Về các ngành hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 105)

9. Kết cấu luận văn

3.3.2.5. Về các ngành hỗ trợ khác

Muốn phát triển hiệu quả và hoàn thiện cho kinh tế biển tại địa phương thì ngoài các giải pháp cụ thể cho từng ngành cần phải có thêm các dịch vị hỗ trợ như: dịch vụ nguyên liệu phục vụ sản xuất và khai thác, thông tin liên lạc, dịch vụ sửa chữa và đóng tàu..vv những dịch vụ này hiện đang rất kém và yếu về cả số lượng và chất lượng, trong khi đó vai trò của nó là rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác hiệu quả hơn. Vì thế chính quyền địa phương cần có thêm cơ chế và chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ về vốn cũng như nguồn nhân lực thông qua các lớp tập huyến và đào tạo xây dựng và phát triển các ngành hỗ trợ này sớm có thể đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu phát triển trong thờ gian tới.

Để xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các ngành dịch vụ này phát triển thì trước tiên cần phải rà soát đánh giá cụ thể tình hình phát triển của từng làng nghề, xã có sự tập trung các tổ chức sản xuất và loại hình ngành nghề cụ thể để xác định việc xây dựng các chính sách hỗ trợ đem lại hiệu quả nhất, tránh thất thoát hoặc đầu tư sai với mục đích sử dụng gây lãng phí, vấn đề này đã từng xẩy ra với việc đầu tư cảng cá tại xã Hòa Lộc, tuy nhiên mức độ tầu thuyền phục vụ đánh bắt lại đa phần tập trung tại xã Ngư Lộ, dần tới tình trạng chỗ cần có thì không được đầu tư và cho không hoặc ít có nhu cầu lại đầu tư vào gây lãng phí nguồn lực.

Ngoài huyện cũng cần phải chú trọng bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn ven biển, đây là một nhiệm vụ đúng hơn là một giải pháp vì

101

ngoài mực đích bảo vệ rừng ngập mặn ven biển sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ một hệ sinh thái thái đa dạng cho vùng ven biển qua đó duy trì và phát triển được nguồn lợi thủy sản được lâu dài và bền vững, tạo ra sự đa dạng cho loại hình kinh tế biển mà còn có thêm nhiều nguồn lại khác như tạo thêm việc làm, các sản phẩm từ rừng mang mang lại như nuôi ong lấy mật...vv mà việc bảo vệ phát triển rừng còn có vai trò rất quan trọng cho việc bảo vệ hệ thống đê, kè mùa bão lũ, giảm được thiệt hại từ bão lũ và triều cường cũng như sự xâm lấn của nước mặn, đồng thời qua việc duy trì phát triển rừng cũng là điều kiện tốt cho việc bảo về môi trường sống, tạo ra cảnh quan và không khí trong lành đảm bảo cho sức khỏe người dân vùng ven biển đặc biệt là người dân xã Ngư Lộc với mật độ dân cư quá cao.

Tóm lại để đảm bảo được cho phát triển kinh tế biển đem lại hiệu quả, lâu dài mang tính bền vững thì ngoài các nội dung là các ngành nghề cụ trên thì song song với đó địa phương cũng cần phải từng bước thực hiện tốt các nội dung mang tính bổ trợ này, có thể nói đây là điều kiện đủ cho một kinh tế biển hoàn thiện.

102

B. KẾT LUẬN

Hậu Lộc là huyện ven biển, trong những năm vừa qua Đảng bộ và nhân dân không ngừng chú trọng và phát huy lợi thế từ biển để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Kinh tế biển đã có bước phát triển đáng kể, cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển, khai thác tiềm năng từ biển cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân vùng ven biển, đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho nhân dân trong tỉnh, đóng góp cho sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, kinh tế biển Hậu Lộc phát triển còn chậm so với các các huyện trong tỉnh và vùng lân cận, quy mô còn nhỏ bé, cơ cấu phát triển của các ngành trong kinh tế không đồng đều, vận tải hàng hải chưa phát triển. Để kinh tế biển Hậu Lộc phát triển toàn diện và bền vững, thực sự tạo ra động lực phát triển trong cơ cấu nền kinh tế, qua đó đem lại kết quả tích cực hơn cho xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển, thì không còn hướng nào khác là phải phát triển hướng ra biển, coi kinh tế biển là mủi nhọn và huyện cần tập trung một số biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong nhân dân nhằm nâng cao và tạo sự chuyển biến thực sự trong ý thức của tất cả các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò chiến lược của biển.

- Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về kinh tế biển, hướng mạnh xuất khẩu, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

- Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, từng bước thực hiện tốt hơn các chương trình an sinh xã hội, phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng, đảm bảo phát triển bền vững vùng biển và ven biển.

- Mở rộng các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh tế biển. Phát huy tối đa các nguồn lực của các thành

103

phần kinh tế, có cơ chế, chính sách phù hợp, thu hút mạnh các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh và từ nhân dân để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ven biển, nhất là các lĩnh vực: giao thông đường bộ, bến cảng, cấp điện, cấp nước sinh hoạt, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp chế biến thuỷ hải sản ven biển, và các loại hình hỗ trợ phát triển cho kinh tế biển.

- Đẩy mạnh nghề biển mới, như hậu cần trên biển, dịch vụ du lịch trên biển, phát triển nghề rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá, làng nghề truyền thống…tăng mức đóng góp của nghề biển trong GDP của kinh tế biển. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng như khai thác và chế biến, cơ khí sửa chữa và cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng có liên quan đến tài nguyên biển.

104 KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với chính quyền tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ngành

chức năng triển khai xây dựng các giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo và thoát nghèo mang tính bền vững theo tinh thần chủ động tích cực phát huy các nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là các nguồn lực được xem là thế mạnh của địa phương. Thường xuyên sơ, tổng kết; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, các chương trình, dự án liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Chủ động tham mưu, đề xuất với các cơ quan Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án, chính sách xóa đói, giảm nghèo. Huy động các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng chung sức giúp người nghèo.

2. Đối với chính quyền huyện: Tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng

viên và quần chúng nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về xóa đói, giảm nghèo nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng các chính sách hỗ trợ người nghèo cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Chủ động rà soát các chương trình, dự án trên địa bàn để tránh đầu tư chồng chéo, dàn trải; ưu tiên đầu tư cho những dự án cấp thiết mang tính an sinh xã hội cao cho người dân ở nông thôn. Củng cố, kiện toàn đội ngũ tri thức trẻ tại các xã, đặc biệt có chính sách tuyển dụng, ưu đãi đội ngũ này để họ an tâm công tác.

3. Đối với người dân: Chủ động hợp tác, phối hợp với chính quyền địa

phương trong quá trình triển khai các chương trình, dự cán xóa đói, giảm nghèo. Tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các kiến nghị với chính quyền cơ sở để triển khai các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả. Khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duy Anh (2007), “Gia Lai đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo trong

đồng bào dân tộc thiểu số”, Tạp chí Cộng sản điện tử (Số 5).

2. Nguyễn Đức Anh: “Đánh giá tác động từ phát triển kinh tế biển tới đời

sống ngư dân vùng ven biển huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và bài học kinh nghiệm”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

3. Đặng Mai Anh: “Các nhân tố tác động nghèo đói ở vùng ven biển Đồng

bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004”. Luận văn thạc sỹ, Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ chí Minh.

4. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, cơ quan Liên hợp quốc tại Việt

Nam (2009), Nhìn lại quá khứ, đối mặt thách thức mới, Hà Nội.

5. Bộ Thủy sản, Diễn đàn gia nhập WTO, Hà Nội 5/2004.

6. Bộ Thủy sản, Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản đến năm 2010.

7. Ban thường vụ Huyện ủy Hậu Lộc, Nghị quyết số 07/ĐT-HU về phát

triển nuôi trồng thủy sản, 05/2009 Thanh Hóa.

8. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ

trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, Hà Nội.

9. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/QĐ-CP về định hướng giảm nghèo

bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội

10.Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thanh

Hóa năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11.David Begg, Kinh tế học, NXB Giáo dục, Trường Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

106

14. Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

huyện Hậu Lộc, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Hậu Lộc.

15. Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng

bộ huyện Hậu Lộc, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Hậu Lộc.

16. Đại hội X Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Thanh Hóa.

17.Nguyễn Thị Hằng (1996), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước

ta, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Thu Hằng, Hiệu quả kinh tế các loại hình nuôi trồng thủy

sản ở vùng ven biển huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ,

Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

19. Trần Ngọc Hiên (2011), “Về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở

Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (Số 832) 76-77-78-79-80-81.

20. Phạm Hiệp (2010), “Hiệu quả chương trình 135 và giải pháp cho giai

đoạn 2011-2015 về xóa đói giảm nghèo bền vững”, Tạp chí Cộng sản,

(Số 48) 11-12-13-14.

21. Nguyễn Quang Hợp (2006), Phân tích nguyên nhân, giải pháp xóa đói

giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Đinh Hóa – Thái Nguyên, Luận văn

Thạc sỹ Đại học Thái Nguyên.

22. Nguyễn Hải Hữu (2010), “Định hướng giảm nghèo đến năm 2020”, Tạp

chí Cộng sản, (Số 48) 7-8-9.

23. Hồ Xuân Mãn (2009), “Kết quả và kinh nghiệm bài học xóa đói, giảm

nghèo ở Thừa Thiên Huế” Tạp chí Cộng sản điện tử (Số 3).

24.Phòng Thủy sản huyện Hậu Lộc, Báo cáo tình hình thực hiện các chương

trình về khai thác, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản năm 2010.

25.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản

107

26.Hà Việt Quân (2010) “Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015 và cơ chế tổ chức thực hiện đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi”,

www.chuongtrinh 135.vn.

27.Nguyễn Phong Quang (2008), “Hậu Giang xóa đói, giảm nghèo”, Tạp

chí Cộng sản điện tử (Số 9).

28. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa (2010), Báo cáo

chính thức kết quả tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo, Thanh Hóa

29.Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa (2010), Tổng hợp

số liệu hộ nghèo, các xã vùng biển tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.

30.Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ

trong văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,Hà Nội

31.Tỉnh ủy Thanh Hóa (2011), Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp

hành Đảng bộ tỉnh (Khóa X) về thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, Thanh Hóa.

32.Hà Xuân Thông (2009), Thủy sản: Lợi thế và cơ hội cho một thời kỳ

phát triển, Tạp chí Thủy sản, số 9/2009.

33.Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm

2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

34.Trần Minh Tơn (2008), “Cuộc chiến đói nghèo còn nhiều gian nan”, Tạp

chí Cộng sản điện tử, (Số 20).

35.Nguyễn Đức Triều (2002), “Phát triển kinh tế biển là cơ hội tạo việc làm, nâng cao thu nhập, và từng bước ổn định đời sống cho ngư dân, nông

dân”, Tạp chí Nông thôn mới, (7).

36.Ủy ban Nhân dân huyện Hậu Lộc 2011, Số liệu của phòng thủy sản, Thanh Hóa.

37.Viện Khoa học Xã hôi Việt Nam (2010), Giảm nghèo ở Việt Nam thành

tựu đã đạt được và thách thức trong tương lai, Hà Nội.

38. Website: http://giamngheo.molisa.gov.vn/ Trung tâm thông tin Bộ lao

1

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số yếu tố về khí hậu của huyện Hậu Lộc

Tháng

Nhiệt độ (0C) Thời gian

chiếu sáng Lượng mưa Độ ẩm %

Tối cao Tối thấp Trung bình Giờ nắng Ngày nắng Tháng Cao nhất/ngày Cao nhất Thấp nhất Trung bình 1 29,2 8,5 16,3 78,7 15,6 18,7 17,5 98 54 86 2 33,4 6,3 17,4 43,7 13,2 20,8 19,8 100 62 88 3 35,2 5 19,6 54,7 14,3 63,5 75,7 99 55 91 4 37,9 12,7 23,5 108,7 21,5 81,6 111,3 99 66 90 5 39,0 18,2 27,1 182,9 26,7 89,3 217,5 98 62 86 6 39,7 22,3 28,9 189,3 26,1 159,9 186,8 96 54 81 7 39,4 22,9 29,3 185,2 25,9 220,9 221,1 98 57 82 8 38,5 22,6 27,7 179,7 26,2 325,2 245,9 97 64 84 9 37,0 17,5 26,9 158,5 24,8 459,3 197,8 98 62 85 10 34,6 15,0 24,6 151,1 24,7 309,8 292,7 97 54 83 11 33,6 11,8 21,4 134,2 21,8 95,3 231,2 98 45 81 12 28,9 6,1 18,2 104,2 20,3 34,8 98,5 98 53 82 Trung bình 35,5 14,1 23,4 130,9 261,12 156,6 159,7 98 57,3 85,5 Tổng 8600 1570,7 1879,1

2

3

4

1

Phụ lục 5: Phiếu điều tra hộ nông dân PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN

Những thông tin mà ông (bà) cung cấp chỉ có giá trị nghiên cứu và được giữ kín. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông (bà)!

Huyện Hậu Lộc, xã ………. , thôn…….……… Họ và tên người phỏng vấn ……… Ngày phỏng vấn ………… Hộ số: (Mã này sẽ vào khi nhập số liệu)

Các thông tin chung về hộ

Họ và tên chủ hộ ……… năm sinh/tuổi …… TĐVH ….. Dân tộc…….

Giới tính: (nam:0; nữ 1).

Loại hộ: (1: Hộ tham gia100% KTB; 2 Hộ tham gia KTB và loại hình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)