Thực hiện việc phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên (Trang 115 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Thực hiện việc phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay

Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc đánh giá và phân loại khách hàng là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng cho từng đối tƣợng khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn biến động, vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thƣờng xuyên để có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, tránh cứng nhắc, chủ quan. Việc đánh giá khách hàng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Đánh giá uy tín khách hàng: Đánh giá uy tín, tính cách, tƣ cách đạo đức, phẩm chất của ngƣời đi vay, ngƣời điều hành và uy tín của họ với những ngƣời xung quanh nhƣ ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh, đánh giá về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hay mạo hiểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp thông qua quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, đánh giá năng lực của ngƣời đại diện. Từ đó cho biết khả năng trả nợ của ngƣời đi vay.

- Phân tích đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp: Xem xét các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ba năm gần nhất thông qua tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ cơ cấu vốn, chỉ tiêu về khả năng sinh lời, sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng...

- Phân tích khả năng tạo lợi nhuận thông qua sản phẩm của doanh nghiệp, chính sách giá cả, chiến lƣợc kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng, sự ƣa thích sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng, chất lƣợng quản lý chi phí vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần thƣờng xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, từ đó đánh giá mức độ rủi ro và có biện pháp thích hợp bảo đảm thu hồi vốn, an toàn trong hoạt động tín dụng.

Ngân hàng cũng cần thƣờng xuyên rà soát, quản lý danh mục tín dụng của mình để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng đƣợc ngân hàng cấp trên giao trên cơ sở đó vận dụng phù hợp với thực tế từng địa bàn, từng khoảng thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)