5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông
nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên
- Chất lƣợng của công tác thông tin phòng ngừa RRTD chƣa cao: Hiện tại NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên vẫn dự vào thông tin chính thống từ Ngân hàng Nhà nƣớc và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo & PTNT Việt Nam,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong khi các nguồn tin này rất không đầy đủ và sơ lƣợc. NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên có tổ chức tự thu thập thông tin riêng nhƣng hoạt động này còn mang lại kết quả hạn chế do thông tin thu thập đƣợc chƣa đƣợc hệ thống, chƣa đƣợc qua thẩm định, xác minh, chƣa phản ánh đúng thực trạng của khách hàng, chƣa đƣợc sắp xếp khoa học, dẫn đến kết quả Ngân hàng không dám cho vay vốn. Vì thế ngân hàng không mở rộng đƣợc quy mô cho vay, dễ gặp rủi ro nhƣ trong thực tế đã xảy ra đối với chi nhánh .
- Chất lƣợng công tác dự báo RRTD chƣa tốt: Cho đến nay Ngân hàng chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu xác định khả năng RRTD trƣớc khi cho vay. Thậm chí, đôi khi quyết định cho vay mà Ngân hàng chƣa nắm chắc thông tin về khách hàng. Có trƣờng hợp khách hàng vay của NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên để trả nợ cho ngân hàng khác mà cán bộ tín dụng không biết.
- Chất lƣợng thẩm định dự án chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD: Hiện tại, công tác thẩm định mới chỉ dự trên số liệu do khách hàng báo cáo, hiệu quả kinh tế của dự án chƣa đƣợc ngân hàng thẩm định lại theo cách tính toán của ngân hàng, độc lập với khách hàng nên các kết luận đƣa ra về khả năng trả nợ của dự án chƣa chính xác, do đó các dự báo RRTD dựa trên kết quản thẩm định dự án có độ tin cậy chƣa cao. Việc thẩm định các yếu tố liên quan chƣa đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, nhất là các yếu tố về thị trƣờng, công nghệ và cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cho dự án.
- Công tác thẩm định khách hàng chƣa đi vào quy củ: NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên chƣa thực hiện hoạt động điều tra khách hàng một cách độc lập. Số liệu để thẩm định khách hàng còn do bản thân khách hàng cung cấp, nhiều báo cáo chƣa qua kiểm toán, nên độ tin cậy thấp. Thẩm định khách hàng của Ngân hàng còn yếu, chƣa kiểm soát đƣợc dòng tiền của khách hàng. Công tác thẩm định khách hàng cũng chƣa đi vào chiều sâu phân tích chất lƣợng quản trị doanh nghiệp của khách hàng, chƣa đánh giá đƣợc phẩm chất của ban lãnh đạo doanh nghiệp… nên đã có trƣờng hợp bị khách hàng lừa đảo.
- Công tác đánh giá và đo lƣờng chƣa đi vào thực chất: Mặc dù NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng, nhƣng việc chấm điểm và xếp hạng theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam chƣa phản ánh hết những biến động, đặc biệt thay đổi theo các cơ chế khác của nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nƣớc, của địa phƣơng. Ngoài ra, khi có sự biến động về tổ chức doanh nghiệp vay vốn, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa, Ngân hàng cũng chƣa kịp thời điều chỉnh bảng xếp hạng. Công tác đánh giá và đo lƣờng RRTD chƣa linh hoạt, chƣa bám sát thực tế đã làm cho NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên không linh hoạt trong khâu cho vay dẫn đến quy mô cho vay chƣa tƣơng xứng với năng lực huy động vốn. Việc xếp loại hộ gia đình chƣa đƣợc thực hiện nên Ngân hàng chƣa có đƣợc chiến lƣợc lựa chọn cho vay hộ gia đình hiệu quả.
- Công tác xử lý RRTD còn bị động: Các khoản tín dụng phải hạch toán vào nhóm 5 mới đƣợc xử lý. Cung cách xử lý bị động nhƣ vậy dễ dẫn đến tích tụ rủi ro một cách nguy hiểm. Mặc dù NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên chƣa gặp các đổ bể lớn, nhƣng số tài sản không nhỏ còn tồn đọng đến mức phải nhờ tòa án xử lý cho thấy công tác xử lý RRTD của chi nhánh còn có vấn đề.
- Bộ máy quản lý RRTD chƣa đƣợc hoàn thiện: Hiện tại công tác quản lý RRTD của NHNo & PTNT chi nhánh Thái Nguyên chƣa đƣợc tách biệt thành bộ phận chuyên trách, quản lý RRTD mới chỉ là bộ phận trong hoạt động chuyên môn của các phòng có liên quan. Công tác kiểm tra cũng chƣa đi sâu vào từng mảng nghiệp vụ, chƣa phân tích đƣợc các khoản vay nên chƣa có vai trò lớn trong dự báo RRTD.
- Kỹ năng quản lý RRTD của cán bộ chƣa thành thạo: Vì quản lý RRTD là nội dung mới nên cán bộ của Ngân hàng chƣa có kinh nghiệm. Hơn nữa, hoạt động tín dụng thƣờng trong tình trạng quá tải nên một số cán bộ tín dụng đã không đầu tƣ thích đáng thời gian cho công việc quản lý RRTD. Kế hoạch quản lý rủi ro chƣa đƣợc cụ thể hóa rõ ràng trong kế hoạc của đơn vị, các biện pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD chƣa có chất lƣợng cao và nghiệp vụ xử lý RRTD chƣa linh hoạt. Hoạt động thông tin, kiểm soát còn chƣa định hƣớng rõ vào mục tiêu quản lý RRTD. Nhiều cán bộ tín dụng của ngân hàng còn chƣa biết ứng dụng tin học trong thẩm định để lựa chọn phƣơng án đầu tƣ có hiệu quả nhất và còn chƣa thành thạo trong quản lý khoản vay.