Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

9. Kết cấu luận văn

3.1.1. Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo đến năm 2020, đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ các huyện nghèo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn. Điều kiện sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. [6;27]

Đối với các huyện nghèo thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ:

- Mục tiêu đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng

82

bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.[6;27]

- Mục tiêu đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.[6;33] Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấpđiện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

3.1.1.3. Các chỉ tiêu của Đảng và nhà nước về XĐNG tới năm 2015

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 đã xác định mục tiêu công tác giảm nghèo của huyện cần đạt được đến năm 2015 là:[11;32-34]

Một là: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới từ 32,13%

năm 2010 xuống còn 7 - 8% vào năm 2015 (bình quân giảm 5%/năm); giảm hộ cận nghèo từ 16,93% năm 2010 xuống còn 3 - 5% vào năm 2015 (bình quân giảm 3%/năm).

Hai là: Mỗi năm giải quyết việc làm cho 800-1.000 lao động; tỷ lệ người

83

Ba là: 100% dân thị trấn, 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Bốn là: Phấn đấu đến năm 2015, phát triển đàn trâu, bò đạt 150.000 con

(tính cả lượng xuất bán), đàn lợn 210.000 con; bình quân lương thực đầu người đạt 720kg/người/năm.

Năm là: 85% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Sáu là: 31% số xã thoát khỏi diện khó khăn (4/13 xã). Bảy là: 35% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

3.2. Phương hướng và quan điểm phát triển kinh tế biển để thoát nghèo

bền vững ở các xã ven biển huyện Hậu lộc, Thanh hóa. 3.2.1. Phương hướng phát triển.

a. Giải quyết hài hoà giữa khai thác và bảo vệ

- Xây dựng năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ

Xây dựng, hoàn thiện và chuẩn bị điều kiện để thực hiện cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ.

+ Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương.

+ Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ cho đội ngò cán bộ của các sở, ban, ngành, địa phương.

+ Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp và soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp xuyên suất quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án triên vùng bờ.

+ Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường.

+ Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

84

+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng ven biển.

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường

Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng phương thức quản lý tổng hợp để bảo vệ bền vững Tài nguyên và Môi trường vùng bờ.

+ Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá môi trường.

+ Xác định các khu vực cần bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, triển khai xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vùng ven.

+ Tăng cường kiểm soát, quản lý các nguồn ô nhiễm, đặc biệt là nguồn chất thải rắn ở các khu đông dân ven biển và nguồn thải nông nghiệp, thủy sản đổ và đầm phá.

+ Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư từ khâu lập quy hoạch đến triển khai xây dựng và vận hành dự án.

+ Xây dựng các khu sản xuất tập trung với đủ hệ thống công trình làm sạch môi trường; từng bước di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ở các khu đông dân cư, khu vực nhạy cảm đến khu sản xuất tập trung mới; khuyến khích xây dựng và phát triển làng nghề sản xuất sinh thái.

- Kết hợp giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai với quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên ven đê.

b. Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo

- Do đặc điểm của các hộ nghèo sản xuất khai thác ven biển nên năng xuất và giá trị sản xuất không cao. Phương tiện sản xuất của những hộ nghèo thường thiếu thốn. Nên các phương hướng giải quyết cho đối tượng đặc biệt này có những hướng cơ bản sau.

+ Kết hợp các hộ đánh bắt thuỷ sản để tập hợp lại thành hợp tác xã để giao lưu trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong hoạt động khai thác để nâng cao hiệu quả.

85

+ Tập trung các hộ ngư dân lại thành các làng chài, để có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. Có điều kiện đưa các chương trình phúc lợi nâng cao trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn.

+ Có sự kết hợp của nhà nước và nhân dân trong các hoạt động sản xuất, cụ thể là sự kết hợp của UBND xã với hợp tác xã để điều hành phát triển hoạt động sản xuất.

Bên trên là những định hướng chung cho sự phát triển kinh tế biển tại Hậu Lộc nhằm tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế huyện trong thời gian tới góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo.

3.2.2. Quan điểm về khai thác nguồn lợi kinh tế biển

Chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hoá từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và vùng biển. Mặt khác, đối với phương tiện thường xuyên hoạt động xa bờ, phải được trang bị máy có công suất lớn và chất lượng cao. Mạnh dạn đầu tư trang bị đầy đủ dụng cụ khai thác (kể cả dự phòng), máy định vị, máy thông tin... nhằm phục vụ khai thác đạt hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện luôn hoạt động ở ngư trường xa. Cần có sự phối hợp và liên kết với một số tàu thuyền khác thành tổ, đội để thông tin thường xuyên với nhau khi phát hiện địa điểm đánh bắt có sản lượng cao, cũng như hỗ trợ nhau trong dịch vụ hậu cần trên biển. Phải luôn coi trọng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong khai thác, thiết kế các mẫu lưới đánh bắt như lưới cào đôi. Các hộ ngư dân cần liên kết hỗ trợ nhau trong công tác dịch vụ hậu cần trên biển, hình thành những nhóm tàu, nhóm nghề luân phiên vận chuyển nhiên liệu, nước đá, vật tư... ra vào ngư trường, hạn chế được nhiều chi phí và bảo quản sản phẩm được tốt hơn...

Để ngăn chặn tình trạng xâm phạm trong khai thác hải sản, bảo đảm an toàn cho ngư dân ta và bảo vệ nguồn lợi hải sản cho trước mắt và lâu dài. Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp, cơ quan báo chí, tuyên truyền giáo dục

86

nâng cao nhận thức về quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ; quản lý chặt chẽ các phương tiện đánh bắt xa bờ bằng nhiều biện pháp, trong đó cần áp dụng biện pháp quản lý thông qua việc người điều khiển tàu báo cáo lộ trình hoạt động của phương tiện đánh bắt hải sản cho cơ quan chức năng quản lý, đồng thời cần cung cấp địa chỉ liên lạc của lực lượng chức năng bảo vệ biển khi tàu của ngư dân bị lực lượng bên ngòai bắt.

Tổ chức các lớp tập huấn cho chủ tàu và đội ngũ thuyền trưởng về pháp luật Việt Nam cũng như những quy định của các nước có liên quan về vấn đề khai thác hải sản, tránh vi phạm vùng biển các nước, vừa gây thiệt hại vật chất cho ngư dân, vừa làm ảnh hưởng quyền lợi của các nước có liên quan.

Về lâu dài, để ngư trường biển ngày càng nhiều tôm cá thì Trung ương và tỉnh trước mắt cần thí điểm việc quy định về thời gian, vị trí cho phép khai thác hải sản trong năm: cho phép khai thác liên tục ở ngư trường nào, cho khai thác có thời hạn từ 3 tháng - 6 tháng vào thời gian nào là thích hợp, nhằm để đảm bảo việc tái tạo nguồn lợi thủy sản - vì vùng biển của tỉnh nông và rộng lớn thuận lợi cho các lọai hải sản sinh sản; song song đó tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra việc chấp hành gắn với xử lý nghiêm túc các vi phạm, từ đó ngư trường biển sẽ nhiều tôm cá, ngư dân ta sẽ hạn chế vi phạm vùng biển nước ngoài. xây dựng phương án chuyển đổi nghề đối với các tàu có công suất nhỏ hoạt động ở tuyến ven bờ, vận động các hộ ngư dân khai thác ven bờ tự nguyện thành lập tổ hợp tác, góp vốn cổ phần và vay thêm vốn tín dụng của ngân hàng để đầu tư tàu lớn khai thác hải sản xa bờ, thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm thuế và phí, lệ phí đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, thống kê và quản lý số ngư dân có tay nghề, động viên ngư dân tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn (thuyền trưởng, máy trưởng, kỹ thuật khai thác hải sản), khuyến khích đầu tư đóng mới hoặc nâng cấp vỏ máy tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Tổ chức thành lập các tổ, đội tàu để cùng ra khơi khai thác hải sản trên biển, từng bước vươn lên thành lực lượng mạnh, tạo mô hình để hướng dẫn ngư dân trong huyện tham gia vào tổ, đội hoặc

87

thành lập hợp tác xã vừa khai thác hải sản xa bờ vừa bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển của tỉnh và vùng biển chung của đất nước, tăng cường hoạt động bảovệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như thả con giống để tái tạo nguồn lợi, quản lý, khai thác và bảo vệ các khu vực tôm, cá bố mẹ, các bãi giống tự nhiên, thanh tra, kiểm tra, xử lý đúng theo quy định của pháp luật đối với các trương hợp vi phạm; tổ chức tốt công thác thông tin kịp thời về bão, áp thấp nhiệt đới đảm bảo cho ngư dân an tâm hoạt động trên biển và tránh, trú bão hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; hình thành những tổ, đội nghiên cứu khai thác biển, tiến tới hình thành trung tâm nghiên cứu về biển; hình thành những tổ, đội cứu hộ, cứu nạn cho người và phương tiện khai thác biển; vận động sâu rộng để tất cả ngư dân tự giác mua bảo hiểm cho tàu và người sản xuất trên biển.

Để ngành đánh bắt thuỷ hải sản phát triển bền vững, cần có một chính sách đồng bộ từ khâu đánh bắt, đến khâu chế biến,... Do vậy, tỉnh từng bước tổ chức lại sản xuất, đi mạnh vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế khai thác thuỷ hải sản. Gắn chế biến xuất khẩu với khai thác, đánh bắt, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Có như vậy, nghề khai thác thuỷ sản mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của ngành kinh tế biển.

3.3. Giải pháp phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững ở các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa

3.3.1. Nhóm các giải pháp chung

Kinh tế biển Hậu Lộc trong những năm gần đây đã đạt được những bước phát triển đáng kể đã thu hút hàng nghìn lao động tham gia làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, sản xuất muối, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản góp phần tạo ra thêm nhiều nguồn thu nhập cho người dân qua đó đời sống người từng bước được nâng lên đáng kể, những kết quả đó đã có tác động rất tích cực đến các chương trình xóa đói giảm nghèo và đặc biệt thoát nghèo bền vững tại địa phương.

88

Tuy nhiên những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, Chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nông ngư dân. Việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền an ninh biển. Nhiều địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cư dân ven biển còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững, chưa nhận thức đầy đủ: ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu sự thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Để kinh tế biển phát triển bền vững và thể hiện vai trò của nó nhiều hơn trong kế hoạch, chương trình giảm, thoát nghèo bền vững tại địa phương tôi cho rằng cần tập trung vào nhóm giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)