9. Kết cấu luận văn
2.2.1.2. Ngành khai thác thuỷ sản
Những năm vừa qua, nhằm đảm bảo cho hải sản ven bờ không bị khai thác cạn kiệt, được sự chỉ đạo của tỉnh, huyện đã khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ. Ngành khai thác hải sản chuyển dịch đầu tư theo hướng giảm phương tiện khai thác ven bờ và tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Hiện toàn huyện có 296 tàu, thuyền máy có công suất từ 90 CV trở lên là 35 chiếc [23;33]. Những tàu khai thác xa bờ đều được trang bị đầy đủ máy thông tin, máy định vị, máy tầm ngư…Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tải áp lực khai thác ven bờ nhưng hiện tại vẫn còn tồn tại một khối lượng khá lớn nghề khai thác ven bờ vì người dân chưa có điều kiện chuyển đổi mà phải bám nghề để sống.
Bảng 2.6. Diễn biến tàu thuyền và công suất qua các năm 2005 - 2010
Tt Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1.Tàu thuyền máy chiếc 115 140 185 205 242 376
2.Tổng công suất cv 783 968 1500 1800 2.100 2.400
3.Công suất BQ Cv/ch 40,2 36,7 50,5 53,6 56,40 54,51
4.Tàu có CS<90cv chiếc 89 122 151 170 185 191
5.Tàu có CS>90cv chiếc 21 32 39 45 50 57
60
Khai thác thuỷ sản xa bờ tăng lên về số lượng tàu, cũng như sản lượng đánh bắt. Đó là có sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và nổ lực của các chủ doanh nghiệp, ngư dân. Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng số vốn nhà nước cho vay đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho khai thác đánh bắt 29 tỷ đồng, vốn tự có của các doanh nghiệp và ngư dân khoảng 22 tỷ đồng [23;41]. Từ đó, số lượng và năng lực của tàu đánh bắt xa bờ của huyện ngày càng tăng lên, sản lượng khai thác hải sản củng không ngừng tăng. Năm 2005 đạt 4.000 tấn giá trị là 37 tỷ đồng, năm 2008 đạt 5.000 giá trị là 38 tỷ đồng; góp phần tăng thu cho nền kinh tế, làm ra sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động làm nghề khai thác biển, bình quân khoảng 7,9 người trên tàu.
Bảng 2.7: Sản lượng và khai thác thuỷ sản từ năm 2006-2010
Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
Tấn 8.500 8.830 9.187 9.851 10.180
Tỷ đồng 45 47,3 49 53 58
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển thuỷ sản giai đoạn từ 2006-2010.
Đạt được kết quả nêu trên cho thấy xu hướng sản xuất xa bờ đã đem lại hiệu quả khá cao, nó không những vừa tạo ra những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tuy bước đầu còn khó khăn về tay nghề kỹ thuật, về sử dụng các máy móc hiện đại như định vị, tầm ngư. Nhưng với kinh nghiệm vốn có cộng với sự truyền bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên đã giúp bà con ngư dân sớm quen với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đây là cơ sở để tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề khai thác hải sản.
Thuỷ sản phát triển cả nuôi trồng, khai thác và chế biến. Ngành thuỷ sản liên tục đạt sản lượng cao, mỗi năm đều có sự phát triển, tỷ trọng giá trị (GDP) 11,62% năm 2005, tăng lên 17,86% năm 2010, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001 và 75% năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của huyện [23;28]. Giá trị sản xuất của nuôi trồng đang chiếm tỷ lệ quyết định, chiếm 74,5% giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản [23;29]. Phát triển nuôi trồng và
61
đánh bắt hải sản ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. ven biển. Sản lượng ngành thủy sản qua các năm được biểu hiện cụ thể qua các năm sau:
Biểu đồ 2.8: Sản lượng ngành thủy sản qua các năm 2008 - 2012
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hậu lộc năm 2012.
Do giá trị kinh tế của thuỷ sản ngày càng tăng lên nên những năm vừa qua diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được mở rộng, góp phần gia tăng sản lượng của ngành thuỷ sản, tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản toàn huyện cũng tăng:
Biểu đồ 2.9:Tổng giá trị sản xuất qua các năm 2008 - 1012
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hậu lộc năm 2012.
10.102 10.426 13.024 13.657 12.988 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 (tấn) 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượng ngành thủy sản qua các năm
62
Từ lợi thế về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đã góp phần nâng cao vị
trí, vai trò của ngành thuỷ sản đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Ngành thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mủi nhọn, tạo việc làm thường xuyên cho cho 1200 lao động trong đó lao động hoạt động trực tiếp vào trong lĩnh vực khai thác hải sản là 600 lao động với mức thu nhập bình quân 4.300.000/ tháng và gần 1000 lao động thời vụ với mức thu nhập giao động từ 12.000.000 đến 15.000.000/năm, đảm bảo cho người dân tận dụng thời gian rảnh dỗi vào các công việc như đan lưới hay thu mua, phân phối và chế biến thô, chính việc có công việc thường xuyên với mức thu nhập ổn định đã tạo ra tác động tích cực trở lại giúp ngư dân yên tâm hơn với việc bám biển cũng như đầu tư thêm cho ngư cụ và phương tiện để vươn khơi xa nâng cao hiệu quả và giá trị khai thác, từ đó nó tác động ngược trở lại tới thu hút lao động và giải quyết việc làm góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.