9. Kết cấu luận văn
3.2. Phương hướng và quan điểm phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền
bền vững ở các xã ven biển huyện Hậu lộc, Thanh hóa. 3.2.1. Phương hướng phát triển.
a. Giải quyết hài hoà giữa khai thác và bảo vệ
- Xây dựng năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ
Xây dựng, hoàn thiện và chuẩn bị điều kiện để thực hiện cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ.
+ Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương.
+ Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ cho đội ngò cán bộ của các sở, ban, ngành, địa phương.
+ Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp và soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp xuyên suất quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án triên vùng bờ.
+ Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
+ Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.
84
+ Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng ven biển.
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng phương thức quản lý tổng hợp để bảo vệ bền vững Tài nguyên và Môi trường vùng bờ.
+ Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá môi trường.
+ Xác định các khu vực cần bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học, triển khai xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vùng ven.
+ Tăng cường kiểm soát, quản lý các nguồn ô nhiễm, đặc biệt là nguồn chất thải rắn ở các khu đông dân ven biển và nguồn thải nông nghiệp, thủy sản đổ và đầm phá.
+ Tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư từ khâu lập quy hoạch đến triển khai xây dựng và vận hành dự án.
+ Xây dựng các khu sản xuất tập trung với đủ hệ thống công trình làm sạch môi trường; từng bước di chuyển các nhà máy, xí nghiệp ở các khu đông dân cư, khu vực nhạy cảm đến khu sản xuất tập trung mới; khuyến khích xây dựng và phát triển làng nghề sản xuất sinh thái.
- Kết hợp giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai với quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên ven đê.
b. Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo
- Do đặc điểm của các hộ nghèo sản xuất khai thác ven biển nên năng xuất và giá trị sản xuất không cao. Phương tiện sản xuất của những hộ nghèo thường thiếu thốn. Nên các phương hướng giải quyết cho đối tượng đặc biệt này có những hướng cơ bản sau.
+ Kết hợp các hộ đánh bắt thuỷ sản để tập hợp lại thành hợp tác xã để giao lưu trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong hoạt động khai thác để nâng cao hiệu quả.
85
+ Tập trung các hộ ngư dân lại thành các làng chài, để có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng. Có điều kiện đưa các chương trình phúc lợi nâng cao trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn.
+ Có sự kết hợp của nhà nước và nhân dân trong các hoạt động sản xuất, cụ thể là sự kết hợp của UBND xã với hợp tác xã để điều hành phát triển hoạt động sản xuất.
Bên trên là những định hướng chung cho sự phát triển kinh tế biển tại Hậu Lộc nhằm tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế huyện trong thời gian tới góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo.