Chuẩn mực nghèo, đói

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 36)

9. Kết cấu luận văn

1.2.1.3.Chuẩn mực nghèo, đói

Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam được hai cơ quan thuộc Chính phủ (Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) định nghĩa theo hai tiêu chuẩn khác nhau và được liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì. Chuẩn nghèo này dựa chủ yếu vào tiêu chuẩn tiền tệ để xây dựng.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Chính phủ xây dựng chuẩn nghèo (chuẩn nghèo quốc gia) với mục đích lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách các xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác; là cơ sở để Chính phủ ban hành các chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội. Chuẩn nghèo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được tính toán dựa vào nhu cầu chi tiêu cơ bản cho lương thực, thực phẩm, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội, trong đó, tiêu chuẩn cho nhu cầu lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 60% và cho nhu cầu phi lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn nghèo có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng thời kì. Cụ thể, chuẩn nghèo quốc gia qua các thời kì được thể hiện qua các bảng sau:

29

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo quốc gia qua các giai đoạn Loại hộ Khu vực Thu nhập bình quân/người/tháng 1993-1995 1995 -1997 1997- 2000 2001-2005 2006 -2010 2011-2015 Đói Mọi vùng < 13kg gạo < 13kg gạo Thành thị < 13kg gạo Nông thôn < 8kg gạo Nghèo Thành thị

< 20kg gạo < 25kg gạo < 25kg gạo 150.000 đồng 260.000 đồng 500.000 đồng Nông thôn

< 15kg gạo 200.000 đồng 400.000 đồng Miền núi,

hải đảo < 15kg gạo < 15kg gạo 80.000 đồng Đồng

bằng, trung du

< 20kg gạo < 20kg gạo 100.000 đồng

Nguồn: Niêm giám thống kê của tổng cục thống kê 2011

Trên cơ sở chuẩn nghèo quốc gia của từng giai đoạn, trong các cuộc khảo sát về mức sống, tỷ lệ hộ nghèo được tính dựa vào số thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ được khảo sát. Chuẩn nghèo sau khi cập nhật giá được sử dụng để tính tỷ lệ hộ nghèo qua các năm.

Bảng 1.2. Chuẩn nghèo quốc gia được cập nhật theo biến động giá Khu vực

Thu nhập bình quân/người/tháng (đồng)

Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Thành thị 218.000 260.000 370.000 440.000

Nông thôn 168.000 200.000 290.000 350.000

Nguồn: Niên giám tổng cục thống kê 2011

Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng chuẩn nghèo từ năm 1993, được cập nhật theo sự biến động của giá

30

ở các năm có khảo sát mức sống với mục tiêu đánh giá tác động của các chính sách xóa đói, giảm nghèo của quốc gia, đồng thời từng bước xây dựng chuẩn nghèo quốc gia tiệm cận dần với chuẩn nghèo khu vực và thế giới.

Điểm khác ở chuẩn nghèo do Tổng cục Thống kê và WB so với chuẩn nghèo quốc gia là: (i) chuẩn nghèo này chỉ có một mức cho cả hai khu vực thành thị và nông thôn, (ii) số liệu chi tiêu của các hộ gia đình được sử dụng để tính tỷ lệ người nghèo thay vì số liệu thu nhập, và (iii) tính tỷ lệ người nghèo, không phải hộ nghèo. Tỷ lệ người nghèo này được gọi là tỷ lệ nghèo chung hoặc tỷ lệ nghèo chi tiêu.

Bảng 1.3. Chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới qua các giai đoạn

Năm Chi tiêu bình quân/người/tháng (đồng)

1993 96.700 1998 149.000 2002 160.000 2004 173.000 2006 213.000 2008 280.000

Nguồn: Niên giám thống kê của tổng cục thống kê 2009

Chuẩn nghèo này được áp dụng cho các cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình ở Việt Nam với sự hướng dẫn kỹ thuật của UNDP, WB và SIDA. Các hộ được coi là nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ đảm bảo yêu cầu trên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam còn cách quá xa so với chuẩn nghèo của WB đưa ra với ngưỡng 2 USD/người/ngày. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế.

31

Hiện nay ở nước ta, một số địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển đã áp dụng mức chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo chung của cả nước và chủ động điều chỉnh chuẩn nghèo khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao.

- Tỉnh Bình Dương: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2008, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 400.000 đồng/người/tháng; giai đoạn 2009 - 2010, khu vực thành thị 780.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 600.000 đồng/người/tháng.

- Tỉnh Khánh Hòa: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2010, khu vực miền núi, hải đảo 360.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 430.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2015 là 12.000.000 đồng/người/năm (tương đương với 2 USD/người/ngày). - Thành phố Hà Nội: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2013, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 330.000 đồng/người/tháng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 36)