Thực trạng thoát nghèo thiếu bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 76)

9. Kết cấu luận văn

2.3.1.3. Thực trạng thoát nghèo thiếu bền vững

Trong suốt thời gian qua cùng với chính quyền và các ban ngành, người dân huyện Hậu Lộc đã đoàn kết thực hiện thành công nhiều mực tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế qua đó góp phần tạo động lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo có những kết quả đáng ghi nhận, đời sống nhân dân trong toàn huyện được cải thiện và nâng lên đáng kể, điều đó được biểu hiện cụ thể thong qua bảng tổng hợp về tình trạng nghèo đói theo các giai đoạn ở trên.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xóa đói, giảm nghèo của Huyện Hậu Lộc cũng tồn tại những hạn chế như:

- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và tình trạng tái nghèo còn cao.

- Nhận thức của một bộ phận người nghèo, xã nghèo vẫn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Khi đưa càng nhiều chương trình, dự án có tính chất bao cấp vào triển khai thì tư tưởng trông chờ, ỷ lại càng cao. Tồn tại này không chỉ có ở người dân mà còn ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở dẫn tới kết quả không thực sự đảm bảo.

- Nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất ở nhiều nơi còn nhiều bất cập dẫn tới hạn chế cho người dân tận dụng các nguồn lực sẵn có để phục vụ sản xuất. - Năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn hạn chế. Chính quyền một số nơi xác nhận sai đối tượng vay vốn thuộc chương trình cho vay hộ nghèo, gây ra những hệ quả tiêu cực tới chính sách.

- Nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo triển khai chưa đồng bộ, còn chồng chéo nên chưa phát huy hiệu quả. Các giải pháp gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội và phát triển nông

thôn mới chưa thực sự đồng bộ.

Nhìn chung, bên cạnh những thành tựu đạt được quá trình xóa đói, giảm nghèo còn bộc lộ nhiều hạn chế, điều kiện về trình độ chuyên môn và

72

kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chính sách thực hiện còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, sự phân tán của người nghèo trên địa bàn và tư tưởng ỷ lại của chính những hộ nghèo là những nguyên nhân căn bản làm ảnh hưởng tới kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo và hiện trạng thiếu bền vững từ kết quả này qua các năm. Trong đó yếu tố thiếu chủ động trong việc tận tận dụng những thế mạnh là nguồn lực sẵn có của địa phương vào sản xuất làm kinh tế xã hội phát triển để từ đó làm động lực cho công tác xóa đói giảm nghèo và thoát nghèo mang tính bền vững là phương hướng và giải pháp cần được chú trọng hơn cả.

2.4. Những tác động từ phát triển KTB đến TNBV ở Hậu Lộc 2.4.1.Tới tình hình sản xuất của hộ

Hoạt động sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu chủ yếu diễn ra ở các ngành trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và một số các hoạt động dịch vụ. Đây cũng là những lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập chính của hộ. Để đánh giá được tình hình sản xuất của hộ, ta sẽ nghiên cứu cụ thể tình hình sản xuất của từng ngành.

Để thấy rõ được vai trò của kinh tế biển trong kinh tế hộ thì việc nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ đem lại cái đánh giá cụ thể nhất, ta cần nghiên cứu kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của hộ trong năm 2010. Qua bảng 2.12 ta thấy, thu từ ngành nông nghiệp tính bình quân cho một hộ trong năm 2010 là 21.688.940 đồng, trong đó giá trị từ ngành thủy sản là 16.928.103 đồng chiếm 65,17%, chăn nuôi, trồng trọt là 4.760.837 đồng chiếm 40,83%. Nguồn thu chủ yếu từ ngành thủy sản là từ khai thác thủy sản 5.102.024 đồng chiếm 20,05%, nuôi ngao là 4.362.483 đồng chiếm 17,14%, còn lại là các loại nuôi trồng khác như tô sú, cua, cá, rau câu... trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Qua đây có thể thấy, trong ngành thủy sản khai thác và nuôi ngao vẫn là nguồn đóng góp chủ yếu mang lại thu nhập cho người dân. Đối với trồng trọt và chăn nuôi, nguồn thu

73

chủ yếu là từ lúa 1.752.475 đồng chiếm 12,81%, gà 1.802.829 đồng chiếm 13,19%, lạc 705.764 đồng chiếm gần 5,16%, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Bảng:2.12: Thu từ ngành Nông nghiệp năm 2010

Đơn vị tính bằng đồng/hộ

TT Chỉ tiêu

Xã Bình quân

Đa Lộc Ngư Lộc Hải Lộc Giá trị Tỷ lệ %

1 Thu từ ngành kt biển 15.017.244 19.614.286 16.152.778 16.928.103 65,17 Ngao 5.921.388 - 6.981.448 4.362.483 17,14 Tôm 2.101.111 3.007.371 3.231.465 1.109.421 4,35 Cua 1.020.552 931.173 2.721.990 995.742 3,91 Cá nước lợ 115.244 1.961.276 202.852 759.791 2,99 Rau câu 750.625 - 900.956 870.392 3,42 Đánh bắt Thủy sản 2.194.744 8.701.249 2.10.079 5.102.024 20,05

Khai thác muối biển - - 702.295 705.295 2,77

Chế biến thủy sản 2.913.580 5.013.217 1.201.693 2.678.569 10,53 2 Thu từ trồng trọt, CN 7.311.959 1.039.570 5.930.983 4.760.837 34,83 Lúa 2.498.611 - 450.000 1.752.475 12,81 Ngô 23.109 0.23 1.351.750 21.531 0,16 Lạc 701.521 - 54.102 705.764 5,16 Khoai 321.513 - 0.92 378.834 2,77 Đỗ 17.210 - 1.84 7.652 0,06 Gà 1.010.901 - 28.452 1.802.829 13,19 Lợn 1.001.980 79.198 1.122.019 27.752 0.20 Vịt 74.021 0.19 1.051.209 22.742 0,17 Bò 1.659.091 - 901.678 28.465 0,21 Ngan 19.491 0.17 1.421.047 13.793 0,10 3 Tổng thu ngành NN 22.329.203 20.653.856 22.083.761 21.688.940 100 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả.

Đa Lộc và Hải Lộc là 2 xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng trọt do diện tích đất canh tác còn nhiều nên ngoài việc tham gia các loại hình kinh tế biển thì người dân còn có điều kiện để tham gia sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Riêng đối với xã Ngư Lộc không còn quỹ đất phục vụ cho sản xuất nên hầu như ngành chăn nuôi và trồng trọt không có điều kiện để phát triển mà chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triển kinh tế biển qua đó tuy giá trị thu

74

nhập từ kinh tế biển là rất cao nhưng tính ra mức thu nhập bình quân lại thấp hơn so với hai xã vì phải chi tiêu cho phần lương thực thực phẩm. Từ kết quả điều tra đã thể hiện rất rõ, những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển vượt trội hẳn so với trồng trọt và chăn nuôi do đó nó chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các hộ tại các xã ở trên.

2.4.2.Tới thu nhập

Thu nhập là cơ sở phản ánh quan trọng về sự tác động của kinh tế biển tình hình đói nghèo của nhóm hộ nghiên cứu. Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra, nguồn thu của các hộ được thể hiện dưới bảng tổng hợp sau:

Bảng:2.13: Nguồn thu và cơ cấu nguồn thu Chỉ tiêu

Bình Quân

Đa Lộc Ngư Lộc Hải Lộc

Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Tổng thu 18.636.528 100 22.053.333 100 25.579.166 100 21.759.319 100 Kinh tế biển 13.414.306 85,53 19.743.727 89,25 20.029.361 78,55 17.668.095 84,25 Trồng trọt/CN 3.210.521 13,47 0.19 0,09 3.574.306 13,97 2.749.627 8,46 Dịch vụ 820.742 1,00 2.319.464 10,66 1.912.500 7,48 1.846.762 7,29

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả.

Qua bảng ta thấy, hầu hết các khoản thu nhập của hộ đều do kinh tế biển mang lại. Tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ nghiên cứu năm 2010 là 21.759.319 đồng, trong đó thu nhập từ KTB là 17.668.095 đồng chiếm tới 84,25%, thu từ trồng trọt và chăn nuôi là 2.749.627 đồng chiếm 8,46% và thu từ hoạt động dịch vụ là 1.846.762 đồng chiếm 7,29%. Có thể nói, KTB là lĩnh vực sản xuất hết sức quan trọng, là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ. Trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, mặc dù huyện đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa cho các hộ gia đình, song loại hình trồng trọt và chăn nuôi vẫn chưa thực sự gắn với kinh tế hộ. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của hộ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng thu nhập của hộ, sự kém phát triển các hoạt động dịch vụ của địa

75

phương là một trong những nguyên nhân gây hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động dư thừa, lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân. Điều này cũng phần nào phản ánh đúng thực trạng về sự yếu kém của loại hình dịch vụ mà trong đó bao gồm cả thực trạng của dịch vụ chế biến thủy hải sản. Qua đó cho thấy rằng KTB đã có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, góp phần huy động được nguồn vốn trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến được phương pháp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, đem lại hiệu quả cao hơn. Đây cũng chính là cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh nuôi trồng và hợp tác xã ngư nghiệp tập trung, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động ngay tại chính ngành nghề và quê hương. Phát triển KTB được coi là con đường quan trọng góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho các tầng lớp dân cư.

2.4.3. Tới phân bổ lao động trong các loại hình kinh tế

Với những lợi thế từ điều kiện thuận lợi cho phục vụ cho phát triển sản xuất, ngành KTB đã chiếm được ưu thế hơn hẳn các ngành kinh tế khác tại địa phương, với việc đem lại giá trị kinh tế cao và thu nhập tốt hơn so với các ngành kinh tế khác. Kinh tế biển đã minh chứng được vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, qua đó chính những loại hình kinh tế biển đã và đang thu hút được các nguồn lực để đầu tư phát triển ngày một hiệu quả hơn trong đó nguồn lực lao động. Đã có một phần lớn nguồn lực lao động tham gia vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong linh vực này bao gồm cả loại hình lao động tham gia là lao động thường xuyên và lao động mùa vụ. Chính từ sức hút này đã tạo ra sự dịch chuyển nguồn lực lao động ở các loại hình kinh tế trong đó KTB đang là tâm điểm của sự dịch chuyển lao động đến từ các loại hình khác như trồng trọt hay chăn nuôi vốn đang bị mất dần vị thế mà trước đây đang có phần lớn lao ddooongj gắn bó theo phương thức sản xuất truyền thống, điều này được biểu hiện cụ thể thông qua bảng biểu sau:

76

Bảng:2.14: Lao động ở các loại hình kinh tế qua các năm 2010-2011 STT Loại hình sản xuất 2010 2011 2012 Thu nhập BQ/tháng LĐ thường xuyên LĐ Thời vụ Tỷ lệ % LĐ thường xuyên LĐ Thời vụ Tỷ lệ % LĐ thường xuyên LĐ Thời vụ Tỷ lệ % LĐ thường xuyên LĐ Thời vụ 1 Nt.thủy sản 300 582 24,5 420 673 31,2 711 839 33,4 3.500.000 1.500.000 2 Kth.T. sản 380 679 31,0 461 734 34,3 795 885 37,3 3.800.000 1.600.000 3 Trồng trọt 292 583 23,8 248 580 18,4 385 720 18,0 2.200.000 800.000 4 Chăn nuôi 157 183 12,8 112 196 8,3 123 201 5,7 2.500.000 600.000 5 Dịch vụ 96 152 7,8 101 179 7,5 114 189 5,3 2.900.000 700.000 Tổng cộng: 1225 2179 100 1342 2362 100 2128 2834 100 14.900.000 5.200.000

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh xã Hội huyện Hậu Lộc

Từ bảng số liệu trên cho thấy rằng ở các loại hình kinh tế biển có sức hút lao động rất cao như nuôi trồng thủy sản năm 2010 chiếm tới 24,5% và liên tục tăng tới năm 2012 đã lên tới 33,4%, trong khi đó các loại hình kinh tế khác như trồng trọt và chăn nuôi hay dịch vụ sức hút lao động tham gia lại rất hạn chế cụ thể như ngành trồng trọt cao nhất cũng chỉ chiếm 18% năm 2012 và thấp nhất là ngành dịch vụ chỉ có 5,3% năm 2012. Đó là sự phản ánh về khả năng thu hút lao động tham gia rất khách quan dựa trên những tiềm năng và giá trị kinh tế mà các loại hình kinh tế đem lại tại các xã ven biển huyệ Hậu Lộc, điều này được biểu hiện rất cụ thể thông qua kết quả thu nhập qua bảng số liệu trên. Đối thu nhập của lao động thường xuyên cao nhất là loại hình kinh tế khai thác thủy sản với 3.800.000đ/tháng và thấp nhất trong nhóm này là loại hình kinh tế trồng trọt chỉ với 2.200.000đ/tháng , với nhóm lao động thời vụ cũng nghiêng về nhóm các loại hình kinh tế biển với 1.600.000đ/ tháng và thấp nhất trong nhóm này là chăn nuôi chỉ với 600.000đ/tháng. Kết quả trên đã cho thấy rằng, trong các loại hình kinh tế đang tồn tại và phát triển tại các xã ven viển của huyện Hậu Lộc thì các loại hình kinh tế trong nhóm kinh tế biển chiếm ưu thế hơn với kết quả là sức hút lao động và giá trị thu nhập cao hơn rất nhiều so với các loại hình kinh tế khác

77

điều đó đã rất rõ ràng, xong làm thế nào để phát triển cũng như nâng cao giá trị kinh tế hơn nữa trong các loại hình kinh tế này trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại địa phương thì đòi hỏi cần phải có các giải pháp cụ thể hơn trong từng loại hình kinh tế cũng như việc phân bổ các nguồn lực hợ lý để đem lại hiệu quả cao nhất.

2.4.4. Tới thu hút hộ nghèo chuyển sang phát triển kinh tế biển.

Kinh tế biển phát triển đã góp phần quan trọng trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương với việc tạo ra điều kiện cho hộ nghèo tham gia vào sản xuất của xã hội dù đó là hình thức trực tiếp sản xuất hay gián tiếp tham gia như làm thuê cho các chủ đầm, ao hoặc chủ tầu đánh bắt xa bờ…điều này có ý nghĩa rất lớn cho các mục tiêu kinh tế xã hội, vì thông qua việc tham gia vào sản xuất hộ nghèo có thể tự chủ độngđể thực hiện thoát nghèo mà không trông chờ vào chính sách của nhà nước,

Bảng: 2.15 Chuyển dịch sản xuất của hộ nghèo sang kinh tế biển 2012 Chỉ tiêu

Bình quân

Đa Lộc Ngư Lộc Hải Lộc

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng hộ nghèo 121 100 157 100 123 100 392 100 Kinh tế biển 43 35.5 79 50.3 49 39.8 162 41.3 Trồng trọt 29 23.9 19 12.1 23 18.6 71 18.1 Chăn nuôi 25 20.6 23 14.6 21 17.0 69 17.6 Dịch vụ 24 19.2 36 22.9 30 24.3 90 22.9

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả

Qua bảng trêm ta thấy rằng số lượng hộ nghèo chuyển sang tham gia sản xuất trong các loại hình kinh tế biển trong năm 2012 rất cao 41,3% tổng số hộ tham gia sản xuất kinh tế là 392 hộ, trong đó hộ nghèo của xã Ngư Lộc chiếm tỷ lệ cao nhất trong hoạt động kinh tế biển với 50,3% và xã được coi là ít nhất cũng

78

chiếm tới 35.5% trong tổng số 100% của xã Đa Lộc, trong khi đó ở các loại hình kinh tế khác cao nhất cũng chỉ chiếm có hơn 24.3% thuộc lĩnh vực dịch vụ. Để cụ thể hơn cho việc đánh giá mức độ chuyển dịch của hộ nghèo vào quá trình sản xuất từ các loại hình kinh tế khác sang phát triển kinh tế biển, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát nội dung này trên 20 hộ nghèo tại xã Đa Lộc qua các năm từ 2009-2012 với việc lấy ý kiến của chủ hộ về quá trình tham gia sản xuất kinh tế hộ để có cái nhìn khách quan hơn về sự chuyển dịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 76)