Chuyển dịch cơ cấu ngành trong kinh tế biển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 71)

9. Kết cấu luận văn

2.2.1.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong kinh tế biển

* Cơ cấu ngành: Quá trình phát triển kinh tế biển trong những năm

qua. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 52,05% năm 2005 xuống còn 38,84% năm 2010, thuỷ sản từ 11,62% tăng lên 15,82% [23.49], góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân vùng kinh tế biển, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố và giữ vững, đời sống nhân dân vùng ven biển ngày càng được nâng, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn chỉnh, hệ thống điện lưới quốc gia đã kéo đến

100% trung tâm các xã, thị trấn, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt.

* Cơ cấu thành phần kinh tế: Như trên chúng đã trình bày, thế mạnh

của kinh tế biển ở Hậu lộc là khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm vừa qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện nền kinh tế nhiều thành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế trở nên đa dạng, với nhiều hình thức sở hửu khác nhau tham gia nuôi trồng thuỷ sản. Kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng, tiềm lực của các thành phần kinh tế được phát huy tối đa. Nuôi trồng vùng ven biển ngập mặn và

65

khai thác hải sản ở huyện Hậu lộc chủ yếu theo hình thức tổ hợp tác và hộ gia đình. Cụ thể là:

- Đối với khai thác thuỷ sản: Thành phần tổ hợp tác và hộ gia đình tham gia vào hoạt động khai thác thuỷ sản ngày càng tăng về số lượng và qui mô đánh bắt. Khai thác hải sản ở Hậu lộc năm 2005 có 215 tàu thuyền các loại thì đến năm 2010 toàn tỉnh có 296 tàu. Phần lớn vốn đầu tư cho đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho đánh bắt là từ vốn của tư nhân. Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng số vốn nhà nước cho vay đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho khai thác đánh bắt 15 tỷ đồng, vốn tự có của các doanh nghiệp và ngư dân khoản 22 tỷ đồng [5 ;4]. Sản lượng khai thác năm

2005 là 2.000 tấn (chiếm 37,30% sản lượng toàn ngành), giá trị 25 tỷ đồng.

- Nuôi trồng thuỷ sản vùng ngập mặn ven biển là thế mạnh của huyện. Phần lớn nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ngập mặn ven biển là hộ gia đình, năm 2006 số hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản là 274 hộ, trong đó có 95 trang trại, 03 hợp tác xã và 07 tổ hợp tác. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản năm

2007 là 77 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách là 34 tỷ đồng; vốn từ dân là 35

tỷ đồng; vốn tín dụng là 8 tỷ đồng). Với những số liệu trên cho chúng ta thấy

nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển ngập mặn chủ yếu là hộ nông dân, vai trò của hộ nông dân trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển ngập mặn là vô cùng to lớn.

* Các ngành phụ trợ cho kinh tế biển: Toàn huyện chỉ có 3 cơ sở đóng

tàu thuyền và điểm sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ nghề cá. Khả năng đóng mới và nâng cấp hàng năm khoảng 15-20 chiếc với tổng công suất 15.000 cv cho các loại tàu 60-600 cv. Có khả năng sửa chữa 20-50 chiếc với tổng công suất 12.500-15.000 cv cho các loại tàu thuyền máy từ 60-600 cv. Năng lực cơ khí thuỷ sản của huyện chủ yếu là cơ khí sửa nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp, phân bố thiếu tập trung. Cơ khí đóng tàu thuyền chủ yếu do các thành phần kinh tế tư nhân đảm nhiệm. Nhìn chung năng lực cơ khí thuỷ sản tạm đáp ứng được nhu cầu về tàu thuyền khai thác của huyện trong hiện tại. Tổng số lao động cơ

66

khí, hậu cần dịch vụ khai thác thuỷ sản, tính đến năm 2006 ước khoảng 200 người [5 ;11]. Lao động tập trung nhiều trong đan vá lưới, đóng sửa tàu, dịch vụ khác và sản xuất nước đá, phần lớn là lao động thủ cộng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa (Trang 69 - 71)