Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại. Các nguyên nhân đó bắt nguồn từ:

- Năng lực, trách nhiệm quản lý, đạo đức của người vay vốn: Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải chiệu sự cạnh tranh gay gắt và phải nỗ lực hết mình trong những quan hệ phức tạp của xã hội để tồn tại và phát triển. Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp muốn giữ mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với ngân hàng để đƣợc hƣởng những ƣu đãi đối một khách hàng đƣợc xếp loại tín nhiệm. Song không tránh khỏi có một số khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng để mƣu lợi không chính đáng. Mƣu kế lừa đảo có nhiều dạng, có nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực quản lý tài chính và không có tài sản thế chấp hợp lệ, không đử điều kiện để vay vốn ngân hàng, đã chế biến các số liệu, giấy tờ hoặc làm giả hồ sơ giả mạo để qua mắt ngân hàng nhằm để vay vốn ngân hàng. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng gặp nợ khó thu hoặc thu không đƣợc là rất lớn. Trƣờng hợp khác, ngƣời vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hết đƣợc hoạt động kinh doanh của mình đã sử dụng vốn vay của ngân hàng vào mục đích khác với hợp đồng đã cam kết thì toàn bộ giá trị thẩm định trƣớc khi tiến hành cho vay của ngân hàng trở thành vô nghĩa. Trên thực tế, các hoạt động đó thƣờng là mạo hiểm, chứa đựng quá nhiều rủi ro vƣợt quá giới hạn cho phép của ngân hàng, và rủi ro của các khoản tín dụng đã cho vay đƣợc đặt ở mức báo động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạo đức kém đã cố ý chây ỳ, không trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn để chạy nợ. Trong trƣờng hợp này ngân hàng hoàn toàn bị thua thiệt và chỉ còn trông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp và can thiệp của pháp luật.

- Sự sụp đổ của các đối tác kinh doanh: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác và cũng giống ngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể bị rủi ro từ phía các đối tác của mình làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro từ thị trƣờng, tức các quyết định sai lầm trong các dự án không do ngân hàng tài trợ, hoặc từ sự thay đổi chính sách của chính phủ…Sự sụp đổ của doanh nghiệp này kéo theo sự sụp đổ của doanh nghiệp khác cũng có thể tạo phản ứng dây chuyền làm cho ngân hàng mất vốn ở quy mô lớn. Đây là loại rủi ro tín dụng gây tổn thất lớn nhất đối với ngân hàng.

- Sản phẩm và công nghệ lạc hậu: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhanh nhƣ hiện nay, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nhanh chóng trở nên lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh cao, dần đến nguy cơ khó tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn. Để khắc phục, ngân hàng có khả năng cấp vốn tín dụng đầu tƣ chiều sâu để doanh nghiệp cải thiện khả năng tiêu thụ của mình, nhƣng quy mô RRTD từ các doanh nghiệp này sẽ lớn hơn nếu doanh nghiệp không có khả năng đởi mới cao. Nhìn chung, các doanh nghiệp của nƣớc ta có công nghệ lạc hậu, khả năng đổi mới công nghệ cũng không cao, nên RRTD của ngân hàng về phƣơng diện này lớn hơn các nƣớc khác.

- Thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh: Vốn tự có của các doanh nghiệp ở nƣớc ta thƣờng rất thấp so với nhu cầu kinh doanh hoặc dự án xin vay. Đối với cho vay ngắn hạn hiện nay vốn ngân hàng tham gia đến 75% nhu cầu vốn; dự án trung, dài hạn vốn ngân hàng tham gia 60%. Do vốn tự có của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong dự án vay vốn, nên khi dự án thất bại, rủi ro mất vốn của ngân hàng sẽ rất lớn. Mặt khác, ở nƣớc ta còn có tình trạng một dự án mới phát sinh không đƣợc đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, doanh nghiệp liền sử dụng vốn của các dự án trƣớc cho dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án này. Việc sử dụng các khoản vay không đúng mục đích đã cam kết vừa dẫn tới thâm hụt tài chính của doanh nghiệp, vừa tăng rủi ro từ phía kém hiệu quả của dự án. Những hậu quả đó làm cho xác suất RRTD của ngân hàng tăng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên (Trang 28 - 30)