Giao thương với Hà Lan

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 84 - 90)

- Giao thương với các nước Đông Na mÁ khác

2.2.2.2. Giao thương với Hà Lan

Sau người Bồ Đào Nha, người Hà Lan đã đến nước ta. Ngay từ năm 1601, thương thuyền của họ đã đến vùng biển Champa. Cùng năm này, hai tàu Leiden và Harlem được phái đến đặt quan hệ buôn bán với Đàng Trong và được chúa Nguyễn đón tiếp. Tuy nhiên, toong việc giao thương giữa Hà Lan với Đàng Trong ngay từ đầu

đã gặp phải một số trở ngại. Mặc dù chúa Nguyễn rất mong muốn Hà Lan đặt quan hệ buôn bán lâu dài ở đây và mặc dù chúa Nguyễn đã bất chấp lời đề nghị của thương nhân Bồ Đào Nha là không nên cho người Hà Lan vào Đàng Trong buôn bán, nhưng việc buôn bán của người Hà Lan ở Đàng Trong cũng không được suôn sẻ. Chẳng hạn, lúc mới đến đây, có lần trong khi đang chờ đợi để thỏa thuận giá cả hồ tiêu, thì họ nghe tin đồn rằng, chúa Nguyễn đang chuẩn bị ám sát người Hà Lan, nên vội vàng cướp bóc, đốt phá trên đường thoát chạy ra biển [192, tr.30].

Để hoạt động mậu dịch hàng hải đạt hiệu quả cao, năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan (viết tắt là VOC) được thành lập trên cơ sở một số công ty tư nhân được ra đời trước đó. Năm 1605, các thương nhân của VOC đã đặt chân lên các cửa khẩu quan trọng của vùng Đông Nam Á, và lập được thương điếm trong quần đảo Nam Dương (Indonesia). Trung tâm hoạt động của họ là Batavia (Jakacta ngày nay) - một hải cảng lớn ở Nam Dương, VOC cũng thiết lập được thương điếm ở Harido - Nhật Bản từ 1609, nhưng cán cân thương mại của người Hà Lan ở khu vực Viễn Đông vẫn rất thấp do không được trực tiếp buôn bán với Trung Quốc. Tàu của Công ty phải ghé các hải cảng Đông Nam Á để thu mua các sản phẩm tơ lụa của Trung Quốc mà người Hoa mang tới. Các hải cảng của Việt Nam cũng nằm trong tầm ngắm của Công ty.

Trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XVII, thương cảng Hội An được VOC đánh giá là vị trí chiến lược để thu mua tơ lụa Trang Quốc. Trong các năm 1613 đến 1617, Công ty cho bốn thương thuyền từ Harido đến buôn bán, nhưng không thu kết quả đáng kể. Tệ hơn nữa, trong chuyến đi năm 1614, người của họ đã bị thiệt mạng.

Năm 1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi thư mời Công ty đóng tại Batavia đến Đàng Trong thông thương, tuy nhiên lúc đó, VOC đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, số vốn không được huy động [192, tr.33]. Cũng năm đó, hai chiếc tàu của Hà Lan từ Nhật Bản vê, có rẽ vào Hội An. Với tâm lý lo sợ bị giêt, các thủy thủ chạy thẳng về Batavia [79, tr.40]. Năm sau, một chiếc tàu của Công ty đến Hội An, nhưng buôn bán không cỏ kết quả, trên đường sang Nhật bị một đoàn tàu 5 chiếc của người Bồ đánh đắm gần Formosa (Đài Loan). Năm 1624, chúa Nguyễn lại gửi thư và quà tặng cho Toàn quyền Hà Lan ở Nam Dương để mời họ đến buôn bán với xứ Đàng

Trong [14, tr. 80]. Nhưng cũng như những nỗ lực trước đó nhằm đẩy mạnh quan hệ buôn bán giữa hai bên đều không có hiệu quả. Vào năm này, VOC thiết lập được thương điếm tại Đài Loan, Đàng Trong không còn được VOCchú trọng nữa.

Sau một thời gian thương điếm Hà Lan tại Đài Loan thành lập, hoạt động buôn bán của họ với người Trung Quốc vẫn không có hiệu quả, đặc biệt là việc thu mua tơ lụa. Thương nhân Hà Lan lại cần đến thị trường tơ lụa Đàng Trong.

Năm 1632, một chiếc tàu buôn Hà Lan sau khi cướp hàng của một chiếc tàu Bồ Đào Nha thì bị giạt vào bờ biển Trung Kỳ, tàu đó bị cướp phá, nhưng các thủy thủ được cứu thoát [79, tr.42]. Năm sau (1633), một chiếc tàu Hà Lan Gootebroek bị đắm gần đảo Faracel (Hoang Sa), thủy thủ bị bắt giam, khoản tiền 23.580 real bị tịch thu [192, tr.33]. Cũng vào năm này, một số tàu của VOC được phái đến Đàng Trong, trong đó, có hai chiếc tàu của họ từ Batavia chở bạc nén đến Hội An buôn bán. Họ định mua vàng và tơ, đồng thời xin bồi thường thiệt hại của người Hà Lan vào năm 1613 và 1632. Nhưng vì tàu tới chậm, hàng hóa bị thương nhân các nước khác mua hết. Hai thương nhân Hà Lan được chúa Nguyễn cho phép ở lại Hội An và được một thương nhân Nhật là Domingos giúp đỡ, họ mở được cửa hàng với số vốn không lớn tại Hội An [14, tr. 180],[79:42].

Những cố gắng trong quan hệ thương mại giữa Đàng Trong và Hà Lan trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XVII không mang lại kết quả như hai bên mong muốn. Tổng két chính sách giao thương và hoạt động buôn bán Đông Dương, w. J. M. Buch đã vạch rõ rằng, cho đến năm 1633, VOC vẫn chưa có chiến lược làm ăn buôn bán với An Nam, không có phương châm chắc chắn, thiếu tương lai [38, tr.227].

Quan hệ của VOC với Đàng Trong từ sau năm 1633 được cải thiện hơn. Trong các năm từ 1633 đến 1637, số lượng tàu thuyền cập bến Đàng Trong tăng lên, trung bình mỗi năm có hai chiếc tàu Hà Lan từ Firando đến Hội An, song tình hình buôn bán của VOC xem ra không mấy thuận tiện, lãi suất thấp (khoảng 28%) do hàng hóa Trung Quốc đưa vào đây ít, giá cao, kèm theo sự cạnh tranh cao của người Nhật sinh sống tại Hội An. Họ thường mua không được số lượng tơ như dự định.

Năm 1636, hai chiếc tàu Warmont và Grol từ Nhật đến Hội An được chúa Nguyễn tiếp đãi tử tế. Người của Công ty Đông Ấn Hà Lan là Duijcker đến gặp chúa Thượng ở Thuận Hóa để xin lại khoản tiền thu giữ của tàu Grootebroek bị đắm năm 1633. Chúa trả lời rằng, việc ấy diễn ra vào thời quan trấn thủ trước, không thể giải quyết được. Để tạo thuận lợi cho VOC khi đến Đàng Trong, chúa Thượng cho phép người Hà Lan được tự do buôn bán, khỏi nạp thuế. Duijcker bằng lòng.

Chính sách tỏa quốc của Nhật Bản được ban hành làm cho việc buôn bán của người Nhật tại Hội An bị giảm sút. Lúc này người Bồ cũng bị suy yếu. Tình hình này có lợi cho việc buôn bán của VOC tại Đàng Trong. Trong công văn gửi Toàn quyền Antonio van Diemen và Hội đồng Đông Ấn của VOC ở Batavia có thông báo: "Việc

nhà cầm quyền Nhật Bản thi hành lệnh cấm thần dân xuất dương buôn bán tạo điều

kiện để chúng ta thế chân mạng lưới buôn bản của người Nhật tại Đàng Trong, Đàng

Ngoài và Champa" [194, tr.10]. Trong năm này, VOC phái ba chiếc tàu với 300 lính

đến Đàng Trong với mục đích điều tra tình hình và triển vọng buôn bán với Đàng Ngoài, mở lại quan hệ thông thương với Đàng Trong, tiếp tục đòi bồi thường 23.580 real Đàng Trong thu giữ từ năm 1633, trong trường hợp bị từ chối sẽ gây chiến tranh. Chúa Thượng lúc này cũng muốn thông qua buôn bán để tranh thủ Hà Lan trong cuộc chiến với Trịnh, nên cho phép họ mở thương điếm ở Hội An để bù vào khoản bồi thường chúa từ chối trả. Việc này cũng không làm cho Batavia hài lòng trong khi hoạt động buôn bán của họ không mang lại lợi nhuận như họ mong đợi [192, tr.34].

Trong quá trình buôn bán với Đàng Trong, người Hà Lan thường mang hàng hóa phương Tây hoặc một số mặt hàng mua tại Nhật hay Batavia đến Hội An. VOCtỏ ra rát nhạy bén khi nghiên cứu thị trường khu vực. Nhu câu cao vê tiên tệ của Đàng Trong và việc câm lưu hành đông tiên Eiraku của người Nhật là cơ hội mà Công ty chớp lấy và tham gia tích cực vào việc buôn bán loại tiền này, cao điểm là vào những năm 1633 - 1637. Bảng 3 sau đây cho thây các con sô và loại tiên kim loại mua được của các thương gia Nhật tính theo xâu (quan) 1.000 đồng trên nguyên tắc (trong thực tế thiếu 4%; chỉ có 960 đồng).

bị chính quyền Mạc Phủ cấm buôn bán ở ngoại quốc. Giá mua ở Nhật là không quá một lạng một xâu (quan) tiền đồng Nhật Bản nhưng họ đã bán tại Đàng Trong với giá 10,56 lạng một xâu. Người Hà Lan cho răng, đây là món hàng có lời nhát tại Đàng Trong. Ở thời điểm này, có lẽ Hà Lan bị Đàng Trong hấp dẫn bởi đây là thị trường tiêu thụ món hàng đặc biệt này.

Năm 1637, tàu buôn Le Grol tới Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Lan ủy nhiệm đem thư và quà tặng cho Toàn quyền ở Batavia [218, tr.217]. Nhưng quan hệ buôn bán với VOC biến chuyển xấu hơn. Do không xâm nhập được thị trường Đàng Trong, từ năm 1636, VOC đã thăm dò tình hình thương mại Đàng Ngoài. Họ được biết ở đây hàng năm sản suất lượng tơ vàng khá lớn, giá cả lại rẻ hơn. Sau chuyến đi của Grol đến Đàng Ngoài vào đầu năm 1637, công ty Đông Ấn Hà Lan chú trọng đến việc buôn bán ở Đàng Ngoài. Chúa Trịnh tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Lan buôn bán, ngược lại Hà Lan hứa giúp Trịnh đánh Nguyễn. Năm 1638, VOC quyết định cắt đứt quan hệ thương mại với Đàng Trong, bỏ rơi thương điếm mới mở. Từ thời điểm này cho đến

năm 1651 (năm ký điều ước), quan hệ giữa hai bên chúa Nguyễn và Hà Lan rơi vào trạng thái thù địch và chiến tranh.

Năm 1641, khi biết được sự hợp tác giữa chúa Trịnh với Hà Lan để chống đối mình, chúa Nguyễn đã không tuân theo hứa hẹn trước đó, đánh thuế vào tàu buôn Hà Lan, bắt giam những người trên hai chiếc tàu bị bão đánh giạt vào đảo Poulo Chàm gần Hội An. Trước tình hình ấy, Hà Lan đóng các cửa hiệu buôn của họ ở Hội An (mở từ năm 1633), tình hình càng trở nên phức tạp.

Năm 1642, chúa Nguyễn thả các thủy thủ của hai chiếc tàu Hà Lan bị bắt giữ. Trong 82 thủy thủ của người Hà Lan đã bị người Bồ trên tàu biển giết chết một số, một số bị vua Chiêm Thành bắt làm nô lệ. Công ty VOC không biết rõ điều đó, tưởng chúa Nguyễn sai giết nên cử phái viên thuyền trưởng Vanh Liesvelt đem tàu đến đánh tàu chúa Nguyễn. Nhưng Hà Lan bị thua, Vanh Liesvelt bị tử trận. Để trả thù, người Hà Lan đem quân đổ bộ lên Đà Năng, bắn giết một số dân thường, rồi xuống tàu chạy ra Đàng Ngoài. Từ đó, Hà Lan công khai giúp Đàng Ngoài đánh Đàng Trong [14, tr.181], [80, tr.46],. Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vào năm 1643, Hà Lan sử dụng tàu chiến giúp Trịnh đánh mặt đường thủy, nhưng Hà Lan bị thất bại tại sông Gianh, cửa Hoàn Hải do sự phối hợp quân Trịnh với quân Hà Lan không được tốt. Năm 1644, chiến tranh tạm ngưng nhưng quan hệ giữa Hà Lan với chúa Trịnh trở nên gay gắt, lúc này VOCmuốn quay trở lại buôn bán với Đàng Trong.

Để thiết lập lại quan hệ buôn bán với Đàng Trong, năm 1651, Toàn quyền Hà Lan ở Batavia cử Verstgen đi sứ sang thương nghị với chúa Nguyễn. Lúc này Nguyễn Phúc Tần lên ngôi chúa, muốn giao hảo với phương Tây nên đã ký hòa ước thương mại với Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho họ trở lại buôn bán.

Tuy hiệp ước được ký kết, nhưng diễn biến trong quan hệ hai bên không được tốt. Verstgen ký thương ước với chúa Nguyễn xong thì bị buộc vào tội chở trong tàu các sứ thần của chúa Trịnh phái sang Batavia. Vì vậy 5 người mà Verstgen để lại ở Hội An bị bắt giam [80, tr.47]. Từ đó, tàu Hà Lan không đến buôn bán nữa.

Gần một thế kỷ sau, năm 1754, chúa Nguyễn Phúc Khoát mở rộng quan hệ giao dịch với Hà Lan và nhiều nước khác. Một số tàu Hà Lan đến Hội An buôn bán. Chúa

Nguyễn đặt hàng cho thương nhân Hà Lan đúc tiền. Nhưng lúc này sự cạnh tranh của người Bồ khá gay gắt, lại thêm những chuyến hàng tiền kẽm chúa đặt mua, đọng nợ lại. Chúa cho rằng, tiền kẽm do chúa đặt lái Hà Lan đúc, lái Hà Lan lại đem bán cả cho dân, như vậy là trái phép. Năm 1758, Hà Lan quyết định chấm dứt buôn bán với Đàng Trong.

Một phần của tài liệu giao thương đàng trong với các nước trên thế giới thế kỷ xvii xviii (Trang 84 - 90)