Quan điểm về khai thác nguồn lợi kinh tế biển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 90 - 92)

9. Kết cấu luận văn

3.2.2. Quan điểm về khai thác nguồn lợi kinh tế biển

Chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hoá từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và vùng biển. Mặt khác, đối với phương tiện thường xuyên hoạt động xa bờ, phải được trang bị máy có công suất lớn và chất lượng cao. Mạnh dạn đầu tư trang bị đầy đủ dụng cụ khai thác (kể cả dự phòng), máy định vị, máy thông tin... nhằm phục vụ khai thác đạt hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện luôn hoạt động ở ngư trường xa. Cần có sự phối hợp và liên kết với một số tàu thuyền khác thành tổ, đội để thông tin thường xuyên với nhau khi phát hiện địa điểm đánh bắt có sản lượng cao, cũng như hỗ trợ nhau trong dịch vụ hậu cần trên biển. Phải luôn coi trọng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong khai thác, thiết kế các mẫu lưới đánh bắt như lưới cào đôi. Các hộ ngư dân cần liên kết hỗ trợ nhau trong công tác dịch vụ hậu cần trên biển, hình thành những nhóm tàu, nhóm nghề luân phiên vận chuyển nhiên liệu, nước đá, vật tư... ra vào ngư trường, hạn chế được nhiều chi phí và bảo quản sản phẩm được tốt hơn...

Để ngăn chặn tình trạng xâm phạm trong khai thác hải sản, bảo đảm an toàn cho ngư dân ta và bảo vệ nguồn lợi hải sản cho trước mắt và lâu dài. Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp, cơ quan báo chí, tuyên truyền giáo dục

86

nâng cao nhận thức về quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ; quản lý chặt chẽ các phương tiện đánh bắt xa bờ bằng nhiều biện pháp, trong đó cần áp dụng biện pháp quản lý thông qua việc người điều khiển tàu báo cáo lộ trình hoạt động của phương tiện đánh bắt hải sản cho cơ quan chức năng quản lý, đồng thời cần cung cấp địa chỉ liên lạc của lực lượng chức năng bảo vệ biển khi tàu của ngư dân bị lực lượng bên ngòai bắt.

Tổ chức các lớp tập huấn cho chủ tàu và đội ngũ thuyền trưởng về pháp luật Việt Nam cũng như những quy định của các nước có liên quan về vấn đề khai thác hải sản, tránh vi phạm vùng biển các nước, vừa gây thiệt hại vật chất cho ngư dân, vừa làm ảnh hưởng quyền lợi của các nước có liên quan.

Về lâu dài, để ngư trường biển ngày càng nhiều tôm cá thì Trung ương và tỉnh trước mắt cần thí điểm việc quy định về thời gian, vị trí cho phép khai thác hải sản trong năm: cho phép khai thác liên tục ở ngư trường nào, cho khai thác có thời hạn từ 3 tháng - 6 tháng vào thời gian nào là thích hợp, nhằm để đảm bảo việc tái tạo nguồn lợi thủy sản - vì vùng biển của tỉnh nông và rộng lớn thuận lợi cho các lọai hải sản sinh sản; song song đó tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra việc chấp hành gắn với xử lý nghiêm túc các vi phạm, từ đó ngư trường biển sẽ nhiều tôm cá, ngư dân ta sẽ hạn chế vi phạm vùng biển nước ngoài. xây dựng phương án chuyển đổi nghề đối với các tàu có công suất nhỏ hoạt động ở tuyến ven bờ, vận động các hộ ngư dân khai thác ven bờ tự nguyện thành lập tổ hợp tác, góp vốn cổ phần và vay thêm vốn tín dụng của ngân hàng để đầu tư tàu lớn khai thác hải sản xa bờ, thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm thuế và phí, lệ phí đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, thống kê và quản lý số ngư dân có tay nghề, động viên ngư dân tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn (thuyền trưởng, máy trưởng, kỹ thuật khai thác hải sản), khuyến khích đầu tư đóng mới hoặc nâng cấp vỏ máy tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Tổ chức thành lập các tổ, đội tàu để cùng ra khơi khai thác hải sản trên biển, từng bước vươn lên thành lực lượng mạnh, tạo mô hình để hướng dẫn ngư dân trong huyện tham gia vào tổ, đội hoặc

87

thành lập hợp tác xã vừa khai thác hải sản xa bờ vừa bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển của tỉnh và vùng biển chung của đất nước, tăng cường hoạt động bảovệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như thả con giống để tái tạo nguồn lợi, quản lý, khai thác và bảo vệ các khu vực tôm, cá bố mẹ, các bãi giống tự nhiên, thanh tra, kiểm tra, xử lý đúng theo quy định của pháp luật đối với các trương hợp vi phạm; tổ chức tốt công thác thông tin kịp thời về bão, áp thấp nhiệt đới đảm bảo cho ngư dân an tâm hoạt động trên biển và tránh, trú bão hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; hình thành những tổ, đội nghiên cứu khai thác biển, tiến tới hình thành trung tâm nghiên cứu về biển; hình thành những tổ, đội cứu hộ, cứu nạn cho người và phương tiện khai thác biển; vận động sâu rộng để tất cả ngư dân tự giác mua bảo hiểm cho tàu và người sản xuất trên biển.

Để ngành đánh bắt thuỷ hải sản phát triển bền vững, cần có một chính sách đồng bộ từ khâu đánh bắt, đến khâu chế biến,... Do vậy, tỉnh từng bước tổ chức lại sản xuất, đi mạnh vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế khai thác thuỷ hải sản. Gắn chế biến xuất khẩu với khai thác, đánh bắt, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Có như vậy, nghề khai thác thuỷ sản mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của ngành kinh tế biển.

3.3. Giải pháp phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững ở các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)