Giao thương với các nước Đông Bắ cÁ

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 61 - 76)

- Trong thủ công nghiệp

NƯỚC TRÊN THỂ GIỚ

2.2.1.1. Giao thương với các nước Đông Bắ cÁ

- Giao thương với Nhật Bản

Quan hệ buôn bán giữa hai nước Đại Việt và Nhật Bản vào nửa đầu thế kỷ XVII được lịch sử ghi đậm nét hơn nhiều so với các thời kỳ trước đó. Đến nay, tuy chúng ta chưa xác định được mốc thời gian bắt đầu, song có nhiều chứng cứ cho thấy cuối thế kỷ XVI, đã có mặt những thương nhân Nhật Bản buôn bán tại Hội An.

Đại Nam thực lục viết về năm 1572, có đoạn bình luận về công đức của Nguyễn

Hoàng: "Bây giờ chúa ở trấn hơn 10 năm, chỉnh sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang,

nhân dân yên cư lạc nghiệp, ...Thuyền buôn các nước đến nhiều" [189, tr.31]. Có thể

trong đó đã có thương thuyền Nhật Bản!

Về năm 1585, Đại Nam thực lục cũng cho biết: "Tướng giặc nước Tây Dương

hiệu là Hiển Quỷ (Đại Nam nhầm, bởi Hiển Quý là người Nhật Bản - NTH) đi 5 chiến

thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa (Nguyễn Hoàng) sai hoàng

tử thứ sáu lĩnh hơn 10 chiến thuyền, tiến thẳng đến cửa biển đánh tan 2 chiếc thuyền

giặc. Hiển Quý sợ chạy, Chúa cả mừng nói rằng: Con ta thật anh kiệt... Từ đó, giặc

biển im hơi” [189, tr.32].

Sử dụng các nguồn tư liệu Nhật Bản, Noel Peri đã chứng minh là vào năm 1583, có một số tàu thuyền Nhật đến khu vực Touron (Đà Nẵng). Peri cũng khẳng định, vào năm 1592, chủ thuyền buôn là Suetsugu và Funamoto đã dong thuyền từ Nhật Bản đến Hội An để buôn bán [38, tr.206].

Trong một lá thư Nguyễn Hoàng gửi cho Mạc Phủ Iêyasu đề ngày 5 tháng 5 Hoàng Định thứ 2 (1601) với nội dung thanh minh vụ việc thủy quân chúa Nguyễn đã tấn công vào tàu buôn của thương nhân Bạch Tần Hiển Quý vào tháng 4 năm 1599 là vì "quan Đại Đô Đương ở Thuận Hóa chẳng biết Hiển Quỷ là thương gia tốt nên đảnh

nhau với thuyên viên, (...). Lúc đó tôi ở Đông Kinh khi nghe tin tức này, rát lây làm

đảng tiếc" [38, tr.172]. Trong thư trả lời, Mạc phủ Iêyase viết: "Tôi đã nhận được thư

của Ngài và đọc nhiều lần (,..)Việc Ngài đã đổi xử dễ dãi với họ như thế thì, thể hiện

lòng từ ải sâu xa". Qua thư, Mạc phủ cũng thông báo cho chúa Nguyễn về việc sẽ cấp

Châu Ấn thuyền cho thương nhân Nhật Bản khi đến buôn bán tại Đàng Trong: "Thương thuyền của quốc gia chúng tôi, khi đến quỷ quốc đều mang theo văn thư có

áp dấu Châu Ấn. Đây là bằng chứng mà tôi đã công nhận là thương thuyền. Thương

Những nguồn tư liệu trên đây giúp chúng ta khẳng định rằng, việc thương nhân Nhật Bản đến buôn bán với Đàng Trong của Chúa Nguyễn đã diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XVI, ngay cả trước năm 1592. Và, sau năm 1601, để hợp pháp hóa việc mua bán với Đàng Trong, chính quyền Mạc phủ cấp Châu Ấn thuyền cho thương nhân Nhật đến đây. Nền thương mại Châu Ấn thuyền Nhật Bản thực sự có vị trí quan trọng trong nền thương mại Đàng Trong vào 4 thập niên đầu của thế kỷ XVII. Những nguồn tư liệu dưới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó:

Trong Sơ thảo về sự giao thiệp giữa Nhật Bản và Đông Dương vào những thế kỷ XVI và XVII, Peri cho biết, trong 13 năm (từ 1604 đến 1616), có 186 thuyền buôn Nhật đã được cấp Châu Ấn đến buôn bán ở các nước như sau:

Đàng Ngoài: 11 chiếc Đàng Trong: 42 chiếc Champa: 5 chiếc Campuchia: 25 chiếc Xiêm: 37 chiếc Philippine 34 chiếc

Nam Trung Quốc: 18 chiếc

Các nước khác (trong đó có Malaysia): 14 chiếc [218, tr.69].

Theo Iwao Seiichi, số thuyền Châu Ấn đến các nước Đông Nam Á (1604 -1635) được thống kê như sau:

Bảng 1: Số thuyền Châu Ấn của Nhật đến các nước Đông Nam Á (1604 - 1635)

Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) đã căn cứ vào bài khảo cứu của GS. Iwao Seiichi và cho biết, từ năm 1604 đến 1634, tổng số giấy phép chính quyền Nhật cấp

cho thương thuyền của họ là 331 tờ, trong số đó, 162 tờ phát cho các thuyền sang Đàng Ngoài, Đàng Trong và Cao Miên. Cụ thể như sau: [38, tr. 184]

Những số liệu mà nguồn tư liệu Chen Ching Ho cung cấp, cho phép chúng ta có thể nhận định: Nếu chỉ tính riêng tổng số thuyền Châu Ấn đến Đàng Ngoài, Đàng Trong và Cao Mên tò năm 1604 đến 1616, so sánh giữa các nguồn tư liệu trên, chúng cho ta những con số khập khiêng, không khớp nhau. Chẳng hạn, số Châu Ấn thuyền đến Đàng Trong theo nghiên cứu của Peri là 42 trong tổng số 78 chiếc (tức 53,8%); của Seiichi (bảng 1) là 42/66 (tóc 69,7%); của Chen Ching Ho là 49/ 83 (tức 59%).

Những tài liệu thống kê chưa đầy đủ, các tham số chưa được chứng minh là hoàn toàn chính xác, nhưng dù sao cũng cho chúng ta một ý niệm cụ thể về lưu lượng tàu Nhật đến Đàng Trong buôn bán là cao nhất so với tất cả các nước khác ở Đông Nam Á. Hội An nói riêng và Đàng Trong nói chung là địa điểm buôn bán lý tưởng, là địa chỉ phân bố "đến trù mật" của thương thuyền Nhật Bản trong mối tương quan trong khu vực. Sự phát triên của Hội An trong thập kỷ thứ hai, thứ ba của thê kỷ XVII CÓ thê là một ương những tác nhân đưa đèn sự giảm sút nên thương mại Chăm cũng như đối với các nước như Cao Mên, Xiêm, Luzon khi chỉ số Châu Ấn thuyền của Nhật Bản đến các vị trí đó giảm dần (xem bảng 1).

Những tài liệu trên chỉ mới phản ánh số thuyền chính thức được Mạc Phủ cấp giấy phép xuất dương, giúp ta có thể hình dung được phần nào mức độ nhộn nhịp của thời đại Châu Ấn thuyền tại Đàng Trong, cũng như ở những nơi mà thuyền Châu Ấn thường xuyên lui tới. Trên thực tế có nhiều tàu buôn không được cấp giấy phép vẫn đến buôn bán ở Đàng Trong. Ngay cả khi chính quyền Mạc Phủ ra lệnh tỏa quốc

(1635), thương thuyền Nhật Bản vẫn còn cập bến tại cảng thị Hội An (tuy giảm sút) và sự liên lạc giữa những nhà cầm quyền hai bên vẫn không phải đã chấm dứt hẳn. Nguồn tư liệu của Trần Kinh Hòa đã cho biết, thương nhân do chính quyền Đàng Trong phụ trách đã vượt biển đến buôn bán tại đất nước Nhật Bản xa xôi, như trường hợp của Lưu Vệ Quan và Huỳnh Tập Quan được Mạc Cửu phái sang Nhật Bản và đã được Mạc Phủ cấp giấy thương mãi năm 1728, 1729, hay các thuyền chủ Ngô Chiêu Viên và Lâm Thiện Trường do Mạc Thiên Tích phái sang Nagasaki để xúc tiến việc mậu dịch với Nhật Bản năm 1740, 1742 [54, tr.245]. Tuy không phải là phổ biến, song hiện tượng trên cho thấy những cố gắng của chúa Nguyễn nhằm duy trì quan hệ buôn bán giữa hai nước sau thời đại Châu Ấn thuyền.

Một lí do quan trọng để Đàng Trong chiếm lĩnh một số lượng lớn thương thuyền Nhật Bản vào nửa đầu thế kỷ XVII là vì tại đây, thương nhân Nhật có thể mua được những mặt hàng thiết yếu quan trọng, cũng như bán được những mặt hàng mà xã hội Đàng Trong có nhu cầu cao.

Hàng hóa Nhật Bản mua từ Đàng Trong: Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ tơ

lụa. Cho nên người Nhật tới Đàng Trong trước tiên là vì tơ lụa. Tơ lụa sản xuất tại Đàng Trong có sức hấp dẫn đối với thương nhân Nhật trong điều kiện quan hệ mua bán giữa hai nước Nhật và Trung Quốc bị hạn chế. Họ mua tơ ở Đàng Trong dễ dàng hơn ở nơi khác nhờ có lực lượng Nhật kiều sống tại phố Hội An là lực lượng đóng vai trò trung gian toong việc thu gom hàng hóa trước khi tàu thuyền của họ tới đây vào dịp gió mùa. Ngoài việc mua tơ sống của Đàng Trong, thương nhân Nhật Bản còn đến Hội An để mua tơ lụa do thương nhân Trung Hoa mang sang. Chứng kiến cảnh mua bán ở Hội An đầu thế kỷ XVII, giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Corvalho ghi lại: "Người ta

thấy thương nhãn Trung Quốc mang nhiều tơ lụa đến đó, và người Nhật lại mua hết

đem về nước" [9, tr.239].

Ngoài tơ lụa, thương nhân Nhật còn mua nhiều thứ hàng hóa khác tại Đàng Trong như satanh, roothout, đường, da cá mập, sittouw, tơ sống Quảng Nam, dừa, da đanh, hồ tiêu, hạt nhục đậu khấu, súng trâu, sáp ong, sicleed, paughsij trắng, pelingh (có thể là một loại lụa mịn), long não, gielem đỏ, ruzhen, gỗ trầm hương, sừng tê, gỗ

aguila, thủy ngân, quang dâu Cao Mên, coninex hockin (có thể là vải tơ), gấm thêu kim tuyến, nhung, thiếc,... [85, tr.l 17]. Các loại hàng hóa này có thể do thương nhân nước ngoài mang đến bán tại Đàng Trong và có những loại do Đàng Trong sản xuất.

Thu mua da đanh là một hoạt động được chú ý của thuyền Châu Ấn. Da đanh được sản xuất nhiều ở Xiêm. Thuyền buôn của Nhật kiều và Hoa kiều sống tại Hội An thường đến Xiêm mua để bán lại cho thương thuyền Nhật Bản cập bến tại Hội An. Theo Daghregister des comptoirs Nangasaque thì "hầu như mỗi ghe nhổ neo từ Quảng Nam trong các năm từ 1641 đến 1648 đều có chở da đanh sang Nhật Bản, có khi tới

8.800 tấm da trên mỗi ghe" [85, tr.98]. Nhu cầu của người Nhật đối với mặt hàng này

cao đến độ khi VOC ở Batavia muốn mua một khối lượng khá lớn tấm da đanh ở Xiêm nhưng họ cũng không thể kiếm nổi vì người Nhật và người Hoa từ Đàng Trong đến trước đó đã thu mua quá nhiều rồi.

Kỳ nam hương, loại tốt nhất do chúa độc quyền buôn bán. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn nhất số lượng kỳ nam của Đàng Trong. Vào năm 1618, một cân kỳ nam mua tại góc giá 5 ducat (mỗi ducat độ 5 hoặc 6 quan), đem về chợ giá lên tới 16 ducat và sang Nhật bán được 200 ducat, nếu là những phiến to có thể làm gối được thì có thể bán tới 3, 4 trăm quan mỗi cân [218, tr.159-160]. Điều này cho thấy, thương nhân Nhật sẽ thu được lãi lớn trong việc buôn bán kỳ nam. Chính vai trò "chuyển khẩu" của cảng thị Hội An cũng như những đặc sản quý hiếm của vùng đất này đã tạo nên sự hấp dẫn lớn đối với Châu Ấn thuyền. Hội An như một kho hàng của Đàng Trong và của cả khu vực. Lê Quý Đôn ghi lại điều đó trong Phủ biên tạp lục: "Thuyền từ Quảng Nam

về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được" [82, tr.234].

Hàng hóa người Nhật đem đến bán ở Đàng Trong: Trong danh sách các mặt

hàng nhập vào Đàng Trong, chúng ta thấy tiền kim loại Nhật (Eiraku) luôn nằm trong số các mặt hàng được ưa chuộng nhất. Việc chính quyền Nhật cấm lưu hành đồng tiền này vào năm 1608 nhằm thống nhất tiền tệ quốc gia là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dòng chảy loại tiền tệ này từ Nhật đến Đàng Trong thông qua giới thương nhân. Thương nhân Nhật mua nó với giá rẻ rồi đem bán với giá cao tao tại Đàng Trong kiếm

được lợi nhuận lớn. Đây cũng là một lý do lôi cuốn thương thuyền Nhật đến Đàng Trong với số lượng lớn trong những năm 1610 đến 1630.

Buôn bán vũ khí không phải là phổ biến, song đó là mặt hàng mà chúa Nguyễn cũng như chúa Trịnh độc quyền trao đổi với các nước bên ngoài. Trước và trong khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra, ngoài việc tăng cường quan hệ buôn bán với Nhật Bản, các chúa Nguyễn còn kỳ vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để chống Trịnh. Trong bức thư chúa Nguyễn gửi cho thương nhân Nhật Bản Chaya Shirojiro vào 1635, có đoạn viết: "Từ giờ về sau hễ bên đó có chuyến tàu nào đến Đường Ngoài là đất thù địch của nước tôi, xin chỉ cho mang đến bản những hàng lặt vặt thôi, tôi xin với các

viên chủ tàu cấm không cho chở diêm sinh, đồ dùng bằng đồng, đạn và súng" [218,

tr.100]. Nhưng điều ấy đã không diễn ra theo ý muốn của chúa, người Nhật đã thừa cơ hội chiến tranh để làm giàu bằng cách bán vũ khí cho cả hai bên.

Về thuế xuất nhập khẩu, nhìn vào biểu thuế do Lê Quý Đôn chép lại trong Phủ

biên tạp lục thì, thương thuyền từ Nhật Bản đến bị đánh thuế ở mức cao nhất trong số các nước trong khu vực đến Hội An (4400 quan nhập và xuất), tương đương mức thuế thuyền từ Ma Cao đến và đứng thứ hai sau thương thuyền từ phương Tây. Thực tế thì không phải như thế. Vũ Minh Giang dựa vào nghiên cứu của Iwao Seiichi cho biết: thuyền Châu Ấn Nhật Bản trung bình chở 5 tấn hàng trên mỗi chiếc, tàu Hà Lan là 2,5 tấn, tàu Trung Quốc là 1,1 tấn [38, tr.210]. Trong khi đó, tàu Hà Lan bị đánh thuế xuất và nhập là 8.800 quan, cao gấp 4 lần so với tàu Nhật Bản; tàu Trung Quốc (Quảng Đông) là 3.300 quan, cao gấp 3,4 lần so với tàu Nhật Bản. Từ đó, chúng ta có thể nhận định, nếu mức thuế đánh vào thuyền buôn nước ngoài đến Đàng Trong của chúa Nguyễn là dựa vào trọng lượng hàng hóa quyết định thì, chúa Nguyễn thực sự có chính sách ưu ái đối với Châu Ấn thuyền Nhật Bản - một bạn hàng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho họ. Sự ưu đãi về chế độ thuế má cũng như trên nhiều phương diện nói trên có tính chất kích thích việc buôn bán của người Nhật tại đất Đàng Trong.

Từ năm 1635 đến 1639, trước nguy cơ phương Tây đe dọa nền độc lập, chính quyền Mạc Phủ ban hành chính sách hạn chế ngoại thương mà về sau gọi là chính sách "đóng cửa" (tỏa quốc - Sakoku). Với chính sách này, quan hệ bang giao giữa Nhật Bản

với nước ta nói chung và Đàng Trong nói riêng bị cản trở. Đến năm 1695, khi Thomas Bowear của công ty Đông Ấn Hà Lan đến Hội An thì chỉ còn thấy 4, 5 ngôi nhà của người Nhật mà thôi. Vai trò thương mại của người Nhật ở Hội An được thay thế bằng vai trò ngày càng lớn của thương nhân Trung Quốc.

- Giao thương với Trung Quốc

Người Trung Quốc đến buôn bán với nước ta từ rất xa xưa. Đến cuối thế kỷ XVI, khi miền đất Thuận Quảng dưới quyền cai quản của họ Nguyễn từng bước được ổn định, vị trí Hội An được chọn làm địa điểm thông thương với việc xây dựng các bến nghỉ và nơi đậu tàu dọc theo bờ biển cho tàu thuyền nước ngoài đến đây buôn bán. Thương thuyền Nhật Bản và Trung Quốc là những thương thuyền ngoại quốc đến đây sớm nhất.

Năm 1567, nhà Minh nới lỏng chính sách ngoại thương, cấp giấy phép cho người Hoa được vượt biển buôn bán với các nước bên ngoài, nhưng vẫn hạn chế quan hệ buôn bán với Nhật Bản. Có thể sự kiện này cùng với việc Nhật Bản cấp Châu Ấn cho thuyền buôn của họ xuất dương (1592) sẽ mở đầu cho thời kỳ buôn bán thịnh đạt của người Trung Quốc tại Việt Nam, ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong.

Hàng năm, nhiều thương thuyền người Hoa nhất là người Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam cập bến tại Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn của Đàng Trong. Đáng tiếc, hiện chúng ta chưa có những nguồn tư liệu cụ thể về việc buôn bán của thương khách Hoa tại Đàng Trong ở giai đoạn cuối thế kỷ XVI và 3 thập kỷ đầu của thế kỷ XVII, một tư liệu cho biết vào năm 1631, có 5 thuyền của người Hoa rời bến Trung Quốc đi Batavia, 5 chiếc khác đến Đàng Trong, 5 chiếc đến Cao Mên, 2 chiếc đi Patani, 2 chiếc đến Xiêm và 1 chiếc đến Singgora (Songkhla) [85, tr.99-100].

Cũng như người Nhật Bản, người Hoa không chỉ theo thuyền buôn đến buôn bán mà còn mở phố xá, cửa hàng và một số thương nhân lưu trú lâu dài trên đất Đàng Trong. Tại Hội An, được sự chấp thuận của các chúa Nguyễn, họ lập nên khu phố người Hoa bên cạnh phố người Nhật Bản. Vào năm 1618, Bom đến đây đã thấy ở Hội An đã mọc lên hai phố của người ngoại quốc rồi. Người Hoa sinh sống ở Hội An được hưởng qui chế "tự trị", tự bầu "trưởng khu" đứng đầu và sống theo những luật lệ của

họ. Năm 1750, khi Poivre đến Hội An, thì "Ở Hội An có đến 6000 Hoa kiều mà phần lớn là lái buôn giàu có, vừa mua bán hàng hoá, vừa làm môi giới cho khách phương

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 61 - 76)