9. Kết cấu luận văn
2.1.1.5. Tài nguyên biển
Vùng biển Hậu Lộc rộng hơn 2000 km, trên đất liền bờ biển của Hậu Lộc được giới hạn từ cửa Lạch Sung (cửa sông Lèn) đến Lạch Trường (cửa sông Lạch Trường), dài 12,5 km, gần bằng 1/10 chiều dài bờ biển của tỉnh Thanh Hóa.
Ranh giới 5 xã có đất mặt nước ven biển giao cho các xã như sau: 1. Xã Đa Lộc: tổng chiều dài bờ biển khoảng 6,1 km.
2. Xã Hưng Lộc: tổng chiều dài 600m
3. Xã Ngư Lộc: tổng chiều dài bờ kè là 1200m
4. Xã Minh Lộc: có chiều dài bờ biển khoảng 1,9 km
5. Xã Hải Lộc: từ đầu đường vào thôn Hưng Thái đến cửa Lạch Trường, có chiều dài 2,8 km.
Do có đảo Nẹ chắn ở phía ngoài, nên bề mặt vùng biển Hậu Lộc khá yên tĩnh. Phù sa của sông Đáy, sông Mã đổ ra cửa Bạch Câu tạo ra một bãi bồi ven biển thuộc xã Đa Lộc rộng Lớn với cây vẹt, cây tràm mọc thành rừng ngập mặn. Đây cũng là vùng phù sa trẻ nhất trong toàn bộ đất phù sa của Hậu Lộc trên nền sinh cảnh tự nhiên mà các nhà vật lý học gọi là nằm trong “bóng sóng”. Với sự bồi tụ, những bãi phù sa biển mới sẽ tiếp tục cho đến khi vùng này nối với đảo Nẹ ( hiện nằm cách bờ chỉ 4km). Địa hình đáy bờ biển tương đối bằng phẳng, tỉ lệ cát ở đáy cao, nhất là tại bãi biển của các xã Đa Lộc, Hải Lộc, Hưng Lộc, rất thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Đặc
42
biệt trong nhiều năm qua lượng phù sa bồi đắp tương đối lớn tạo thành những bãi bồi rộng hàng trăm ha. Những bãi bồi này giàu thức ăn, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và cây chắn sóng. Nguồn lợi biển Hậu Lộc chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn lợi biển của tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt có bãi tôm ngoài khơi của Hòn Nẹ là một trong hai bãi tôm lớn của tỉnh, hàng năm có thể khai thác được hàng nghìn tấn.
Nồng độ muối trong nước khá cao, kết hợp với khí hậu nắng to, gió mạnh tạo điều kiện cho phát triển nghề muối. Dọc theo bờ biển có khoảng 4000 ha có khả năng quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy hải sản: ngao, sò, tôm, cua..
Cửa Lạch Trường từng là thương cảng lớn thời cổ đại, tàu bè ra vào, buôn bán tấp nập. Cửa Lạch Trường, đảo Nẹ, hòn Bò, hòn Sụp, núi Trường (Hoàng ngưu mẫu tử) tạo ra thắng cảnh đẹp, thu hút du khách thăm quan. Theo Lê Quý Đôn năm Hồng Đức thứ 7 vua Lê Thánh Tông đã ngự thuyền ra đây để ngắm cảnh núi non, trời mây sông nước. Tức cảnh ông đã làm bài thơ “Linh Trường Hải Cẩu”. Sách Lê Quý Đôn viết: Đây thực sự là nơi du ngoạn của những bậc danh trí. Hiện nay cửa Lạch Sung đang được bồi lắng mạnh, cửa Lạch Trường đang mở ra một vùng biển sâu hơn.
Vùng biển Hậu Lộc ngoài cửa Lạch Sung và cửa Lạch Trường còn có cửa Càn, cửa Đáy để nước sông vào đem theo phù du sinh vật và nhiều thức ăn từ đất liền ra biển, tạo nên một ngư trường lớn hàng năm có thể khai thác hàng ngàn tấn hải sản. Trước hết là cá, cá biển Hậu Lộc rất nhiều loại; cá thu, cá nụ, cá chim, cá nhám, cá góc…Ngoài cá biển Hậu Lộc rất sẵn tôm. Hậu Lộc là huyện đầu tiên chế biến tôm xuất khẩu bằng các loại; tôm he, tôm bột, tôm sắt và tôm hùm. Moi là đặc sản của Ngư Lộc, thường dùng làm mắm. Ngoài ra còn có các loại mực ván, mực ống, sứa, cua bể, ghẹ, còng còng, nha nha, sò huyết, ngao, phi và hải sâm - những đặc sản có giá trị dinh dưỡng và
43
xuất khẩu cao. Biển Hậu Lộc thực sự tiềm tàng nhiều khả năng để phát triển một nền kinh tế phồn thịnh nếu có hướng phát triển đúng hướng.
Vùng ven biển Hậu Lộc chịu ảnh hưởng của hai lượng phù sa của sông Mã và sông Đáy (của hệ thống sông Hồng) đã hình thành một bãi triều lớn, đất đai có chất lượng tốt, nguồn thủy hải sản dồi dào về sản lượng và về chủng loại, hàng năm hàng trăm tấn hải sản được ngư dân nuôi trồng và đánh bắt góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện nhà.
Trong những năm gần đây nhờ có sự đầu tư của nhà nước, vùng bãi triều huyện đã được đầu tư xây dựng kè bê tông và đê bao kết hợp trồng rừng chắn sóng làm cho môi trường sinh thái ven biển thay đổi theo hướng tốt lên, hải sản sinh sản và phát triển tốt, tốc độ lắng đọng phù sa hình thành bãi bồi ven biển nhanh.
Như vậy Hậu Lộc là huyện có tài nguyên biển rất phong phú, việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các xã ven biển nói riêng và kinh tế của huyện nói chung.