9. Kết cấu luận văn
2.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a). Giao thông
Hệ thống các công trình giao thông ở huyện đã tương đối hợp lý, đáp ứng được yêu cầu vận tải, đi lại và sản xuất của người dân.
+ Đường sắt dài 6,5km, diện tích chiếm đất 7,25 ha.
+ Quốc lộ 1A dài 6.6 km, đi qua các xã Đồng Lộc, Đại Lộc, Triệu Lộc đã được nhà nước và các tổ chức đầu tư mở rộng, rải nhựa nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc gia.
+ Quốc lộ 10 dài 13,3 km.
+ Đường tỉnh huyện lộ dài 57,7 km.
+ Đường xã, thôn, xóm có tổng chiều dài là 653 km, diện tích chiếm đất là 764,38 ha được bố trí hợp lý trên địa bàn 27 xã, thị trấn trong huyện.
Trong những năm gần đây được sự đầu tư của trung ương và tỉnh, cùng với sự phát huy nội lực của huyện và nhân dân Hậu Lộc đã làm mới và nâng cấp nhiều con đường như: đường thị trấn, quán dốc, đường ngã tư nghè, Đại Lộc. Nhiều trục đường liên thôn, liên xã đã sửa chữa nâng cấp bằng vốn của nhân dân đóng góp. Phần lớn đường ngõ xóm đã đổ bê tông, và lát gạch, 100 % số xã đã có đường ô tô đến được khu trung tâm và các khu dân cư.
45
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, Hậu Lộc còn có hệ thống giao thông đường thủy, đường biển có ý nghĩa quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, giao thương buôn bán hỗ trợ đắc lực cho giao thông đường bộ. Các tuyến giao thông đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đăc biệt là trong giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế hàng hóa.
b) Thủy lợi
- Công trình thủy lợi:
Trên địa bàn huyện có 64,8 km kênh tưới cấp 1 (gồm các kênh B3, B4 kênh Bắc và kênh dẫn của 44 trạm bơm tưới) đã được kiên cố hóa 5,5 km, còn lại chưa được kiên cố hóa.
- Kênh tưới nội đồng:
Huyện có 357 km mương nội đồng nằm trên địa bàn 26 xã và thị trấn có đất sản xuất nông nghiệp. Có 44 trạm bơm tưới với tổng công suất 95000 m3/h thường xuyên hoạt động.
- Công trình tiêu:
Ngoài các hệ thống như sông Trà Giang, kênh nước xanh, kênh 10 xã kênh 5 xã còn có 310 km kênh tiêu cấp 1, cấp 2 và nội đồng, chủ yếu được đắp bằng đất. Ngoài ra còn có 3 hệ thống bơm tiêu với tổng công suất là 9500 mét khối/h.
- Hệ thống đê:
Hệ thống đê bao đã được đầu tư kè bê tông kiên cố đảm bảo an toàn cho mùa mưa bão khi nước thủy triều dâng.
c) Cơ sở y tế.
- Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng đầu tư
phát triển. Hiện có một bệnh viện trung tâm (trên địa bàn thị trấn), 27 trạm y tế xã, thị trấn. Số giường bệnh bình quân là 8,8 giường/1 vạn dân, tỉ lệ bình quân 2,5 bác sỹ/vạn dân, tỉ lệ xã có bác sỹ là 74%. Các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng và các chương trình bảo vệ sức khỏe ban đầu được nhân
46
dân. Ngành y tế Hậu Lộc đang từng bước nâng cao nghiệp vụ, chất lượng với phương châm “vững tuyến xã, mạnh tuyến huyện”. Tuy nhiên mạng lưới y tế thôn xóm vẫn gặp khó khăn, cơ sở vật chất một số trạm y tế xuống cấp.
d) Cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đang phát triển nhanh thể hiện tính vững chắc về
chất lượng dạy và học, tính xã hội hóa giáo dục. Hàng loạt trường học cao tầng được xây mới và nâng cấp như: trường THPT Hậu Lộc 2, THPT Hậu Lộc 3, THPT Hậu Lộc 1, Lê Hữu Lập, trung tâm chính trị huyện. Hệ thống giáo dục gồm 5 trường THPT, một trường bổ túc văn hóa, 28 trường THCS, 34 trường tiểu học và hệ thống trường mầm non ở các thôn. Cơ sở vật chất giáo dục được tăng cường đáng kể...
Hiện nay số học sinh bỏ học giảm hẳn, tổng số học sinh đến trường (cả mẫu giáo) 45150 học sinh, số giáo viên giỏi, học sinh giỏi không ngừng tăng. Số người có trình độ từ cao đẳng trở lên là1808 người.
Tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt từ 98 % trở lên. Số học sinh đậu đại học, cao đẳng hàng năm là 400 - 500 học sinh. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, có 27 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
e) Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu điện đã được hình thành trong toàn huyện. Số máy điện thoại trong toàn huyện là 4850 máy, bình quân 15,8 máy/ 1000 dân. Bưu điện trung tâm nằm ở thị trấn Hậu Lộc. Thông tin liên lạc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của huyện.
f) Quốc phòng an ninh
Quốc phòng an ninh được tăng cường, kết hợp giữa xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, gắn kinh tế với quốc phòng. Xây dựng khu vực phòng thủ chiến đấu được tăng cường, và từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng, căn cứ hậu phương. Chế độ thường trực sẵn
47
sàng chiến đấu được thực hiện nghiêm túc. Phối hợp giải quyết tốt các vụ việc ngay tại cơ sở, không xảy ra các vụ việc phức tạp, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.