăng liên tục trong những năm qua, nguyên nhân là do mở rộng diện tích và tăng năng suất. Đặc biệt trong những năm gần đây người dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nuôi ngao thịt và ương ngao giống thay thế nguồn giống tự nhiên và giống nhập khẩu từ các nơi khác tới.

Bảng 2.5. Sản lượng ngao ở Hậu Lộc từ 1995 – 2010 (đơn vị: tấn)

Năm Hải Lộc Minh

Lộc Đa Lộc Tổng

1995 130 24 52 206

2005 335 270 470 1260

2009 3030 675 1215 4920

2010 2750 750 1500 5000

Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hậu Lộc

Tổng sản lượng nhìn chung tăng, từ 1995 tới 2010 (trong 15 năm) tăng gấp gần 25 lần. Riêng năm 2009- 2010 sản lượng tăng chậm, trong đó sản lượng ngao thịt ở Hải Lộc giảm, nguyên nhân nguồn nước ven triều bị chất thải chăn nuôi đổ ra không hợp lý làm ngao trong các ruộng nuôi tại Hải Lộc

chết nhiều.

Trong 3 xã nuôi ngao thì Hải Lộc là xã có diện tích, sản lượng ngao lớn nhất, toàn xã có 202 ha ngao. Sáu tháng đầu năm 2010 sản lượng ngao nuôi ước đạt 2.300 tấn, trong đó ngao giống 300 tấn, ngao thịt 2000 tấn. Nghề này tạo việc làm và thu nhập cho 800 đến 1000 lao động địa phương. Một số hộ nuôi cũng đang hình thành phương thức kinh doanh mới như thành lập công ty, tổ mua ngao để cung cấp cho các nơi trong và ngoài tỉnh.

Năm 2009 trên địa bàn toàn huyện Hậu Lộc có 193 hộ nuôi ngao thịt, trong đó Hải Lộc 139 hộ, Minh Lộc 17, Đa Lộc 37 hộ. Năm 2012 số hộ đầu

56

tư nuôi ngao đã tăng lên 492 hộ trong đó Hải Lộc 2.02 hộ, Minh Lộc 109 hộ, Đa Lộc 191 hộ .

Hiện nay toàn huyện Hậu Lộc mỗi năm sản xuất khoảng 5000 tấn ngao đưa ra thị trường trong và ngoài huyện, phần lớn số ngao được thu mua trực tiếp ngay khi vừa thu hoạch và vận chuyển về công ty để xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay UBND huyện đã quy hoạch cho thuê vùng nuôi ngao, gồm vùng đất mặt nước biển từ khoảng cách bờ kè 500m trở ra biển khoảng 1500m thuộc khu vực tiếp giáp 2 cửa lạch. Quy hoạch chi tiết cho thuê đất để nuôi ngao gồm 2 khu vực:

+ Khu vực nuôi ngao số 1: vùng Hải Lộc khoảng 150 - 180 ha, được đo đạc và quy hoạch lại dự kiến cho thuê toàn bộ vùng triều này mỗi thửa 1,0 ha. Trong đó đơn giá thuê đất:

Đất loại 1: 8 triệu/ha/năm (70% diện tích) Đất loại 2: 6 triệu/ha/năm (30% diện tích)

Dự kiến tổng tiền thuê đất một năm ở Hậu Lộc là 800 triệu đến 1 tỉ đồng. + Khu vực nuôi ngao số 2: Đa Lộc khoảng 70 ha, được đo đạc lại và quy hoạch mỗi thửa 1 ha. Giá thuê đất như sau:

Đất loại 1: 5 triệu/ha/năm (50 % diệ tích) Đất loại 2: 4 triệu/ha/năm (50% diện tích)

Mức hạn điền thuê đất cho mỗi hộ 1 ha, trường hợp đặc biệt không quá 2 ha. Sử dụng hình thức bắt thăm vị trí hoặc đấu giá vị trí thuê đất theo hình thức công khai, dân chủ, bình đẳng. Thời gian và giá thuê ổn định trong 3 năm thu tiền thuê đất, mỗi năm thu 2 kỳ vào giữa tháng 5 và tháng 10 hàng năm, hết hạn thuê sễ tổ chức bắt thăm và đấu giá lại.

a) Kết quả thu hút Lao động và giải quyết việc làm

Với việc phát triển các loại hình nuôi trồng thủy sản trong đó ngao là chủ đạo đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của người dân các xã ven biển, kinh tế của các hộ ngày càng vững, nhất là các xã Hải Lộc, Đa Lộc…Người

57

dân nơi đây đã có thêm một nghề mới mang lại thu nhập cao ngoài nghề làm muối bấp bênh, phụ thuộc vào tự nhiên, thu nhập thấp và nghề đánh cá.

Nghề nuôi ngao đã mang lại nguồn thu lớn cho các hộ cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, đặc biệt là 3 xã nuôi ngao và 5 xã có lao động trực tiếp tham gia. Tuy mới chỉ có 3/27 xã nuôi ngao, và 5/27 có lao động trực tiếp tham gia nuôi và buôn bán, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong giải quyết việc làm cho người dân các xã ven biển - những xã có số dân đông và mật độ dân số rất cao. Nếu không phát triển được nghề nuôi trồng thì phần lớn lao động thiếu việc làm, vì chủ yếu là lao động làm theo thời vụ. Ví dụ làm muối, chỉ làm được khi trời nắng nóng, khô ráo nên thời gian rãnh rỗi trong năm rất nhiều. Chính phát triển nghề nuôi trồng mà đặc biệt là nuôi ngao đã tạo ra việc làm thường xuyên cho 500 lao động và 700 lao động thời vụ, chưa kể tới số lao động tham gia không trực tiếp vào nuôi trồng như thu mua hay các dịch vụ con giống và chăm sóc, với mức thu nhập bình quân trên tháng là 3.000.00 đến 3.500.000/tháng đối với lao động thường xuyên.

Chủ yếu lao động tham gia vào loại hình này đều chưa qua đào tạo, đa phần là lao động phổ thông tham gia vào công việc bảo vệ và thu hoạch, lao động được qua đào tạo cho loại hình này là chưa có. Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại hình nuôi trồng này phát triển tốt thì cần phải chú trọng đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động nhằm phát huy và kết hợp hiệu quả nhất giữa khai thác loại hình này với yếu tố lao động việc làm của địa phương.

b) Những khó khăn hạn chế cần khắc phục cho nghề nuôi ngao

Với nông dân huyện Hậu Lộc nghề nuôi ngao mới chỉ phát triển mạnh trong những năm 90 trở lại đây, để có được một ruộng ngao đạt hiệu quả cao cần thực hiện tôt tất cả các khâu: thuê và làm bãi, giống, kỹ thuật chăm sóc và quản lý, thị trường tiêu thụ..và một yếu tố không thể thiếu là thiên địa hài hòa. Trong quá trình phát triển nghề này gặp không ít khó khăn:

58

- Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn, bởi ban đầu phải đầu tư lớn, chi phí cải tạo đồng nhiều, rủi ro lại cao do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Trong khi đó viêc huy động vốn đầu tư cũng như những chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước còn nhiều hạn chế. Điều này đã khiến nhiều hộ không thực hiện được ước mơ làm giàu của mình.

- Thị trường thu mua ngao thịt trong huyện chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, toàn huyện mới có 2 cơ sở thu mua chính tại Hải Lộc. Việc liên hệ để đưa ngao ra thị trường ngoài tỉnh còn hạn chế, đặc biệt là chưa khai thác được thị trường nước ngoài. Vì vậy trong những năm tới để đảm bảo sự bình ổn của thị trường, cần tăng cường liên hệ đưa sản phẩm ngao ra thị trường bên ngoài, thành lập thêm các cơ sở thu mua ngao thương phẩm.

- Một trong 3 khó khăn lớn nhất là nguồn giống: hiện nay ngao giống sử dụng trong nuôi trồng chủ yếu là nguồn giống nhập khẩu từ các tỉnh khác, chủ yếu là trong Bến Tre, và một phần giống tự nhiên. Với yêu cầu phát triển mở rộng diện tích hiện nay cần giống liên tục trong năm thì đây là một hạn chế cần khắc phục. Hiện nay trong huyện đã xuất hiện một số cơ sở ương ngao giống nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Vấn đề thuê đất bãi triều ven biển còn nhiều bất cập gây bất bình trong nhân dân. Vì theo như quy định của pháp luật đất bãi triều ven biển thì giá thuê thấp chỉ từ 500 đến 10.00.000 đông/ha/năm. Nhưng UBND xã, huyện trong hợp đồng lại sử dụng là cho thuê “đất bãi bồi” nên giá thuê đất cao.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 55 - 64)