Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên (Trang 121 - 126)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Việt Nam

NHNo & PTNT Việt Nam cần xây dựng các chính sách và quy tắc quản trị chung của công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro trong toàn hệ thống đáp ứng yêu cầu quản lý mới, bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Các chính sách phải đảm bảo việc chỉ đạo và kiểm soát tập trung thống nhất của Giám đốc chi nhánh; vai trò kiểm soát trực tuyến của Trung tâm điều hành; cho phép xác định mức RRTD phù hợp, có thể chấp nhận đƣợc trong từng giai đoạn; đủ chặt chẽ để duy trì một quy trình giám sát và đo lƣờng RRTD hợp lý. Cụ thể, NHNo & PTNT Việt Nam nên tạo điều kiện cho các chi nhánh bằng cách thực hiện một số kiến nghị sau:

a. Xây dựng quy trình tổng thể quản lý rủi ro tín dụng áp dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam đáp ứng yêu cầu sau

- Xây dựng một quy trình quản lý tổng thể quản lý rủi ro theo các nguyên tắc và chuẩn mực của Ngân hàng hiện đại. Quy trình quản lý rủi ro này phải xác định đƣợc phƣơng thức quản lý cho tất cả những rủi ro hiện tại lẫn rủi ro tƣơng lai trong các sản phẩm tín dụng, các kênh tín dụng, các nhóm khách hàng, các đối tƣợng vay nói chung, theo các yếu tố tạo ra RRTD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng rõ ràng, thống nhất với cá quy định “ thận trọng ” trong kinh doanh ngân hàng (Basel I ) với các quy định của nhà nƣớc và phù hợp với điều kiện hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam.

- Đề ra quy trình giám sát từng khoản vay một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện “dấu hiệu cảnh báo sớm” để có biện pháp khắc phục kịp thời. Xây dựng quy trình giám sát và phân tích tổng thể danh mục tín dụng, phát hiện tín dụng có thể dẫn đến rủi ro.

- Thực hiện thống nhất hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản tín dụng. Hệ thống tín điểm cần đƣợc sử dụng đầy đủ cả thông tin định tính và định lƣợng liên quan tới các khách hàng vay vốn để tín điểm tổng thể.

b. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tính độc lập trong hoạt động của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ trự thuộc Ban kiểm soát

Một hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý sẽ đảm bảo cho việc đánh giá một cách thƣờng xuyên và hợp lý về bản chất và phạm vi của những rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cần đảm bảo có sự phân quyền phù hợp; đảm bảo cán bộ ngân hàng không đƣợc giao những trách nhiệm mâu thuẫn về quyền lợi với nhau; có quy trình kiểm tra, kiểm soát thống nhất trong toàn hệ thống.

Hạn chế trong kệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNo & PTNT Việt nam hiện nay là Tổng giám đốc (giám đốc) và Ban điều hành vừa là chủ quản của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ, vừa là thành viên của hệ thống điều hành nên dẫn đến không độc lập, khách quan trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hành. Mặt khác, do chƣa phân biệt rõ khái niệm kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, chƣa cụ thể hóa nhiệm vụ, vị trí, quyền hạn của kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hệ thống, nên sự ra đời của tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh thành viên chứa đựng mâu thuẫn giữa chức năng giám sát – kiểm tra là một khâu trong quy trình hoạt động của ngân hàng với chức năng kiểm toán nội bộ hoàn toàn độc lập với các quy trình nghiệp vụ và hệ thống điều hành của ngân hàng.

Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách, về trình độ, kỹ năng của cán bộ cần xây dựng hệ thống kiểm tra,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm soát nội bộ độc lập với Ban điều hành và trực thuộc Ban kiểm soát – Hội đồng quản trị để tiếp cận một cách có hệ thống và tổng thể định hƣớng vào nhiệm vụ phát hiện rủi ro trong các quy trình nghiệp vụ và tƣ vấn chiến lƣợc cho ban lãnh đạo.

c. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam

Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc NHNo & PTNT Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định số 235 ngày 01 tháng 06 năm 2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Qua một thời gia hoạt động, Trung tâm đã phát huy đƣợc nhiệm vụ theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các chi nhánh thành viên và quản lý quỹ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và NHNo&PTNT Việt nam. Tuy nhiên, thế là chƣa đủ Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin rủi ro trong kinh doanh và có những biện pháp phòng ngừa trƣớc mắt và lâu dài trong hệ thống cũng nhƣ của từng chi nhánh thành viên để đƣa ra cảnh báo kịp thời.

d. Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin

Trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam cần phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo tiền đề cho việc phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh và các kênh phân phối sản phẩm.

Hoạt động tín dụng cần đƣợc cung ứng đầy đủ và đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng thông tin đa dạng, trực tuyến và tập trung. Với hệ thống công nghệ xử lý tập trung sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo kiểm soát đƣợc chất lƣợng và hiệu quả trong đầu tƣ tín dụng, cũng nhƣ chấp hành các định hƣớng và mục tiêu tín dụng đƣợc đề ra trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống. Ngoài ra, cùng giúp đội ngũ tín dụng có đủ thông tin để tham mƣu trong việc ra quyết định cho vay nhƣ thông tin khách hàng, thông tin rủi ro và cạnh tranh ngành, rủi ro về thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nƣớc mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh hầu hết là các doanh nghiệp, một trong những đối tƣợng để ngân hàng cung cấp tín dụng. Việc phân tích thẩm định đối tƣợng đi vay cùng phƣơng án vay có vai trò hết sức quan trọng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Chính vì lý do trên việc hạn chế rủi ro tín dụng ngày càng đƣợc các NHTM coi trọng hơn, trong đó có NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên.

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng tăng trƣởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua tăng trƣởng cao nhƣng vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết, đó là hiệu quả hoạt động chƣa cao, chất lƣợng tín dụng chƣa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát thực tế, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa, khái quát hóa các vần đề lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong đó đi sâu nghiên cứu RRTD; khái niệm; dấu hiệu nhận biết RRTD và hậu quả của RRTD đối với bản thân NHTM và đối với nền kinh tế xã hội.

- Luận văn đã đánh giá thực trạng và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân dẫn đến RRTD, tìm hiểu những giải pháp chi nhánh đang áp dụng để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phòng ngừa và hạn chế RRTD, đánh giá cụ thể và khoa học những kết quả, tồn tại của các giải pháp chi nhánh đang áp dụng

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đƣa ra các giải pháp cụ thể đối với Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam, NHNo & PTNT Việt nam nằm hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, ổn định môi trƣờng kinh tế; đổi mới và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, xây dụng các quy trình có liên quan đến hoạt động cho vay; tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên.

Hạn rủi ro tín dụng là một đề tài rộng và phức tạp, cần đƣợc hoàn thiện thƣờng xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu song luận văn cũng sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tôi mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ quý Thầy cô giáo; các bạn đồng nghiệp và những ngƣời thực sự quan tâm đến vấn đề này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD của NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên trong quá trình hoạt động kinh doanh trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Hồ Diệu (2003) Tín dụng Ngân hàng , NXB Thống kê, Hà nội.

2. TS. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Hà nội. 3. Th.S Nguyễn Hữu Đƣơng (2005), “Thông tin tín dụng trong quản trị rủi ro tín

dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.

4. Đại học Kinh tế quốc dân (2001), Quản trị NHTM, Nxb Tài chính, Hà nội.

5. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt nam, Nxb Tƣ pháp, Hà nội.

6. TS. Phí Trọng Hiển (2005), “Quản trị rủi ro ngân hàng Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng (Số chuyên đề).

7. TS Trần Huy Hoàng (2004) Hạn chế nguy cơ rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam ”, Phát triển kinh tế.

8. TS Nguyễn Đại Lai (2005), “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nƣớc trong khu vực”, Tạp chí Ngân hàng (Số chuyên đề ). 9. Luật các TCTD (2004) Nxb TP Hồ Chí Minh.

10. Luật NHNN (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

11. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (2004), Sổ tay tín dụng.

12. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái nguyên, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009-2012.

13. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2002) Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nxb thống kê, Hà nội.

14. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2011), Quyết định số 1197/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 18/10/2011 Quyết định về việc hướng dẫn chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

15. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2010), Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

16. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2007), Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 Quyết định về việc ban hành quy định các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)