TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘ

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 121 - 126)

- Tính độc quyền thương mại không triệt để của chính quyền chúa Nguyễ nở Đàng Trong

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH GIAO THƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XỨ ĐÀNG TRONG

3.1. TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘ

Chủ trương mở rộng quan hệ giao thương với các nước trong khu vực và với các nước phương Tây xa lạ của các chúa Nguyễn trong hai thế kỷ XVII - XVIII có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở Đàng Trong, trong đó có cả lĩnh vực tư tưởng, chính trị và xã hội.

Chế độ phong kiến tồn tại trên cơ sở kinh tế nông nghiệp. Nguồn sống chủ yếu của vua quan cũng như nguồn tài chính quốc gia phong kiến là địa tô. Vì vậy, việc bảo vệ, củng cô hạ tâng cơ sở đê duy trì quan hệ sản xuât phong kiên là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà nước thời trung đại. Các vương triều nối tiếp nhau đều chú trọng đến nông nghiệp, thi hành những chính sách kinh tế mang tư tưởng 'trọng nông". Đây là một tư tưởng tiến bộ đối với một nước nông nghiệp như nước ta, nó không chỉ đảm bảo quyên lợi cho giai cáp thông trị mà còn đảm bảo cho sản xuât nông nghiệp phát triển. Thế nhưng, một khi nền kinh tế có bước phát triển mới, những yếu tố của sản xuất hàng hóa xuất hiện, nếu không đổi mới tư duy, không thay đổi những chính sách kinh tế cho phù hợp, ngược lại, tìm cách hạn chế sự phát triển thương nghiệp thì tư tưởng "trọng nông" ấy trở nên cực đoan. Lúc này, việc tiếp tục coi nông nghiệp là "nghề gốc" và nghề buôn bán là "nghề ngọn" là một định kiến sai lầm. Nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

Trong các thế kỷ XVII - XVIII, kinh tế hàng hóa ở Đàng Trong đang có chiều hướng phát triển, về khách quan nó đã tạo cơ sở cho sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng của tầng lớp thống trị. Những chính sách kinh tế của các chúa Nguyễn không còn đóng khung trong công thức lạc hậu "trọng nông ức thương" nữa, mà đối với thương nghiệp, chủ trương "mở cửa" của chính quyền Đàng Trong đã có những yếu tố tích cực đáng kể.

Một điểm đáng ghi nhận là ở các thế kỷ này, chính quyền chúa Nguyễn đã có

những thay đổi trong cách nhìn nhận về vai trò của kinh tế thương nghiệp và thái độ

đối với thương nhân. Từ chỗ coi nghề buôn là "mạt nghệ", nay nhà nước phải thừa

nhận tầm quan trọng của hoạt động thương nghiệp, và cùng với nó là phải công nhận vai trò của tầng lớp thương nhân trong xã hội. Hơn ai hết, chính các chúa Nguyễn và tầng lớp quan lại cũng trực tiếp tham gia vào các hoạt động buôn bán. Thương nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động kinh tế làm tăng ngân quỹ quốc gia. Trong xã hội, đồng tiền cũng bắt đầu chi phối mạnh đến đời sống, nạn mua quan bán tước đã phong kiến hóa một bộ phận tầng lớp thương nhân, địa vị xã hội của họ được khẳng định. Điều đó chứng tỏ rằng, với sự phát triển mạnh mẽ nền ngoại thương xứ Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII - XVIII, quan niệm "trọng nông ức thương" vốn đã từng tồn tại rất lâu dài trong lịch sử trước đó, đến đây đã được đổi mới.

Sự thay đổi về tư tưởng, chính trị của các chúa Nguyễn còn thể hiện trong việc thừa nhận sự có mặt của người nước ngoài, thừa nhận sự tồn tại của phố người Nhật, phố người Hoa với nền tự trị của họ ở Hội An, cho phép họ được lấy vợ Việt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh buôn bán của họ,... Không những thế, chính quyền Đàng Trong còn sử dụng nhiều người Nhật, người Hoa làm viên chức nhà nước. Đây là một hiện tượng mới trong đời sống chính trị - xã hội Đàng Trong.

Nhờ quan hệ buôn bán với các nước bên ngoài, Đàng Trong đã tạo nên ưu thế vượt trội về binh lực. Chúa Nguyễn chú ý phát triển lực lượng hải quân và và tăng nhanh về số lượng trọng pháo. Từ 200 khẩu đại bác năm 1642, chỉ tám năm sau, con số đố đã tăng lên 1.200 khẩu. Sốtrọng pháo này chủ yếu do thương nhân Bồ Đào Nha và Tây ban Nha cung cấp. Kỹ thuật chiến tranh nhờ vậy cũng đổi mới, nâng cao. Chính những chính sách khai mở và tiềm lực kinh tế thương mại đã cho phép chúa Nguyễn xây dựng một lực lượng quân đội mạnh chỉ trong một thời gian tương đối ngắn. Đàng Trong đủ sức sẵn sàng đương đầu với quân Trịnh, bảo vệ lãnh thổ, mở rộng chủ quyền xuống phía nam, giúp đỡ vua Chân lập đối đầu với lực lượng Xiêm.

Như thế, chúa Nguyễn thực sự thành công trong chiến lược kinh tế của mình bằng việc triệt để khai thác thế mạnh đường biển. Nhờ đó, chính quyền Đàng Trong đã

giải quyết một cách xuất sắc các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực. Nguyễn Văn Kim viết: "Nhận thấy kinh tế ngoại thương chỉ có thể tồn tại, phát triển trong hệ

thống và chịu sự tác động của các mối quan hệ tương hỗ bởi sự tích hợp của nhiều

thành tố, các chúa Nguyễn đã thiêt lập quan hệ với đồng thời nhiều quốc gia. Qua đó,

Đàng Trong không chỉ bảo vệ, nâng cao vị thế chính trị của mình như một đối tác

trọng yếu trong các mối quan hệ, tương tác quyền lực khu vực mà thông qua các mỗi

quan hệ đó, chủ yếu là các hoạt động của kinh tế hải thương, đã tạo nên thế đứng

vững chắc cho kinh thành Phú Xuân. Do vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Đàng

Trong không chỉ đã duy trì được nên độc lập của mình, đủ sức đương đầu với các

cuộc tấn công quyết liệt của quân Trịnh mà còn phát triển được thể chế chính trị ngày

càng hoàn chỉnh với "Tầm nhìn hướng biển " song song với xu thế hướng Nam ngày

càng mạnh mẽ" [75, tr.22].

Quá trình mở rộng giao thương với các nước bên ngoài, đặc biệt là mở rộng quan hệ với các nước phương Tây gắn liền với quá trình du nhập đạo Thiên Chúa vào nước ta. Nhiều thương nhân thời bấy giờ đồng thời là các giáo sĩ, họ đến nước ta với hai trọng trách là hoạt động buôn bán và truyền đạo. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Pháp đi đầu trong hoạt động truyền giáo. Mặc dù có sự bất bình đối với các giáo sĩ trong hoạt động truyền bá đạo Thiên Chúa vào lãnh thổ của mình, nhưng vì nhu cầu hiểu biết, phát triển kỹ thuật, cũng như vì lợi ích kinh tế mà thương mại mang lại, các chúa Nguyễn buộc phải có những nhân nhượng về sự có mặt của các giáo sĩ nước ngoài. Ngoài việc chấp nhận sự hiện diện của họ, các chúa Nguyễn còn tạo thuận lợi cho thương nhân, trí thức, giáo sĩ từ nhiều nước phương Tây tiếp tục đến Đàng Trong buôn bán, và không ít trường hợp chúa Nguyễn đã trọng dụng tài năng của họ tại triều đình với những công việc khác nhau. loan da Cruz, một người Bồ Đào Nha dạy cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên kỹ thuật đúc vũ khí và trông nom một xưởng đúc súng của chính quyền Đàng Trong được xây dựng ở Huế vào năm 1615. Năm 1686, chúa Nguyễn Phúc Tần dùng quyền lực của mình yêu cầu Bartholoméo da Costa, bác sĩ của chúa chuẩn bị về châu Âu, phải từ Ma Cao trở lại Đàng Trong để tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho chúa.

Vào thế kỷ XVIII, việc truy bức giáo sĩ diễn ra gay gắt hơn, thêm nữa là giao thương đình trệ với người Hà Lan, Anh và Pháp, hầu hết họ đã đóng cửa các thương điếm ở Đông Dương, chỉ còn duy nhất thuyền Bồ từ Ma Cao tiếp tục một cách không thương xuyên đến các thương cảng của Việt Nam. Tuy vậy, các giáo sĩ dòng Tên vẫn được chúa trọng dụng. Bên cạnh chúa Nguyễn Phúc Chu có ba vị giáo sĩ giúp việc, đó là cha Sanna (người Italia), cha Pires và cha Lima (người Bồ Đào Nha); chúa còn tin theo và thực thi "bốn biện pháp cai trị" của nhà sư Thích Đại Sán khi đến Đàng Trong năm 1695, nhằm đưa đất nước đi lên. Chúa Nguyễn Phúc Khoát trọng dụng tài năng của nhà toán học và thiên văn học Koffler; bên cạnh Koffler, Chúa còn trọng dụng bác sĩ Jean De Loureiro - nhà thiên văn học, nhà nghiên cứu sinh vật học. Loureiro đã đóng vai trò chính trị quan trọng trong việc dẫn dắt các cuộc thương thuyết với các công ty Đông Ấn Anh và Pháp. Có thể nói rằng, việc sử dụng người châu Âu làm việc trong triều đình dù với tính chất là bác sĩ chữa bệnh hay làm nghề dạy học đi nữa thì đây cũng là một sự kiện chính trị hoàn toàn mới mẻ, đánh dâu sự thay đổi về nhận thức tư tưởng của các chúa Nguyễn dưới thời phong kiến ở nước ta.

Trên phương diện chính trị, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài trong thế kỷ XVII không chỉ phản ánh cuộc xung đột tự thân của hai tập đoàn phong kiến Việt Nam, mà còn cho thấy sự can thiệp khá sâu sắc của các thế lực châu Âu hậu thuẫn. Trong một thời gian dài, người Bồ đứng về phía Đàng Trong, còn Hà Lan là liên minh của Đàng Ngoài.

Đi đôi với hoạt động giao thương là hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ - thương nhân phương Tây. Với sự truyền bá đạo Thiên Chúa, một mặt làm đa dạng đời sống tinh thần của cư dân xã hội Đàng Trong, mặt khác gây nên tính phức tạp trong đời sống chính trị bởi chính sách cấm đạo với lập trường không kiên định của các chúa Nguyễn, bởi sự xung khắc giữa cộng đồng cư dân theo đạo Thiên Chúa với cư dân theo tín ngưỡng truyền thông của dân tộc.

Về mặt xã hội, việc khuếch trương thương mại, khuyến khích sự phát triển giao lưu buôn bán giữa các vùng trong nước, cũng như buôn bán với các nước bên ngoài đã làm xuất hiện ở Đàng Trong một tầng lớp thương nhân người Việt đông đảo hơn nhiều

so với các thời kỳ trước đó. Họ là những tiểu thương, tiểu chủ, tầng lớp mãi biện, các chủ cửa hàng và gồm cả tầng lớp không chuyên như quan lại, thậm chí cả chúa Nguyễn. Thương nhân người Việt cùng với lực lượng người Hoa sống định cư chuyên làm nghề buôn bán là lực lượng chủ yếu điều khiển thị trường Đàng Trong thông qua các chính sách của chính quyên chúa Nguyên. Đây là một nét chuyên biên mới về mặt xã hội Đàng Trong dưới tác động của quá trình giao thương vào thế kỷ XVII-XVIII.

Sự du nhập văn minh phương Tây vào đời sông kinh tê, văn hóa và chính trị -xã hội Đàng Trong góp phần hình thành một tầng lớp trí thức mới. Tuy chưa đông đảo vào các thế kỷ XVII - XVIII, nhưng tầng lớp này ít nhiều có ảnh hưởng đối với tình hình chính trị, xã hội và văn hóa trên vùng đất này.

Sự phát triển của ngoại thương không chỉ góp phần mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết của giai cấp thống trị mà còn góp phần "mở cửa" các làng xã vốn đã bị đóng kín từ lâu. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại thường kéo theo nó là là sự phát triển của quan hệ tiền tệ, cũng do đó, tiền tệ ngày càng chi phối đời sống chính trị xã hội. Nền tảng đạo đức phong kiến bị phá vỡ. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng cao. Trong hàng ngũ giai cấp thống trị, quan lại đua nhau đục khoét nhân dân. Sự suy thoái của hệ tư tưởng phong kiến, sự sa đọa của hàng ngũ quan lại kéo theo sự cùng khô của nhân dân. Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc làm bùng lên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII.

Những chuyển biến mới về kinh tế lẫn chính trị - xã hội dưới tác động của chính sách kinh tế mở cửa có tác dụng đối với sự phát triển của nước ta nói chung và xã hội Đàng Trong nói riêng trong việc chuyển mình từ một xã thuần nông sang một xã hội mà kinh tế hàng hóa đóng vai trò quan trọng. Nhưng đáng tiếc, từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, những nhân tố khách quan thuận lợi không còn, thời huy hoàng của nền thương mại khu vực đã kết thúc. Hôm nữa, ở trong nước vẫn chưa có một nền tảng kinh tế phát triển tương ứng để tạo mảnh đất màu mỡ cho những nhân tố mới nảy sinh.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 121 - 126)