5. Kết cấu của luận văn
1.5.5.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Về mặt lý thuyết, quy trình quản trị RRTD nói riêng và các rủi ro khác nói chung gồm sáu bƣớc:
Bước 1: Xác định mục tiêu quản trị rủi ro
Xác định các mục tiêu mà các ngân hàng mong muốn đạt đƣợc từ quá trình quản lý rủi ro. Các mục tiêu này bao gồm sự duy trì sau tổn thất có tính thảm họa, các khoản thu nhập ổn định, các chi phí trong dài hạn thấp, ổn định trong ngắn hạn.
Bước 2: Xác định các rủi ro
Khi các mục tiêu ban đầu của quá trình quản lý rủi ro đƣợc xác định, nhà quản lý rủi ro phải xác định các rủi ro có thể dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Đây là việc khó khăn nhất mà nhà quản lý rủi ro phải thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định đƣợc các rủi ro tiềm năng, bƣớc quan trọng tiếp theo của quá trình quản lý rủi ro là đánh giá mức độ ảnh hƣởng của rủi ro theo các tiêu thức nhƣ tần số, khả năng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Bƣớc này gồm:
- Xác định xác suất hoặc cơ hội các rủi ro sẽ xẩy ra.
- Ảnh hƣởng của các rủi ro này đối với tình hình tài chính của NHTM - Khả năng tiên đoán các tổn thất thực tế có thể xẩy ra
Quá trình định lƣợng này giữ một vai trò quan trọng vì nó chỉ ra các khả năng có thể dẫn đến tổn thất và đòi hỏi sự lƣu ý khẩn cấp.
Bước 4: Lựa chọn các quyết định để ngăn chặn rủi ro hoặc tối thiểu hóa tổn thất
Một khi khả năng dẫn đến rủi ro đƣợc xác định và định lƣợng, nhà quản lý rủi ro phải lựa chọn tập hợp các công cụ quản lý rủi ro tất nhất cho việc đối phó với vấn đề phải đƣơng đầu. Các công cụ này cơ bản bao gồm:
- Tránh né khả năng rủi ro xảy ra gây tổn thất - Chấp nhận rủi ro
- Ngăn chặn tổn thất - Giảm tổn thất - Chuyển giao rủi ro
Để lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro hợp lý, nhà quản lý phải các định đƣợc các chi phí của việc sử dụng các công cụ này. Nhà quản lý rủi ro cũng phải xem xét khả năng tài chính hiện tại và các mục tiêu quản lý rủi ro của ngân hàng mình.
- Trích lập dự phòng tổn thất tín dụng
Mỗi ngân hàng đều có quỹ dự phòng rủi ro, đây chính là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng tổn thất.
Hiện nay tại Việt Nam, QĐ 493/2005/QĐ – NHNN Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngày 22/4/2005, quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng theo 5 mức 0%, 5%, 20%, 50%, 100% tuỳ theo 5 nhóm nợ. Và quy định cụ thể số tiền trích dự phòng cụ thể theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
R = max {0,(A – C)} x r Trong đó: R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản đảm bảo
r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể ( 0%, 5%, 20%, 50%, 100% ) Giá trị tài sản bảo đảm đƣợc xác định theo quy định cụ thể của từng ngân hàng tuân theo những quy định trong QĐ 493.
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, các ngân hàng phải trích thêm dự phòng chung. Dự phòng chung đƣợc trích bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và cả các cam kết ngoại bảng.
Bước 5: Thực hiện quyết định đã lựa chọn
Ví dụ, nếu mua bảo hiểm, việc tạo ra phạm vi bảo hiểm thích hợp, thảo thuận đƣợc cá tỷ lệ phí hợp lý và việc lựa chon ngƣời bảo hiểm là một phàn của quá trình thực hiện.
Bước 6 : Theo dõi kết quả thực hiện các quyết định, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp khác khi môi trường thay đổi